Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Tài nguyên địa chất

Tài nguyên địa chất là các dạng vật chất hình thành do quá trình địa chất, tồn tại trong hoặc trên lớp vỏ Trái đất mà con người có thể khai thác, sử dụng. Cụ thể hơn, tài nguyên địa chất bất kỳ phần tử rắn, khí, lỏng nào nằm trong hoặc trên bề mặt Trái đất với hàm lượng/trữ lượng tối ưu để khai thác. Như vậy, tài nguyên địa chất bao gồm khoáng sản rắn, nước mặt và nước ngầm, dầu khí, di sản địa chất,... Tài nguyên địa chất là một phần quan trọng của tài nguyên Trái đất - là vật liệu do Trái đất cung cấp và con người có thể sử dụng để tạo ra các sản phẩm phức tạp hơn (do con người tạo ra). Theo một cách giải thích đơn giản hơn, tài nguyên địa chất còn được gọi là tài nguyên thiên nhiên - những nguyên liệu thô hữu ích được lấy từ Trái đất.

Định nghĩa truyền thống của thuật ngữ tài nguyên địa chất loại trừ tất cả các yếu tố hoặc quá trình của môi trường vật chất không mang lại tiềm năng kinh tế. Cũng vì thế, tài nguyên địa văn hóa không được đưa vào khái niệm tài nguyên địa chất như cách hiểu hiện nay và các yếu tố địa chất có giá trị khoa học, cảnh quan hoặc di sản phải được coi là tài nguyên địa chất.

Kể từ thời xa xưa, các nguồn tài nguyên mà thạch quyển cung cấp đã đóng một vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế và xã hội của nhân loại. Hầu như mọi yếu tố có mặt trong môi trường đều có nguồn gốc từ tài nguyên địa chất, và trên thực tế, việc khai thác chúng hiện nay có ý nghĩa sống còn đối với con người. Vì thế, người ta hướng tới việc phân loại tài nguyên địa chất trên cơ sở nhận thức hiện đại.

Cách đây không lâu, kiến thức về địa chất chủ yếu dựa trên lịch sử địa chất của Trái đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nó, những thành phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Điều đáng chú ý là bất kỳ yếu tố nào có mặt trong môi trường đều có nguồn gốc từ vật liệu địa chất (vd., nhiên liệu cho xe cộ và phương tiện giao thông,...). Do đó, xã hội loài người phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên địa chất vì chúng tạo điều kiện cho sự tồn tại của con người và sự tiến hóa của chính hành tinh. Thực tế này đã dẫn đến việc phân loại tài nguyên địa chất theo đặc điểm truyền thống dựa trên các tiêu chí kinh tế thuần túy. Mặt khác, tài nguyên địa chất được chia thành nhiều loại khác nhau theo đặc điểm, tính chất và nguồn gốc mà không tính đến khả năng sử dụng và sinh lời của chúng.

Có nhiều cách phân loại tài nguyên địa chất khác nhau. Vd., theo truyền thống, tài nguyên khoáng được chia ra thành: vật liệu công nghiệp hoặc phi kim loại, kim loại, vật liệu năng lượng, đá và đá quý,... Phân loại này có hiệu lực trong những năm 70, 80 và 90 của thế kỷ trước, và nó đã được cập nhật với những sửa đổi do các chính phủ hoặc các tổ chức khoa học và kỹ thuật của mỗi quốc gia đưa ra. Một số quốc gia có cách phân loại riêng, vd. như Chính phủ Tây Ban Nha thành lập các nhóm giống như các nhóm được mô tả trong Luật Mỏ của quốc gia này, bao gồm:

  • tài nguyên A: đá
  • ti nguyên B: nước ngầm, nước khai thác - dược liệu, nước nóng
  • tài nguyên C: khoáng sản
  • tài nguyên D: vật liệu năng lượng.

Hiện nay, nhiều tác giả sử dụng thuật ngữ tài nguyên địa văn hóa khi đề cập đến các yếu tố địa chất đóng góp vào giá trị khoa học và giáo học cao.

Tài nguyên địa chất còn được phân chia dựa theo đặc điểm vật lý (vật chất) và nguồn gốc thành các nhóm khác nhau như kiến tạo, núi lửa, địa tầng, địa mạo và khoáng sản. Cách phân loại tài nguyên địa chất có tính đến yếu tố địa văn hóa, xem xét tiềm năng và cách sử dụng chúng được cấu trúc thành hai nhóm chính: tài nguyên địa chất có thể khai thác và không thể khai thác. Nhóm không thể khai thác bao gồm những mỏm đá, yếu tố hoặc quá trình địa chất thể hiện giá trị văn hóa, khoa học, giáo dục, tôn giáo hoặc giải trí. Nhóm tài nguyên có thể khai thác bao gồm bất kỳ phần tử rắn, khí hoặc lỏng nào nằm trong hoặc trên vỏ Trái đất ở hàm lượng tối ưu cho việc khai thác có hiệu quả kinh tế. Các tài nguyên có giá trị khoa học, văn hóa, truyền thống hoặc giáo dục không giới hạn được đưa vào phân loại các tài nguyên có giá trị kinh tế.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. C. C. Iwuji, O. C. Okeke, B. C. Ezenwoke, C. C. Amadi, H. Nwachukwu, Earth Resources Exploitation and Sustainable Development: Geological and Engineering Perspectives. Engineering, Vol.08 No.01, Article ID: 62916, 13p, 2016. 10.4236/eng.2016.81003.
  2. Josep M. Mata-Perelló, Roger Mata-lleonart, Carla Vintró-Sánchez, A New Classification of Geological RResources, Dyna rev.fac.nac.minas Medellín Dec., 78, 170, 2011.
  3. Thông tư quy định nội dung công tác điều tra, đánh giá di sản địa chất, công viên địa chất', số: 50/2017/TT-BTNMT.