Rối loạn ngôn ngữ Theo Hiệp hội Thính giác-Ngôn ngữ- Lời nói Hoa Kỳ (ASHA), rối loạn ngôn ngữ là sự suy giảm khả năng sử dụng và hiểu ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết hoặc các ký hiệu khác.
Nguyên nhân và triệu chứng[sửa]
Bệnh xơ cột bên teo cơ[sửa]
Bệnh xơ cột bên teo cơ, còn được gọi là bệnh Lou Gehrig, là một bệnh thần kinh, tấn công các tế bào thần kinh trong não ở vùng kiểm soát cơ vân. Bệnh khiến các tế bào thần kinh vận động chết đi, do đó não và tủy sống không thể gửi tín hiệu đến các cơ để khiến chúng hoạt động.
Triệu chứng ban đầu bao gồm yếu ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể và phần phụ dễ dàng bị ảnh hưởng. Thường, bệnh này chỉ ảnh hưởng đến một bên hơn là cả hai cùng một lúc. Những người mắc bệnh khó khăn khi giữ thăng bằng, trong các những việc đòi hỏi sự khéo léo bằng tay, chẳng hạn như cài cúc áo sơ mi hoặc buộc dây giày.
Cơ hoành và thành ngực trở nên yếu đến mức không thể tự thở và cần sự trợ giúp của máy thở. Do sức cơ yếu, bệnh nhân ALS sẽ gặp khó khăn khi nói to và rõ ràng, thậm chí hoàn toàn không thể nói bằng dây thanh âm.
Ngoài khó nói, bệnh nhân có thể khó nhai và nuốt. Bệnh nhân vẫn sẽ gặp khó khăn khi nhai và nuốt cả khi thức ăn đã được nghiền nhỏ hoặc xay nhuyễn. Do khả năng ăn uống suy giảm, dinh dưỡng và trọng lượng cơ thể cũng bị ảnh hưởng, các chuyên gia y tế có thể quyết định đặt ống sonde nuôi dưỡng.
Mất ngôn ngữ[sửa]
Mất ngôn ngữ là do tổn thương ở các trung tâm ngôn ngữ của não, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp thông qua hoạt động nghe, nói và viết.
Mất ngôn ngữ gồm mất ngôn ngữ biểu hiện (ngôn ngữ được nói ra) hoặc ngôn ngữ tiếp nhận (việc hiểu ngôn ngữ). Ngoài ra, cả khả năng đọc và viết cũng bị rối loạn. Mức độ ở mỗi người khác nhau, trường hợp nghiêm trọng, một người có thể hoàn toàn không hiểu được lời nói. Những người mắc chứng mất ngôn ngữ nhẹ có thể chỉ cảm thấy bối rối khi câu nói quá dài và phức tạp.
Đột quỵ là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất ngôn ngữ, mặc dù các tổn thương khác, chẳng hạn như khối u não hoặc vết thương do súng bắn…, cũng có thể gây ra chứng mất ngôn ngữ.
Mất điều khiển lời nói chủ ý[sửa]
Mất điều khiển lời nói chủ ý là một rối loạn ảnh hưởng đến hệ thần kinh và đến sự liên tục của lời nói và sự phát ra âm thanh, âm tiết và từ của một người. Bộ não không gửi được tín hiệu chính xác đến miệng và hàm để có thể nói những gì muốn nói.
Những đứa trẻ mắc rối loạn này không nói được bập bẹ khi và chậm nói được những từ đầu tiên. Trẻ lớn hơn có thể khó khăn hơn khi nói cụm từ dài hơn và có vẻ như đang tìm kiếm các từ để diễn đạt suy nghĩ. Người nghe sẽ gặp khó khăn khi hiểu trẻ.
Chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng gây mất điều khiển lời nói. Các triệu chứng bao gồm yếu cơ hàm, lưỡi và môi, và kém phát triển lời nói. Những người mắc rối loạn này cũng khó khăn trong việc xác nhận một vật trong miệng nhờ vào cảm giác miệng.
