SẢN PHẨM TRUYỀN HÌNH (tiếng Anh Video Production, Broadcasting Production) là sản phẩm video (gameshow, phim truyện, ca nhạc, v.v.) được phát sóng trực tiếp hoặc phát lại thông qua các kênh truyền thông (tv, youtube, mạng xã hội, hoặc phần mềm video trực tuyến). Sự khác biệt giữa khái niệm sản phẩm video và sản phẩm truyền hình ngày càng mờ nhạt. Hầu hết các sản phẩm video được hiểu là những sản phẩm độc lập và có liên quan ít tới các chương trình phát sóng. Sản phẩm video thường được phân phối qua DVD hoặc trực tuyến. Mặc dù các sản phẩm video thường được thực hiện với mức ngân sách thấp, nhưng những sản phẩm đó không có nghĩa sẽ tiếp cận ít tới người xem. Một những ví dụ đơn giản như trên YouTube, cho thấy rằng hàng triệu người đang xem các sản phẩm video mỗi ngày.
Tiêu chuẩn yêu cầu[sửa]
Đối với các sản phẩm truyền hình, thường được trình chiếu cho công chúng khán giả bằng cách phát sóng hoặc truyền tải cáp, hoặc trực tiếp trên mạng (đồng thời trong khi thực hiện ghi hình) hoặc ghi lại bản ghi (sản phẩm video được chỉnh sửa cẩn thận sau khi hoàn thiện ghi hình). Truyền hình được yêu cầu phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, sản phẩm truyền hình có thể được coi là một loại hình sản xuất video một lần, và chúng được phân phối theo phương thức không phát sóng (DVD, Internet, v.v.). Với video chất lượng cao của ngày nay, người tiêu dùng và các thiết bị liên quan, sản phẩm video có thể được thực hiện với các thiết bị khác nhau, từ đó đáp ứng nhiều tiêu chuẩn phát sóng chuyên nghiệp và tinh vi, đồng thời có thể sản xuất các sản phẩm với chi phí thấp.
Đối với sản phẩm truyền hình, người thực hiện phải nắm rõ kiến thức và sử dụng tốt các thiết bị liên quan. Hầu hết, các thiết bị ghi hình hiện nay đều có thể giúp người dung sản xuất ra những sản phẩm video đơn giản gồm: hình ảnh đẹp và âm thanh tốt. Tuy nhiên, người dùng không đơn giản chỉ cầm máy quay lên và bấm ghi hình, sản phẩm video tốt yêu cầu nhiều hơn thế, người dùng cần hiểu những quy tắc cơ bản, vd.:
- Hiểu biết và sử dụng thành thạo các chức năng và thao tác của thiết bị, tận dụng dụng được tối đa khả năng của thiết bị với các hiệu ứng và kỹ thuật khác nhau.
- Hiểu biết và phối hợp nhiều thiết bị một cách hiệu quả, để sản xuất ra sản phẩm chất lượng tối ưu nhất của thiết bị.
- Hiểu được cách kiểm soát ý tưởng và lên phương án thực hiện ý tưởng. Từ đó, có thể chuẩn bị và đưa ra kế hoạch hoạch lựa chọn thiết bị.
Các câu hỏi mà người dùng cần phải đặt ra trước khi thực hiện: Thiết bị này sử dụng vào công việc gì? Khả năng của thiết bị như thế nào? Những hạn chế của thiết bị là gì? Các phím chức năng của thiết bị được sắp đặt ở đâu? Làm cách nào để điều hướng các phím chức năng? Nếu sử dụng nhầm các phím điều hướng, có thể xảy ra những lỗi gì?
Để có được một sản phẩm truyền hình tốt, các đạo diễn nên suy nghĩ rất nhiều về việc sản xuất và khán giả, họ cần giải quyết các câu hỏi cơ bản như sau:
- Mục đích chính của chương trình là gì? Nó là để giải trí, thích thú, kích thích hay gây tò mò? Chương trình có giáo dục không? Có phải các phương pháp cụ thể đang bị hạn chế, chẳng hạn như chỉ ra cách chế tạo hoặc sửa chữa thứ gì đó không? Mục tiêu có phải là thuyết phục khán giả, ví dụ: ghé thăm một địa điểm cụ thể hoặc mua hàng không? Hay là mục đích để cảnh báo họ không nên làm như vậy?
