Mục từ này cần được bình duyệt
Ngày truyền thống ngành xuất bản Việt Nam

Ngày truyền thống ngành xuất bản Việt Nam một dấu mốc lịch sử quan trọng, là cơ sở để ngày 10 tháng 10 năm 1952 được lấy làm Ngày truyền thống của Ngành Xuất bản Việt Nam.

Năm 1952, cuộc kháng chiến chống thực dân Phápchuyển sang giai đoạn chuẩn bị phản công, nhu cầu về sách báo tăng nhanh, đòi hỏi cần có cơ quan thống nhất điều hành cả ba khâu: xuất bản, in, phát hành. Ngày 10 tháng 10 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 122/SL, đặt bộ phận nhà in và phát hành trong Nha Tuyên truyền và Văn nghệ (thuộc Thủ tướng phủ), thành một doanh nghiệp quốc gia, lấy tên là Nhà in Quốc gia.Đây là một sự kiện trọng đại, mang ý nghĩa lớn lao, được thể hiện trên các phương diện sau: Một là,khẳng định về mặt nhà nước, vai trò quan trọng của công tác xuất bản, in và phát hành là hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá. Hai là, lần đầu tiên từ khi giành được chính quyền, Nhà nước Dân chủ nhân dân đã thành lập cơ quan quản lý thống nhất các khâu: xuất bản, in và phát hành từ Trung ương đến địa phương, trong và ngoài nước, mở ra thời kỳ phát triển mới cho sự nghiệp xuất bản ở Việt Nam. Ba là,Nhà nước coi hoạt động xuất bản,in và phát hành là doanh nghiệp đặc biệt; nhiệm vụ chính là tập trung mọi nguồn lực, khả năng phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục của Đảng, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, văn hoá cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, bồi dưỡng nhân tài cho đấtnước; nhưng đồng thời phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế thông qua hạch toán kinh doanh. Những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lượng sách báo tăng nhanh, phạm vi phát hành đã mở rộng ra các chiến khu, tới các mặt trận; góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Từ sau năm1954, đặc biệt là từ sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng (1975) đất nước thống nhất, ngành xuất bản đã phấn đấu vươn lên, cung cấp nhiều loại sách báo, phục vụ nhu cầu sử dụng của xã hội vớisố lượng ngày càng tăng, chất lượng nội dung, hình thức thể hiện ngày càng cao.

Lĩnh vực Xuất bản, đã đạt được những chỉ tiêu chủ yếu, liên tục khẳn định vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường và có bước phát triển mới trong đổi mới công nghệ và nâng cao đời sống, thu nhập của người lao động.Từ một quốc gia thiếu sách, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước có nền xuất bản độc lập, tự chủ, cung cấp đủ sách cho nhu cầu xã hội; mức hưởng thụ xuất bản phẩm/đầu người/năm ngày càng tăng (năm 2016, đạt khoảng 4,1 bản sách/người/năm). Lĩnh vực in,đãcó bước tiến nhanh về năng lực công nghệ; hợp tác quốc tế về xuất bản, in, phát hành sách được tăng cường và mở rộng với các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế khác; việc tăng cường mối quan hệ hợp tác xuất bản toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào được chú trọng. Đã mở rộng hợp tác quốc tế với các nước: Cuba, Trung Quốc; phát triển quan hệ với Nga và các nước ASEAN, Pháp, Nhật Bản và các tổ chức quốc tế khác. Ngành xuất bản Việt Nam đã trở thành thành viên sáng lập của tổ chức Hiệp hội Xuất bản châu Á Thái Bình Dương (APPA), Hiệp hội Xuất bản ASEAN (ABPA); góp phần đắc lực vào hoạt động thông tin đối ngoại, đưa sách báo Việt Nam đến với thế giới.Với niềm tự hào và ý thức hướng về cội nguồn, để tạo thêm nguồn nội lực mới, hàng năm, các cơ quan, đơn vị trong toàn Ngành Xuất bản Việt Nam từ Trung ương đến cơ sở, đều tổ chức ngày truyền thống của mình (10.10). Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, công nhân viên gặp gỡ, giao lưu, biểu dương khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của Ngành. Trải qua gần 70 năm hình thành và phát triển, các đơn vị trong toàn Ngành đã được Đảng và Nhà nước khen thưởng dưới nhiều hình thức. Đặc biệt, nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành Xuất bản Việt Nam (10.10.1952 - 10.10. 2002), Đảng và Nhà nướcđã tặng thưởng cho toàn NgànhHuân chương Độc lập hạng Nhất.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 615.
  2. Thư tịch báo chí Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.
  3. Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2001.
  4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 320-329.
  5. Đào Duy Quát, Đỗ Quang Hưng,Vũ Duy Thông (Chủ biên): Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam( 1925-2010), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội , 2010.