Ung thư thanh quản[sửa]
Ung thư thanh quản là sự phát triển các khối u ác tính trong thanh quản, có thể phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần thanh quản.
Ung thư ở bất kỳ vị trí nào trong cổ họng đều ảnh hưởng đến chức năng nói, nuốt và nhai. Khối u có thể gây khó khăn khi cử động miệng và môi tùy thuộc vào kích thước của nó, ảnh hưởng đến phát âm và ăn uống, gây khó khăn trong giao tiếp.
Bất kỳ là hút loại nào thuốc lá, xì gà hoặc lạm dụng tobaco và rượu đều góp phần gây ra ung thư miệng, kể cả thuốc lá không khói.
Rối loạn chức năng xương hàm[sửa]
Rối loạn chức năng xương hàm khiến lưỡi di chuyển về phía trước một cách quá mức trong khi một người đang nói hoặc nuốt. Lưỡi cũng có thể nhô ra khi miệng ở trạng thái nghỉ. Vì kích thước và hình dạng của miệng do di truyền, một vài gen giải thích cho rối loạn này.
Dị ứng còn ảnh hưởng đến cơ miệng và cơ mặt, gây nghẹt mũi khiến bạn khó thở. Amidan phì đại có thể bít đường thở, gây ra các vấn đề về hô hấp. Ngoài ra, việc mút ngón tay cái, cắn móng tay và nghiến răng cũng có thể có thể là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn này.
Nói lắp[sửa]
Nói lắp được đặc trưng bởi sự lặp lại các âm thanh, âm tiết, các phần của một từ, các từ và cụm từ hoàn chỉnh; kéo dài âm thanh và âm tiết; sự ấp úng giữa các từ; những từ được nói ra; căng cơ ở hàm và miệng; và cảm giác mất kiểm soát.
Trẻ nhỏ thường nói vấp và nhầm lẫn các từ trong quá trình phát triển khả năng nói, nói lắp không phải là một chẩn đoán. Khi trẻ lớn hơn và tiếp tục có những biểu hiện này thì chứng nói lắp mới trở nên rõ ràng.
Không có nguyên nhân nào giải thích chứng nói lắp, mặc dù sự phối hợp cơ bắp kém và tốc độ phát triển ngôn ngữ được cho là nguyên nhân gây ra chứng nói lắp.
Chẩn đoán[sửa]
Bệnh xơ cứng teo cơ bên (ALS)[sửa]
Khoảng 20.000 người ở Hoa Kỳ mắc ALS tại bất kỳ thời điểm nào với 5.000 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm. ALS cùng họ với các rối loạn như đa xơ cứng, bệnh Parkinson và chứng loạn dưỡng cơ. Những người thuộc mọi chủng tộc và nhóm sắc tộc đều mắc bệnh này, mặc dù nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nữ giới.
Mất ngôn ngữ[sửa]
Khoảng 700.000 người ở Hoa Kỳ bị đột quỵ mỗi năm, và ước tính 1 triệu người mắc chứng mất ngôn ngữ.
Mất điều khiển lời nói chủ ý[sửa]
Trẻ em bị nghi ngờ mắc rối loạn này trước tiên cần được kiểm tra thính lực để xác định xem chúng có bị điếc hay không. Cần đánh giá sự phát triển cơ ở mặt và hàm và kiểm tra các bài tập nói. Cần kiểm tra khả năng đọc hiểu của các từ cũng như các kỹ năng ngôn ngữ biểu hiện và tiếp nhận của họ.
Ung thư thanh quản[sửa]
Có khả năng là nha sĩ hoặc bác sĩ đầu tiên sẽ phát hiện ra các dấu hiệu nghi ngờ ung thư. Ung thư miệng chiếm khoảng 2-5% các loại ung thư, và khoảng 30.000 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm. Ở độ tuổi từ 50 đến 70 số đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thường cao gấp hai lần phụ nữ.