- Chương trình được thực hiện cho ai? Đối tượng dự kiến là một cá nhân hay một nhóm? Tuổi của họ là bao nhiêu? Phương pháp sản xuất nào hiệu quả nhất cho nhóm mục tiêu? Nó dành cho công chúng hay cho những khán giả chuyên biệt?
- Việc sản xuất sẽ được xem như thế nào? Quá trình sản xuất sẽ được xem trực tuyến hay trên màn hình lớn? Nó sẽ xuất hiện trên truyền hình thương mại hay trên một kênh cáp thích hợp? Nó có được nhắm mục tiêu đến khách hàng tiềm năng trong một cửa hàng (chẳng hạn như màn hình quảng cáo), để giao hàng cho một nhóm học sinh tại trường học hay cho một hội nghị chuyên đề của công ty không?
Phân loại[sửa]
Một số thể loại sản phẩm video và đặc tính:
- Video truyền tải (Video Medium)
o Là một trong những sản phẩm video thông dụng được ghi hình bằng loại máy quay truyền hình, cung cấp những hình ảnh ổn định với đầy đủ dải mầu.
o Máy quay có thể được điều khiển từ xa hoặc tự động ghi hình.
o Những hình ảnh video được ghi lại từ nhiều nguồn có thể được kết hợp hoặc phân tách tùy theo nhu cầu chính sửa.
o Những hình ghi được cũng có thể được cải thiện thông qua chỉnh sửa độ nết, tông màu, v.v.
- Video trình chiếu (Video Presentation)
o Đây là sản phẩm video có thể trình chiếu thông qua màn hình từ loại nhỏ như bàn tay hoặc có thể rất to.
o Những video có thể được trình chiếu trên TV hoặc có thể kết hợp với các phần mềm khác như power point hoặc ở trên website.
o Tín hiệu của dạng video này có thể phân phối bằng dây cáp, hoặc wifi, hoặc vệ tinh.
o Những sản phẩm video này được lưu trữ trực tuyến và có thể tải xuống bất kỳ khi nào tùy vào nhu cầu sử dụng.
- Ghi hình video
o Tín hiệu của video được lưu trữ trên nhiều định dạng (ảnh, bang từ, thẻ nhớ, DVD, CD, v.v.)
o Video được ghi hình có thể xem lại ngay lập tức và có thể lặp lại tùy theo người dung.
o Video được ghi hình có thể được xóa từng phần hoặc xóa toàn phần theo lựa chọn người dùng
o Video được ghi hình có thể được chỉnh sửa lại để phát lại nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường.
Lịch sử phát triển[sửa]
- Năm 1926, John Logie Baird, một kỹ sư, nhà phát minh người Scotland, trở thành một trong những nhà phát minh về cơ khí trình diễn hệ thống truyền hình đầu tiên..
- Năm 1927, Philo Taylor Farnsworth một trong những người đầu tiên phát minh ra truyền hình. Ông là một nhà phát minh và nhà tiên phong truyền hình người Hoa Kì đã có nhiều đóng góp là một vấn đề lớn cho sự phát triển ban đầu của truyền hình.
- Năm 1928, người cuối cùng tham gia phát minh ra TV là Charles Francis Jenkins, mặc dù ông sử dụng công nghệ cơ khí thay vì công nghệ điện tử, các doanh nghiệp của ông bao gồm Phòng thí nghiệm Charles Jenkins và Tập đoàn truyền hình Jenkins (tập đoàn được thành lập năm 1928, là năm Phòng thí nghiệm cấp giấy phép truyền hình thương mại đầu tiên ở Hoa Kỳ).
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Blain Brown, “Cinematography”, Focal Press - USA, 2012
- Joseph V. Mascelli, “The five C’s of cinematography - Motion picture filming techniques”, Silman -James Press - LOS ANGELES, 1998
- Gerald Millerson and Jim Owens, “Video Production Handbook”, 4th edition, Elsevier Inc, 2008.