Mục từ này cần được bình duyệt
Mảnh đời của Huệ (phim)/đang phát triển
Mảnh đời của Huệ
ICHaLongS06.jpg
Đề tàiTâm lí xã hội
Biên kịchNguyễn Hữu Phần
Võ Khắc Nghiêm (tiểu thuyết)
Đạo diễnPhi Tiến Sơn
Hoàng Thắng
Nguyễn Hữu Trọng
Hòa âmVũ Ngọc Quang
Quốc giaFlag of Vietnam.svg Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Tiếng Anh
Sản xuất
Trường quayHà Nội
Quảng Ninh
Nhiếp ảnhNguyễn Văn Nhiêm
Trọng Hiếu
Hiệu đínhNguyễn Khải Hưng
Thời lượng45 phút x 6 tập
Hãng chế tácTrung tâm Nghe nhìn Đài Truyền hình Việt Nam
Hãng phân phốiĐài truyền hình Việt Nam
Apple Films
Mỹ Vân Films
Phát hành
Kênh chiếuVTV3
Dạng ảnhSD
Nơi công bốViệt Nam
Công bố1997

Mảnh đời của Huệ là một phim tâm lí xã hội do Phi Tiến Sơn đạo diễn, xuất phẩm trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật năm 1997.

Lịch sử[sửa]

Truyện phim phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của tác giả Võ Khắc Nghiêm[1][2].

Nội dung[sửa]

Huệ là một thiếu nữ xinh đẹp từ miền quê Thái Bình ra Cẩm Phả làm nghề mót than. Vì thật thà, dễ tin người mà không ít phen bị lừa, trải ba đời chồng mà vẫn phải đơn độc nuôi con, đã có lúc phải nghĩ dại là vượt biên sang Hồng Kông.

  • Tập 1 :

Trong đêm se lạnh tại một đoạn quốc lộ, chiếc xe chở giám đốc Hải và tài xế Phúc đụng phải một thiếu nữ. Cả hai vội đưa cô về nhà khách công ty tại Hà Nội, tại đây, cô tiết lộ mình tên Huệ và có ý định tự tử vì bi phẫn. Huệ sinh ra ở một làng quê nghèo Thái Bình, nổi tiếng vì xinh xắn lại có giọng chèo lọt cả vào mắt xanh Tư "đồ tể" - trùm buôn nguyên vật liệu. Bản thân Huệ cũng đang ấp ủ mối tình ngây thơ với Biền - đàn em Tư "đồ tể", là thợ xây nay đây mai đó. Gia cảnh Huệ cũng rất cực vì chị ruột ốm nặng, trong khi anh rể tên Nghênh đam mê cờ bạc rượu chè và hay đánh vợ con. Trong một lần Huệ tắm, Nghênh đã định hiếp dâm cô. Nghe Biền xúi giục, Huệ theo anh này lên Hà Nội nhờ Tư "đồ tể" xin cho vào nhà hát chèo với ao ước thoát gia cảnh lầm than và đổi đời với cuộc hôn nhân cùng Biền.

  • Tập 2 :

Chị gái Huệ bị Nghênh sơ ý đánh chết khiến gia cảnh càng khốn quẫn, hai cháu nhỏ (con Nghênh) chẳng biết bám víu vào đâu sau khi Huệ bỏ đi. Đến đây, gia đình cũ của Huệ tạm bỏ ngỏ, vì cô nghe lời khuyên của Hải và Phúc, đánh liều theo họ về Cẩm Phả làm công nhân mỏ. Công ty bố trí cho Huệ ở cùng bà Tập - một cựu thanh niên xung phong Trường Sơn không chồng, ngang tàng và coi cô như em gái. Trong khi đó, với bản tính bộc trực, Phúc chạy đi tìm Biền định giần cho y một trận khi biết Biền chỉ coi Huệ là mối tình qua đường, bản thân y đã có vợ con đề huề. Qua Biền, Phúc gặp được Tư "đồ tể", cảnh cáo y và sơ ý để lộ biển số xe Quảng Ninh. Phúc về nhà thì hay tin vợ là Tuyết bỏ nghề thợ tại công ty để dấn thân vào thương trường với hi vọng làm giàu. Vừa khi ấy, Lan (vợ Hải) bị sảy thai, mất máu trầm trọng. Bằng sự kính trọng Hải, Huệ xin thử máu và được bác sĩ đồng ý trích máu cứu Lan.

