Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Rối loạn vận động

Rối loạn vận động là nhóm triệu chứng của các bệnh và hội chứng gây ảnh hưởng tới khả năng thực hiện và kiểm soát vận động.

Mô tả[sửa]

Vận động bình thường đòi hỏi một hệ thống điều khiển vô cùng phức tạp. Sự gián đoạn của bất kỳ phần nào trong hệ thống đó có thể tạo ra các chuyển động yếu, mạnh, thiếu phối hợp hoặc kiểm soát kém trong thực hiện nhiệm vụ. Có thể xảy ra các vận động ngoài ý muốn khi nghỉ ngơi và khó khăn trong vận động chủ động. Những tình trạng như vậy được gọi là rối loạn vận động.

Các cử động bất thường là triệu chứng của các rối loạn vận động tiềm ẩn cũng có thể là triệu chứng duy nhất. Nguyên nhân có thể gồm:

- Bệnh Parkinson

- Hội chứng Parkinson thứ phát gây ra bởi thuốc hoặc chất độc

- Hội chứng Parkinson (liệt trên nhân tiến triển, teo đa hệ thống, thoái hóa vỏ-hạch đáy)

- Bệnh Huntington

- Bệnh Wilson

- Thất điều do khiếm khuyết di truyền ( thất điều Friedreich, bệnh Machado-Joseph, thất điều gai –tiểu não)

- Hội chứng Tourette

- Run vô căn

- Hội chứng chân không nghỉ

- Loạn trương lực cơ

- Đột quỵ, bại não, các bệnh về não

- Nhiễm độc. Ngộ độc carbon monoxide, cyanua, methanol, hoặc mangan

Nguyên nhân và triệu chứng[sửa]

Nguyên nhân[sửa]

Chuyển động được tạo ra và điều phối bởi sự tương tác giữa các trung tâm não, bao gồm vùng vận động vỏ não, tiểu não và một nhóm cấu trúc ở bên trong của não được gọi là hạch nền. Cảm giác cung cấp đầu vào quan trọng về vị trí và vận tốc hiện tại của các bộ phận cơ thể, đồng thời các tế bào thần kinh cột sống (tế bào thần kinh) giúp ngăn các nhóm cơ đối lập co lại cùng một lúc.

Để hiểu rối loạn vận động xảy ra như thế nào, phải xét một cử động chủ động bình thường, chẳng hạn như đưa ngón trỏ tay phải chạm vào một vật gần đó. Để thực hiện chuyển động mong muốn, cánh tay phải được nâng lên và mở rộng. Bàn tay phải được đưa ra để thẳng hàng với cẳng tay, và ngón trỏ phải được mở rộng trong khi các ngón tay khác vẫn uốn.

Vùng vận động vỏ não[sửa]

Các tín hiệu vận động chủ động bắt đầu trong vùng vận động vỏ não nằm các cuộn não ở vỏ não. Chuyển động của cánh tay phải được bắt đầu bởi vùng vận động vỏ não bên trái, tạo ra một luồng tín hiệu lớn đến các cơ liên quan. Các tín hiệu điện này truyền dọc theo các nơron thần kinh vận động từ thân não đến tủy sống. Tại tủy sống, các nơron thần kinh vận động sẽ kết nối với các tế bào thần kinh vận động thấp hơn, truyền các tín hiệu ra khỏi tủy sống đến bề mặt của các cơ tương ứng. Kích thích điện các cơ gây ra co, và lực co kéo lên khung xương tạo chuyển động của cánh tay, bàn tay và các ngón tay.

Tổn thương hoặc làm chết bất kỳ tế bào thần kinh nào dọc theo con đường này gây ra yếu hoặc tê liệt các cơ liên quan.

Các cặp cơ đối vận[sửa]

Tham gia vào vận động còn có vai trò của các cặp cơ đối kháng, hoặc đối diện. Cơ nhị đầu, nằm ở phía trên của cánh tay trên, khi co kéo cẳng tay để gập khuỷu tay và gập cánh tay. Cơ tam đầu co lại, nằm ở phía đối diện, mở rộng khuỷu tay và duỗi thẳng cánh tay. Trong cột sống, những cơ này thường được kết nối với nhau để sự co lại (chủ động) theo ý muốn chúng sẽ tự động đi kèm với sự ngăn chặn của cơ kia. Nói cách khác, khi lệnh co cơ nhị đầu được kích thích thì một lệnh khác bên trong cột sống để thúc đẩy sự co lại của cơ tam đầu. Bằng cách này, các cơ đối kháng không chống lại nhau. Khi chấn thương tủy sống hoặc não có thể làm hỏng hệ thống điều khiển này và gây ra co cứng và tăng sức cản trong quá trình chuyển động.