Rối loạn chức năng xương hàm[sửa]
Rối loạn chức năng xương hàm ảnh hưởng đến âm thanh phát ra do cơ đầu lưỡi yếu, mặc dù khả năng nói có thể không bị ảnh hưởng.
Nói lắp[sửa]
Nói lắp là một vấn đề mà rất có thể sẽ xảy ra trong thời thơ ấu hơn là khi trưởng thành.
Điều trị[sửa]
Bệnh xơ cứng teo cơ bên (ALS)[sửa]
Ngoài các phương pháp điều trị như cho ăn qua ống, những người mắc bệnh ALS có thể sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của một nhà trị liệu ngôn ngữ để giúp họ xác định những cách mà họ có thể duy trì khả năng kiểm soát giọng nói. Các cá nhân cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của một nhà trị liệu nghề nghiệp, một chuyên gia y tế được đào tạo để giúp đỡ những người gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, tắm rửa và ăn uống.
Mất ngôn ngữ[sửa]
Một nhà bệnh học về lời nói-ngôn ngữ có thể áp dụng các bài tập với các cá nhân bao gồm thực hành cách gọi tên các đồ vật và làm theo hướng dẫn để cố gắng cải thiện kỹ năng. Các cá nhân được học cách tốt nhất để thể hiện bản thân. Liệu pháp nhóm cũng là một lựa chọn, tập trung vào các cuộc thảo luận có cấu trúc.
Mất điều khiển lời nói chủ ý[sửa]
Điều trị nên tập trung vào sự phối hợp của các vận động cần thiết trong quá trình phát âm, bao gồm cả việc kiểm soát hơi thở. Một nhà bệnh lý học ngôn ngữ dạy các bài tập cho bệnh nhân mắc rối loạn này để cải thiện sự phối hợp hàm, môi và lưỡi trong khi nói. Nhà trị liệu sử dụng phản hồi xúc giác, thính giác và thị giác để định hướng não di chuyển các cơ được sử dụng trong quá trình giao tiếp.
Ung thư thanh quản[sửa]
Tùy thuộc vào thời điểm phát hiện ung thư lần đầu và tùy thuộc kích thước của ung thư, việc cắt bỏ toàn bộ thanh quản có thể không cần thiết. Thay vào đó, có thể thực hiện xạ trị, hóa trị hoặc cắt bỏ một phần. Trong những trường hợp này, giọng nói có thể được bảo tồn mặc dù chất giọng có thể bị ảnh hưởng.
Rối loạn chức năng xương hàm[sửa]
Trường hợp giọng nói bị ảnh hưởng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về ngôn ngữ để giúp kiểm soát các vấn đề về hô hấp và khắc phục sự phát âm. Các cơ môi, vòm miệng, lưỡi, và cơ mặt phải được khám để có thể phát hiện ra các lỗi trong lời nói. Liệu pháp bao gồm nâng cao nhận thức về miệng và cơ mặt, cũng như tư thế của miệng và lưỡi. Bài tập cơ bắp để tăng sức mạnh và khả năng kiểm soát.
Nói lắp[sửa]
Kế hoạch điều trị của một nhà trị liệu ngôn ngữ cho rối loạn này bao gồm cải thiện sự trôi chảy và dễ dàng khi nói. Cụ thể như giảm tốc độ nói và sử dụng các chuyển động nói chậm hơn; phát âm nhẹ nhàng; và hít một luồng hơi cho bài phát biểu trước bất kỳ chuyển động cơ nào khác.
Giải pháp thay thế[sửa]
Mất điều khiển lời nói chủ ý[sửa]
Vài người mắc rối loạn này có thể sử dụng các hệ thống giao tiếp thay thế, chẳng hạn như một máy ghi âm ghi. Các hệ thống tăng cường này chỉ nên được sử dụng khi một người bị suy giảm chức năng nghiêm trọng đến mức không thể nói hoặc giao tiếp hiệu quả.