  • Tập 3 :

Do con gái đầu còn thơ dại, bản thân bận rộn, Hải đành ủy thác Huệ chăm nom Lan tại bệnh viện. Trong những ngày lưu trú tại đây, giữa Hải và Huệ dần phát sinh một tình cảm khác lạ, trên cả tình anh em bạn bè thuần túy. Lan bắt đầu linh cảm điều chẳng lành với cuộc hôn nhân của mình. Lão Đồng "dê cụ" (thư ký phường) lại hạch Huệ vấn đề kê khai lý lịch, nhưng mục đích thực là đòi quan hệ nhục dục, bèn bị bà Tập trị cho một trận. Trong một đêm thanh vắng tại nhà Hải, Huệ đã trao đời con gái cho Hải. Ít lâu sau, cô có dấu hiệu mang thai. Việc này chóng bị phát giác, cả bà Tập, Phúc và Lan đều chất vấn. Đúng lúc đó, Phúc được tin Tuyết đã đi biên giới buôn hàng chuyến, bỏ lại con là cu Tuấn ở nhà lêu lổng chơi điện tử. Phúc chán nản, quyết định nghỉ việc sau một cuộc cãi vã với Hải. Tổng giám đốc vì tiếc năng lực của Phúc, bèn yêu cầu anh lập đội đặc nhiệm chống nạn than thổ phỉ để bảo vệ tài nguyên đất nước và lợi ích công ty. Huệ vì sợ dư luận nên bỏ về Thái Bình định ở cùng các cháu, nhưng khi biết anh rể đã tái giá và bắt đầu tu chí, cô bèn quay lại vùng mỏ xin vào đội than thổ phỉ. Cầm đầu nhóm này là một người tên Tư Lẫm, kỳ thực là Tư "đồ tể".

  • Tập 4 :

Tư Lẫm quyết định chuyến hướng làm ăn ra vùng biên và duyên hải, tận dụng cái lợi thế sẵn có của cơ chế thị trường đang vô cùng khát nhiên liệu. Nhưng mục đích cuối cùng của y là tìm Huệ. Bấy giờ, cái thai đã lớn, Huệ không còn cáng đáng nổi công việc ở mỏ nữa, phải xin rửa bát thuê ở tiệm phở. Cô tình cờ gặp cu Tuấn lang thang, bụng đói mấy ngày vì theo mẹ đi buôn rồi bỏ mẹ hú hí với tình hờ. Huệ đưa Tuấn về lại vùng mỏ, cùng bà Tập nuôi cháu bé. Trong khi đó, đội đặc nhiệm của Phúc hoạt động hữu hiệu ngày càng trở nên cái gai trong mắt bọn thổ phỉ, chúng tìm mọi thủ đoạn triệt hạ cả đội, đặc biệt là nhằm vào Phúc.

  • Tập 5 :

Tư Lẫm chính thức ra làm ăn công khai dưới nhãn hiệu "công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Đông", chuyên cung ứng nguyên vật liệu cho thị trường, nhưng chủ yếu vẫn là than. Y móc nối quan hệ với mọi nhân vật tai to mặt lớn trong tỉnh, đặc biệt là Hải, để thông qua anh "hô biến" tất cả máy khai thác than thanh lý của nhà nước vào túi mình. Lan ngày càng u uất, chỉ biết năng đi chùa và tụng kinh niệm Phật tại gia. Còn Hải bị Phúc ép ghi một bản cam đoan không dính líu gì tới Huệ để dọn đường cho Phúc đến với Huệ. Hai người đi thử áo cưới và chuẩn bị hôn lễ. Trong khi đó, Tuyết trở về đòi quyền nuôi con, những mong đem sự xa hoa giả tạo chứng minh mình đã thắng Phúc trong ván bài mưu sinh. Còn Huệ chưa thôi ám ảnh vì Tư Lẫm hiện diện mỗi lúc một gần. Phúc kết hợp Long (một trinh sát viên thạo bấm máy ảnh) điều tra khu vực khai thác than trộm của Tư Lẫm. Mối quan hệ giữa Tư Lẫm và Hải bị Phúc cùng Huệ phát giác, Huệ bèn chạy đi xin tổng giám đốc đừng để Hải rơi vào vòng lao lý mà tan cửa nát nhà.

