Nhân Dublin (tiếng Anh Dublin Core) là ngôn ngữ siêu dữ liệu dùng để mô tả các sản phẩm số hóa (văn bản, ảnh, audio, video, trang web, …) và các sản phẩm khác trên các trang web như sách, báo, CD, sản phẩm nghệ thuật, … (xt. Siêu dữ liệu).
Vd., bản mô tả cuốn sách "Lược sử thời gian" của Stephen Hawking:
Nhan đề (Title, Tên tài liệu): A Brief History of Time
Tác giả (Creator): Stephen Hawking
Chủ đề (Subject, Chủ đề của tài liệu bao gồm tiêu đề đề mục, số phân loại,...): Cosmology, Popular Science
Mô tả (Description, Mô tả tóm tắt tài liệu của tư liệu): A Brief History of Time: From the Big Bang to Black Holes is a popular-science book on cosmology by English physicist Stephen Hawking. It was first published in 1988. Hawking wrote the book for readers without prior knowledge of physics and people who are just interested in learning something new
Nơi xuất bản (Publisher, Cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm xuất bản tài liệu): Bantam Dell Publishing Group
Tác giả phụ (Contributor, Cá nhân hay tổ chức có đóng góp cho tài liệu nhưng không phải là tác giả chính):
Ngày tháng (Date, ngày tháng tạo lập, xuất bản hay công bố tư liệu): 1988
Loại hình (Type, hình thức vật chứa nội dung tư liệu): Print (Hardcover and Paperback)
Khuôn dạng (Format, Định dạng vật lý và kích thước của tài liệu): 55-1/2 x 49-1/2.
Định danh tư liệu (Identifier, Là một dãy ký tự hoặc số xác định duy nhất tài liệu (URLs và URNs, ISBN, ISSN,...)): 978-0-553-10953-5
Nguồn gốc (Source, Nguồn gốc tạo thành tài liệu):
Ngôn ngữ (Language, Ngôn ngữ của tài liệu): English
Liên kết (Relation, Các tài liệu liên quan): QB981.H377 1998, 39256652
Phạm vi (Coverage, Nói về không gian và/hoặc thời gian của tài liệu. Không gian có thể là tên hoặc tọa độ một địa danh. Thời gian là khoảng thời gian mà tài liệu đề cập đến): Black Holes and Baby Universes and Other Essays
Bản quyền (Rights, Thông tin về tình trạng bản quyền, hoặc chỉ dẫn dịch vụ cung cấp thông tin bản quyền cho tài liệu): Copyright © 1988.
Nhân Dublin có thể được sử dụng rộng rãi từ việc đặc tả đối tượng đến việc kết hợp các ngôn ngữ siêu dữ liệu theo các chuẩn khác nhau phục vụ cho kết nối vạn vật (IoT) và triển khai các web ngữ nghĩa trên các đám mây dữ liệu.
Sáng kiến siêu dữ liệu nhân Dublin (Dublin Core Metadata Initiative (DCMI) là hệ thống cung cấp các thông tin và phương tiện trợ giúp sử dụng và khai thác ngôn ngữ siêu dữ liệu Dublin Core. DCMI được đặt trên trang web https: //www. dublincore. org/.
Thành phần[sửa]
Nhân Dublin cung cấp các thành phần sau đây:
Các thuật ngữ siêu dữ liệu ND (Dublin Core Metadata Terms) gồm một tập các phần tử siêu dữ liệu nhân Dublin (Dublin Core Metadata Element Set, DCMES). Dạng khởi thủy Nhân Dublin gồm 15 thuật ngữ kinh điển được xây dựng theo các chuẩn sau đây:
- IETF RFC 5013
- ISO Standard 15836-1: 2017
- NISO Standard Z39.85.
Từ các phần tử cơ sở này có thể tổ hợp thành các bản mô tả đa dạng theo các chuẩn khác nhau thông qua các siêu liên kết dữ liệu và web ngữ nghĩa trên Internet. Ngữ nghĩa của Nhân Dublin được nhiều hiệp hội quốc tế về thư viện, khoa học máy tính, bảo tàng, mã hóa văn bản, giáo dục và đào tạo chấp thuận và tham gia cùng phát triển.