Ung thư thanh quản[sửa]
Trong trường hợp cắt thanh quản toàn bộ, một lỗ được tạo ra ở cổ và bệnh nhân sử dụng lỗ đó để nói chuyện và thở, thay miệng và mũi.
Khi thanh quản bị cắt đi, bệnh nhân cần một hệ thống phát âm mới mà không có giọng nói. Một nhà nghiên cứu bệnh lý về lời nói nên tuân theo một trong ba phương án: giọng nói thực quản, thanh quản nhân tạo, hoặc nối thông khí-thực quản (Tracheoesophageal-TEP).
- Giọng nói thực quản: một người không có thanh quản, không còn khả năng thở ra không khí từ phổi qua miệng để nói. Khi sử dụng giọng nói thực quản, người bệnh hít vào và giữ không khí ở cổ họng, khiến thực quản rung lên và tạo ra âm thanh.
- Thanh quản nhân tạo: Một dụng cụ cơ học được dùng để tạo ra âm thanh cho một số bài phát biểu. Các thiết bị này được giữ vào cổ hoặc một ống được đưa vào miệng.
- Nối thông thực quản- khí quản. Đây là một phương pháp phổ biến trong việc khôi phục giọng nói. Phẫu thuật tạo một lỗ giữa khí quản và thực quản và lắp một van vào lỗ đó. Bệnh nhân thở không khí vào phổi và sau đó bịt lỗ trên cổ họng. Ở thì thở ra, thực quản rung lên và tạo ra tiếng nói.
Nói lắp[sửa]
Có thể dùng chiến lược đánh lạc hướng để giúp họ ngừng nói lắp. Một người nói lắp thường cảm thấy thất vọng và xấu hổ; vì vậy, khuyến khích họ nghĩ về điều khác hoặc làm điều gì đó khác có thể phá vỡ chu kỳ nói lắp.
Tiên lượng[sửa]
Bệnh xơ cứng teo cơ bên (ALS)[sửa]
Bệnh nhân ALS thường chết vì suy hô hấp trong vòng 3-5 năm sau khi được chẩn đoán, mặc dù một số người đã được biết là sống sót sau 10 năm hoặc lâu hơn.
Mất ngôn ngữ[sửa]
Những người mắc chứng mất ngôn ngữ có thể cải thiện và cuối cùng hoạt động trong các môi trường công cộng điển hình hơn, và có thể trở lại trường học hoặc nơi làm việc.
Mất điều khiến lời nói chủ ý[sửa]
Với điều trị thích hợp, người mắc rối loạn này có thể hoạt động bình thường khi trưởng thành.
Ung thư thanh quản[sửa]
Cắt hoàn toàn thanh quản loại bỏ nguy cơ tái phát ung thư, dù các bộ phận khác của cổ họng và miệng có thể bị ảnh hưởng.
Rối loạn chức năng xương hàm[sửa]
Một người có thể học cách kiểm soát rối loạn này với phương pháp điều trị thích hợp và duy trì được cách nói và nhịp thở bình thường.
Nói lắp[sửa]
Với âm ngữ trị liệu thích hợp, nói lắp có thể được kiểm soát hoặc loại bỏ.
Phòng ngừa[sửa]
Ung thư thanh quản[sửa]
Để giảm nguy cơ ung thư miệng, không nên hút thuốc hoặc lạm dụng chất kích thích.
Rối loạn chức năng xương hàm[sửa]
Khi nguyên nhân rõ ràng, như dị ứng hoặc amidan phì đại, có lẽ phải cắt bỏ amidan hoặc điều trị thuốc dị ứng.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Damico, Jack Samuel, Nicole Muller, and Martin J Ball. The Handbook of Language and speech disorders.. Chichester, UK; Malden, MA: Wiley-Black well,
- American Speech Language Hearing Association, 2200 Research Blvd., Rockville, MD, 20550-3259, (301) 296-5700, Fax: (30 I) 296-8550, (800) 638-8255, [email protected], http://asha.orgy.
- Học viện quân y. Giáo trình bệnh học tâm thần, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, 2016.