  • Tập 6 :

Tổng giám đốc ra quyết định đình chỉ việc thanh lý máy cũ và yêu cầu Hải trả hết tiền hối lộ của Tư Lẫm. Việc này khiến Hải hậm hực với Phúc và Huệ. Thông qua Tuyết - nay đã mở nhà hàng Gió Biển - Tư Lẫm gặp Huệ để thông báo Nghênh đã chết vì ung thư gan, lại cho người đón hai cháu về Quảng Ninh với hi vọng mua chuộc cô lần chót bằng tình cảm. Trong một đêm công tác đặc biệt, Phúc bị tông xe xuống vực chết thảm. Tại hiện trường, cu Tuấn nhặt được một chiếc bật lửa Zippo mà bọn đàn em Tư Lẫm dùng soi mặt Phúc. Cái chết của anh khiến Huệ đột quỵ rồi sảy thai, coi như mọi ràng buộc với cả Hải và Phúc đã hết. Cu Tuấn tiết lộ cho Tuyết truyện chiếc bật lửa, cô bèn tương kế tựu kế chuốc say Tư Lẫm cùng đàn em để Tuấn chạy đi báo công an. Linh cảm rằng thời vận của mình sắp hết, Tư Lẫm bèn chạy đến nhà Huệ với ý định bắt cô cùng đi trốn, nhưng y bị công an bắt ngay lúc ấy. Huệ xin về lại công ty than, giữa cô và Long dần nhen lên mối tình giữa hai kẻ cô đơn. Hải tìm Huệ những mong kéo lại chút tình nào đó, nhưng cô mãn nguyện quay lưng về theo Long.

Kĩ thuật[sửa]

Phim thực hiện tại Hà NộiQuảng Ninh mùa đông năm 1996.

Sản xuất[sửa]

  • Thiết kế : Hữu Chỉnh, Vũ Huy
  • Mĩ thuật : Bùi Minh Tuấn
  • Âm thanh : Nguyễn Xuân Phương
  • Phối sáng : Đức Côn
  • Dựng phim : Mai Châm
  • Hóa trang : Tú Lan
  • Tiếng động : Minh Tâm

Diễn xuất[sửa]

Nhạc nền[sửa]

Hậu trường[sửa]

Bộ phim công chiếu lần đầu trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật năm 1997 như sự đáp trả cơn sốt phim truyền hình Nhật Bản bấy giờ khai thác số phận lênh đênh của con người, đặc biệt là nữ lưu. Mạch phim khai thác một vấn đề vô cùng nhức nhối thời kỳ Việt Nam bắt đầu xúc tiến kinh tế thị trường, đó là nạn khai thác tài nguyên dựa trên lợi nhuận bất chấp những bất cập về bảo hộ lao động và suy thoái môi trường. Bên cạnh đó còn là mối liên doanh mờ ám giữa doanh nghiệp tư lập và những nhân vật chịu trách nhiệm quản lý tài sản công lập. Phim cũng nêu vấn đề mưu sinh như thế nào: Hoặc tạm quên danh dự bản thân mà kiếm lời thật đầy hoặc giữ cả thanh danh (mà nhiều khi là hão danh) cùng cái nghèo khó đeo đẳng.

  • Đây là bộ phim thứ nhì trong sự nghiệp diễn xuất ngắn ngủi của nữ diễn viên Thu Hiền, vai Huệ được coi là thành công nhất và đưa hình ảnh cô đến với khán giả truyền hình Việt Nam thập niên 1990. Trước đó, cô đã đóng một vai thứ trong phim Người Hà Nội (1995). Năm 1997, cô góp một vai phụ trong phim Gió qua miền tối sáng rồi không bao giờ tái xuất màn ảnh nữa.
  • Vai Tư "đồ tể" là thành công thứ nhì (sau vai Đặng Lân trong Đêm hội Long Trì) trong đời diễn xuất của tài tử Hoàng Thắng, khiến ông trở thành một trong những gương mặt phản diện xuất sắc nhất của phim truyền hình Việt Nam. Trên phim trường, ông kiêm vai trò trực tiếp hướng dẫn diễn xuất cho mọi diễn viên từ chính đến phụ. Sau phim này, Hoàng Thắng bỏ hẳn vai phản diện vì sợ lặp lại bản thân, ông thử sức ở mảng chính diện được một số phim nhưng không đạt, bèn chuyển hẳn sang dạng vai hề.

Tham khảo[sửa]

Liên kết[sửa]