Tiểu não[sửa]

Khi chuyển động của cánh tay được bắt đầu, thông tin cảm giác là cần thiết để điều khiển ngón tay chạm đích chính xác. Ngoài thị giác, nguồn thông tin quan trọng nhất đến từ cảm giác vị trí được cung cấp bởi nhiều tế bào thần kinh giác quan nằm trong các chi. Sự nhận cảm cho phép một người chạm vào mũi bằng ngón tay ngay cả khi nhắm mắt. Các cơ quan thăng bằng trong tai cung cấp thông tin quan trọng về tư thế. Cả thông tin tư thế và cảm thụ đều được xử lý bởi tiểu não. Tiểu não gửi ra các tín hiệu điện để thay đổi các chuyển động, phát triển và biến các mối liên kết tự do thành một khối được kiểm soát chặt, điều hòa kiểm soát lực, vị trí và tốc độ của chuyển động. Khi tiểu não tổn thương có thể làm suy giảm khả năng phán đoán khoảng cách hoặc quá mức mục tiêu (rối loạn đối xứng). Thất điều cũng có thể do tổn thương tiểu não.

Hạch nền[sửa]

Cả tiểu não và vùng vận động vỏ não đều được chuyển tới hạch nền để kiểm soát các khâu của quá trình vận động. Các hạch nền gửi các tín hiệu đầu ra đến vùng vận động vỏ não, giúp bắt đầu các chuyển động, điều chỉnh các chuyển động lặp đi lặp lại hoặc theo khuôn mẫu và kiểm soát trương lực cơ.

Hạch nền hoạt động rất phức tạp. Một số nhóm tế bào của hạch nền làm nhiệm vụ tạo ra hoạt động và một số nhóm khác ngăn chặn hoạt động. Sự gián đoạn của các hoạt động này có thể gây ra một số rối loạn vận động. Một phần của hạch nền được gọi là liềm đen gửi tín hiệu điện chặn đầu ra từ một cấu trúc khác được gọi là nhân dưới đồi. Nhân dưới đồi gửi tín hiệu đến bèo nhạt, từ đó chặn các nhân đồi thị. Cuối cùng, các nhân đồi thị gửi tín hiệu đến vỏ não vận động. Sau đó, liềm đen khởi đầu chuyển động và bèo nhạt chặn nó.

Các hoạt động này có thể bị gián đoạn tại các điểm giao nhau. Ví dụ, trong bệnh Parkinson: mất các tế bào liềm đen, làm tăng sự ngăn chặn gửi tín hiệu đến vỏ não vận động của các nhân đồi thị, kết quả là mất khả năng vận động.

Ngược lại, mất tế bào trong bệnh Huntington giai đoạn đầu làm giảm sự ngăn chặn các tín hiệu từ nhân đồi thị, gây ra nhiều kích thích vỏ não hơn và chuyển động mạnh hơn nhưng không kiểm soát được.

Sự gián đoạn ở các phần khác của hạch nền được cho là gây ra giật cơ, run, loạn trương lực cơ và một loạt các rối loạn vận động khác, mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được hiểu rõ.

Vài rối loạn vận động, như bệnh Huntington và chứng mất điều hòa di truyền, là do các khiếm khuyết di truyền. Một số bệnh gây ra tình trạng co cơ tạm thời ở một nhóm cơ cụ thể (loạn trương lực cơ khu trú) là do di truyền, một số bệnh khác là do chấn thương. Nguyên nhân của hầu hết các trường hợp bệnh Parkinson là không rõ, mặc dù gen đã được tìm thấy ở một số gia đình.

Triệu chứng[sửa]

Các chuyển động bất thường được phân loại rộng rãi là tăng vận động - chuyển động quá nhiều - và giảm vận động - chuyển động quá ít. Tăng vận động bao gồm:

Loạn trương lực cơ[sửa]

Co cơ liên tục, thường gây các chuyển động xoắn hoặc lặp đi lặp lại và tư thế bất thường. Loạn trương lực cơ có thể khu trú ở một vùng hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Rối loạn trương lực khu trú có thể ở cổ (loạn trương lực cổ hoặc chứng vẹo cổ), mặt (co thắt một bên hoặc nửa mặt, co thắt mi mắt hoặc co thắt não, co thắt miệng và hàm hoặc loạn trương lực xương hàm, co thắt đồng thời ở cằm và mí mắt hoặc hội chứng Meige), dây thanh quản (loạn trương lực thanh quản), hoặc tay và chân (chuột rút ở người viết, chuột rút do nghề nghiệp). Loạn trương lực cơ có thể gây đau đớn và cũng mất khả năng lao động.

