Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Nhà máy lọc dầu Dung Quất (tiếng Anh Bỉnh Sơn Refinery - BSR) là một nhà máy lọc dầu ở Bỉnh Sơn, Quảng Ngãi, Việt Nam. Đây là công trình trọng điểm quốc gia Việt Nam, có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội, nhằm đảm bảo từng bước về an ninh năng lượng, góp phần vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Lịch sử[sửa]

Ngày 8 tháng 1 năm 1998, lễ động thổ khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu tiến hành tại Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Các mốc sự kiện:

  • Ngày 22.2.2009: xuất dòng sản phẩm (diesel) đầu tiên qua đường bộ.
  • Ngày 27.5.2009: xuất lô sản phẩm đầu tiên qua đường biển (5000m3 kerosen).
  • Ngày 24.10.2009: xuất khẩu lô sản phẩm propylen đầu tiên.
  • Ngày 3.12.2009: xuất bán 1.000.000 tấn sản phẩm các loại ra thị trường.
  • Ngày 9.2.2010: chạy nghiệm thu thành công toàn bộ Nhà máy.
  • Ngày 25.5.2010: chủ đầu tư và nhà thầu Technip đã ký biên bản nghiệm thu bàn giao lần đầu (IA) các gói thầu 1+4, 2+3.
  • Ngày 30.5.2010: Ban QLDA chính thức bàn giao Nhà máy cho BSR vận hành sản xuất kinh doanh.

Hiện nay Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh nhà máy lọc dầu Dung Quất, giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam. Nhà máy đã có 1.046 nhân sự vận hành, trong đó 551 là kỹ sư vận hành và 495 là công nhân kỹ thuật được đào tạo có hệ thống.

Sản phẩm[sửa]

Các loại sản phẩm thương mại: gồm LPG (khí hóa lỏng), propylen, xăng A92/95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực Jet A1, dầu diesel, dầu đốt FO, hạt nhựa polypropylen (PP).

Phân xưởng[sửa]

Các phân xưởng của nhà máy gồm:

  • Phân xưởng chưng cất dầu thô CDU (crude destillation unit): có nhiệm vụ chưng cất dầu thô ở áp suất khí quyển để thu được các phân đoạn dầu có nhiệt độ sôi, tỷ trọng và tính chất hóa lý thích hợp cho quá trình chế biến tiếp theo.
  • Phân xưởng xử lý naphtha bằng hydro NHT (naphtha hydro treating): sử dụng thiết bị phản ứng một tầng xúc tác cố định để khử các tạp chất lưu huỳnh, nitơ, oxy và kim loại có trong toàn bộ phân xưởng xăng (FRN) từ phân xưởng CDU nhằm chuẩn bị cho phân xưởng đồng phân hóa và phân xưởng reforming xúc tác liên tục.
  • Phân xưởng reforming xúc tác CCR (continuos catalytic reforming): sử dụng chức kim loại là Pt trên chất mang Al2O3 và chức acid là alumina chlor hóa (perchloroethylen). Làm việc ở nhiệt độ 520-550oC, áp suất 3,3-5 kg/cm2g.
  • Phân xưởng xử lý kerosen KTV (kerosen treating unit): sử dụng kiềm để trích ly, giảm hàm lượng mercaptan, naphthenic acid trong dòng kenosen đến từ phân xưởng CDU đồng thời tách toàn bộ nước trong kerosen.
  • Phân xưởng cracking xúc tác tầng sôi RFCC (residue fluidized catalytic cracking): bẻ gãy hydrocarbon mạch dài.
  • Phân xưởng xử lý LPG: LTU-LPG treating unit.
  • Phân xưởng xử lý naptha NTU (naphtha treating unit).
  • Phân xưởng thu hồi propylen PRU (propylen recovery unit): propylen thu hồi đạt 99,6% wt.
  • Phân xưởng đồng phân hóa ISOM (isomerization unit)
  • Phân xưởng xử lý LCO bằng hydro LCO HDT (LCO hydro treating): sử dụng hydro và xúc tác để làm sạch các tạp chất như lưu huỳnh, nitơ, oxy và kim loại đồng thời no hóa các hợp chất olefin trong nguyên liệu LCO.
  • Phân xưởng xử lý nước chua SWS (sour water stripper): loại bỏ khí H2S, CO2 và NH3 khỏi dòng nước chua thải ra từ các phân xưởng công nghệ.
  • Phân xưởng tái sinh amin ARU (amin regeneration unit): loại bỏ khí chua H2S, CO2, khỏi dòng amin bẩn.
  • Phân xưởng trung hòa kiềm CNU (spent caustic neutralization).
  • Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh SRU (sulfur recovery unit): chuyển các hợp chất lưu huỳnh thành lưu huỳnh nguyên tố, đồng thời đốt bỏ dòng khí off-gas giàu NH3.
  • Phân xưởng polypropylen (PP) từ nguồn propylen từ phân xưởng thu hồi propylen.

Tham khảo[sửa]