Truy cập mở (tiếng Anh Open Access) là cơ chế theo đó các kết quả nghiên cứu được phân phối trực tuyến, miễn phí và không có các rào cản khác, với việc bổ sung giấy phép mở loại bỏ hầu hết các hạn chế về sử dụng và tái sử dụng.
Mô tả: Trọng tâm của truy cập mở là tài liệu nghiên cứu được bình duyệt, chủ yếu là các tạp chí học thuật phát hành in ấn. Các tạp chí thông thường, vốn không phải là truy cập mở, bao gồm (i) chi phí xuất bản thông qua các phí truy cập; (ii) giấy phép trang web; (iii) phí trả cho lượt xem. truy cập mở có thể được áp dụng cho tất cả các hình thức sả̉n phẩm nghiên cứu được công bố (i) các bài báo tập san học thuật có hoặc không có bình duyệt; (ii) kỉ yếu hội nghị; (iii) luận án, luận văn, tài liệu chuyên khảo.
Thể hiện của truy cập mở[sửa]
- OAD: là bách khoa toàn thư truy cập mở, dựa trên wiki, cập nhật cộng đồng của các truy cập thực. Nó do Trường Thư viện và Khoa học Thông tin Simmons, Hoa Kỳ, xuất bản;
- OATP: Dự án theo dõi truy cập mở, một dự án gắn thẻ, cho biết thông tin thời gian thực về các phát triển truy cập mở mới và tổ chức kiến thức về lĩnh vực này;
- GOAP: Cổng thông tin truy cập mở toàn cầu của UNESCO, cung cấp trạng thái truy cập mở cho thông tin khoa học trên toàn thế giới.
Ích lợi[sửa]
Truy cập mở giúp cho các xuất bản phẩm nghiên cứu sử dụng mà không mất phí, cho phép bất kỳ ai cũng có thể hưởng lợi từ việc đọc và sử dụng nghiên cứu. truy cập mở có thể là nhiều hơn so với việc làm cho các kết quả nghiên cứu sẵn sàng để được đọc, nhưng cũng cho phép những người khác sử dụng lại kết quả nghiên cứu đó. Với ý nghĩa đó, ngày càng có nhiều dữ liệu/kết quả nghiên cứu và các cuốn sách được dùng như truy cập mở. truy cập mở là một phần của việc mở rộng lớn hơn, để khuyến khích trao đổi tự do tri thức, mở rộng truy cập các tài nguyên và khuyến khích sáng tạo. Các loại truy cập mở khác nhau hiện được mô tả phổ biến bằng cách sử dụng một hệ thống màu. Các tên phổ biến nhất được công nhận là truy cập mở “xanh”, “vàng” và “lai”; tuy nhiên, một số mô hình khác và các thuật ngữ thay thế cũng được sử dụng.
- Truy cập mở vàng. Trong mô hình truy cập mở vàng, nhà xuất bản cung cấp miễn phí tất cả các bài báo và nội dung liên quan trên trang web của tạp chí, thường bằng cách yêu cầu tác giả thay vì người đọc chịu chi phí xuất bản;
- Truy cập mở xanh. Các tác giả được phép theo truy cập mở xanh theo cách tự lưu công trình. Không phụ thuộc vào việc xuất bản bởi nhà xuất bản, tác giả cũng đăng tác phẩm lên trang web do tác giả, tổ chức nghiên cứu tài trợ hoặc lưu trữ tác phẩm hoặc đến kho lưu trữ mở trung tâm độc lập, nơi mọi người có thể tải xuống tác phẩm mà không phải trả tiền;
- Truy cập mở lai. Các tạp chí truy cập mở lai chứa hỗn hợp các bài báo truy cập mở và các bài báo không cho phép truy cập mở;
- Truy cập mở đồng. Các bài viết truy cập mở bằng đồng được đọc miễn phí trên trang của nhà xuất bản, nhưng thiếu giấy phép nhận dạng rõ ràng. Những bài viết như vậy có thể không có sẵn để tái sử dụng;
- Truy cập mở kim cương/bạch kim. Các tạp chí xuất bản truy cập mở mà không tính phí xử lý bài viết của tác giả đôi khi được gọi là truy cập mở kim cương hoặc bạch kim;
- Truy cập mở đen. Sự phát triển của sao chép kỹ thuật số trái phép và các hành vi vi phạm bản quyền quy mô lớn đã tạo nên truy cập miễn phí vào tài liệu được trả tiền.
Lịch sử hình thành[sửa]
Các nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện để điều tra mức độ truy cập mở. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 cho thấy khoảng 20% tổng số bài báo đánh giá ngang hàng được xuất bản năm 2008 có thể được tìm thấy công khai. Một nghiên cứu khác vào năm 2010 cho thấy 7,9% tất cả các tạp chí học thuật có yếu tố tác động là các tạp chí truy cập mở vàng và cho thấy sự phân phối rộng rãi các tạp chí truy cập mở vàng trong các ngành học. Trong năm 2009, có khoảng 4.800 tạp chí truy cập mở đang hoạt động, xuất bản khoảng 190.000 bài báo. Tính đến tháng 2 năm 2019, hơn 12.500 tạp chí truy cập mở được liệt kê trong Danh mục tạp chí truy cập mở.
Sự xuất hiện của khoa học mở hoặc nghiên cứu mở đem lại không ít lợi ích cho sự phát triển tự do học thuật, tuy nhiên nó cũng đặt ra không ít những chủ đề gây tranh cãi và tranh luận sôi nổi.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Britannica, Britannica Concise Encyclopedia, Ed. Encyclopedia Britannica, 2006
- Poynder, Richard (2009). "The Open Access Interviews: Hélène Bosc" (PDF). Archived (PDF) from the original on 23 October 2013.
- Kunle Ola, Fundamentals of Open Access, European Intellectual Property Review 36(2):112-123, DOI: 10.2139/ssrn.2382571, 2014