Run[sửa]

Run một bộ phận cơ thể không kiểm soát được. Run có thể chỉ xảy ra khi các cơ được thả lỏng hoặc chỉ xảy ra khi thực hiện một hành động hoặc giữ một tư thế chủ động.

Máy cơ (Tic)[sửa]

Chuyển động không tự chủ, không có nhịp điệu, nhanh. Máy cơ có thể được kiểm soát.

Cơn giật c[sửa]

Một cú sốc đột ngột - giống như co cơ. Giật cơ có thể xảy ra đơn lẻ hoặc lặp lại. Không giống như máy cơ, rung giật cơ không thể được kiểm soát dù chỉ trong thời gian ngắn.

Múa giật[sửa]

Cử động nhanh, không nhịp điệu, giật nẩy lên, thường ở tay và chân.

Múa vung[sửa]

Giống như múa giật, nhưng các chuyển động lớn hơn, bùng nổ hơn và liên quan đến cánh tay hoặc chân nhiều hơn, còn được gọi là bệnh múa vờn, có thể xảy ra ở cả hai bên của cơ thể hoặc chỉ ở một bên.

Ngồi không yên[sửa]

Bồn chồn và muốn di chuyển để giảm bớt cảm giác khó chịu, có thể kèm theo kiến bò, ngứa, căng hoặc từ từ, thường ở chân.

Múa vườn[sửa]

Cử động tay và chân chậm, quằn quại, liên tục, không kiểm soát được.

Giảm vận động bao gồm[sửa]

Chậm cử động: Chuyển động chậm chạp

Đóng băng: Không có khả năng bắt đầu một chuyển động hoặc dừng một cách không tự nguyện một chuyển động trước khi hoàn thành.

Cứng cơ: Tăng trương lực cơ khi cánh tay hoặc chân bị di chuyển bởi một lực bên ngoài.

Mất ổn định tư thế: Mất khả năng duy trì tư thế thẳng do phản xạ chỉnh tư thế chậm hoặc không có.

Điều trị[sửa]

Trước hết là xác định nguyên nhân.

Các phương pháp: vật lý trị liệu. Hóa dược giúp bù đắp sự mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh, ví dụ Levodopa (L — dopa) hoặc hợp chất liên quan thay thế cho các tế bào sản xuất dopamine bị mất trong bệnh Parkinson. Ngược lại, thuốc có thể ngăn hoạt động bình thường dopamine, áp dụng trong một số rối loạn tăng vận động, gồm chứng máy cơ. Thuốc uống cũng giúp giảm trương lực cơ toàn thân. Tiêm độc tố botulinum tại chỗ có thể làm suy yếu một cách chọn lọc các cơ hoạt động quá mức trong chứng loạn trương lực cơ và co cứng. Sự phá hủy các dây thần kinh ngoại biên thông qua tiêm phenol có thể gây co cứng.

Phẫu thuật phá hủy hoặc làm bất hoạt các tế bào hạch nền được chứng minh là có hiệu quả với bệnh Parkinson. Cấy tế bào mầm vào hạch nền đã tạo ra nhiều kết quả khác nhau trong bệnh Parkinson.

Liệu pháp thay thế[sửa]

Các liệu pháp phụ thuộc vào từng cá nhân, như châm cứu, vi lượng đồng căn, liệu pháp cảm ứng, liệu pháp điều chỉnh cơ thể và phản hồi sinh học.

Tiên lượng[sửa]

Phụ thuộc vào rối loạn cụ thể.

Phòng ngừa[sửa]

Phòng ngừa tùy thuộc vào rối loạn cụ thể.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Chaudhuri, Ray, K., and William Ondo. Movement Disorders in Clinical Practice. New York: Springer, 2010.
  2. Newell, Lori A. The Book of Exercise and Yoga for Those with Parkinson’s Disease. Using Movement and Meditation to Manange Symptops. Charleston, SC: CreateSpace. 2010.
  3. American Academy of Neurology, 1080 Montre‹i1 Ave., Saint Paul, MN, 55116, (800) 879-1960, http:// www.aan.com.
  4. American Academy of Physical Medicine and Rehabilitation , 9700 West Bryn Mawr Ave., Suite 200, Rosemont, IL, 60018-5701, 847-737-6000, http:// www.aapmr.org.
  5. Movement Disorder Society, 555 East Wells St., Suite 1100, Milwaukee, WI, 53202-3823 , (414) 276-2145, http:// www.mox'ementdisorders.orgy.
  6. Lê Quang Cường. Triệu chứng học thần kinh, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 2010.