15 phần tử của Nhân Dublin được công bố trong phiên bản 1.1 (DCMES 1.1) bao gồm:
1. Contributor (Người đóng góp) – “Một thực thể chịu trách nhiệm làm ra tài nguyên. "
2. Coverage (Phạm vi) – “Không gian và thời gian của tài nguyên: phạm vi ứng dụng của tài nguyên hoặc quyền hạn cấp cho tài nguyên. "
3. Creator (Người sáng lập) – “Một thực thể đầu tiên chịu trách nhiệm làm ra tài nguyên. ”
4. Date (Thời điểm) – “Thời điểm xuất hiện tài nguyên. ”
5. Description (Mô tả) – “Một tài khoản của tài nguyên. "
6. Format (Dạng thức) – “Dạng thức file, vật lưu trữ hoặc kích cỡ của tài nguyên. ”
7. Identifier (Định danh) – “Một tên gọi chính xác và không nhập nhằng về nội dung của tài nguyên. ”
8. Language (Ngôn ngữ) – “Một ngôn ngữ của tài nguyên. ”
9. Publisher (Người công bố) – “Một thực thể chịu trách nhiệm về việc công bố tài nguyên. ”
10. Relation (Quan hệ) – “Một tài nguyên nguồn. "
11. Rights (Quyền) – “Thông tin về quyền hạn sử dụng và quản lý tài nguyên. ”
12. Source (Nguồn) – “Một tài nguyên nguồn làm căn cứ mô tả tài nguyên hiện hành. ”
13. Subject (Chủ đề) – “Chủ đề của tài nguyên. ”
14. Title (Tiêu đề) – “Một tên gọi của tài nguyên. ”
15. Type (Kiểu) – “Bản chất hoặc thể loại của tài nguyên. ”
Lịch sử ra đời[sửa]
Năm 1995, một Hội thảo về Siêu dữ liệu do Trung tâm Thư viện Máy tính trực tuyến (Online Computer Library Center, OCLC) và Trung tâm Quốc gia Ứng dụng Siêu máy tính tổ chức tại Dublin, Ohio, USA, đã đề xuất một lược đồ mô tả siêu dữ liệu có thể vận dụng để đặc các tài nguyên nhiều thể loại rất khác nhau. Thuật ngữ Dublin Core Metadata ra đời từ thời điểm này.
Sau đó dự án Sáng kiến Siêu dữ liệu nhân Dublin (Dublin Core Metadata Initiative (DCMI)) được hình thành với nhiệm vụ phát triển một hệ thống ngôn ngữ siêu dữ liệu đặc tả các tài nguyên số hóa theo các chủ đề đa dạng khác nhau. DCMI cung cấp cú pháp mã hóa, tài liệu hướng dẫn và các mô hình trợ giúp việc đặc tả siêu dữ liệu.
Nhân Dublin được dùng để đặc tả các tài nguyên số hóa và chuyển đổi các đặc tả theo các chuẩn khác nhau về các chủ đề đa dạng khác nhau.
Với chức năng là một hệ thống siêu ngôn ngữ DCMI đề xuất tập mười lăm phần tử đầu tiên. Các phần tử này hình thành bản mô tả các thuộc tính khái quát về tài nguyên (sản phẩm). Mỗi phần tử nhận một định danh tài nguyên thống nhất URL trong https://dublincore.org/specifications/dublin-core/dcmi-terms/ và được định dạng theo lược đồ khung mô tả tài nguyên RDF.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- https://www.dublincore.org/ (Truy cập ngày 02/10/2021)
- DCMI: The OCLC/NCSA Metadata Workshop in 1995: The Essential Elements of Network Object Description.
- Britannica, Britannica Concise Encyclopedia, Ed. Encyclopedia Britannica, 2006.