Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Mỏ thiếc Tĩnh Túc

Mỏ thiếc Tĩnh Túc là mỏ lộ thiên tại thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam, có giá trị trong khai thác thiếc.

Nguồn gốc quặng thiếc và các khoáng sản ở Tĩnh Túc và các vùng lân cận xung quanh khối granit Phia Oắc là từ dòng magma (nham thạch) nóng chảy chứa nhiều chất trào lên ở kỷ Creta cách đây khoảng 85-90 triệu năm. Các quặng này nằm trong đá vôi chứa hóa thạch của Huệ biển hình thành ở kỷ Carbon Permi cách đây từ 360-270 triệu năm, trong điều kiện biển nông và ấm.

Lịch sử[sửa]

Mỏ bắt đầu hoạt động từ cuối thế kỷ thứ XIX. Năm 1902, mỏ thuộc sở hữu của người Pháp, công ty "Société des mines d'etain de Cao Bang" (Mỏ thiếc Cao Bằng) bắt đầu khai thác mỏ này cho tới khi Việt Nam giành được độc lập năm 1945. Mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng bao gồm các mỏ gốc Xanh Alếchxăng đrơ (Saint Alechxandre), mỏ Lũng Mười và mỏ sa khoáng Tĩnh Túc nằm ở phía tây, cách thị xã Cao Bằng 42 km. Công ty Pháp khai thác quặng vonframit, casiterit trong các mạch thạch anh ở mỏ Lũng Mười, Xanh Alếchxăng đrơ, và casiterit trong sa khoáng Tĩnh Túc. Tới năm 1945, Pháp đã khai thác được 32.417 tấn thiếc và tinh quặng vonfram, 136 kg vàng.

Tháng 10.1955, mỏ thiếc Tĩnh Túc được thành lập. Tháng 7.1956, xí nghiệp thiếc Tĩnh Túc đi vào hoạt động. Tại thời điểm này thì công trình mỏ thiếc Tĩnh Túc, Cao Bằng có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Theo thăm dò mỏ còn trữ lượng 17.486 tấn thiếc.

Tham khảo[sửa]