Nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn (1940-2002) (thứ 3 từ phải sang)
Nguồn: Tư liệu của Phòng KHCN-HTQT trường ĐH Nghệ thuật Huế
Tên tuổi của nhà điêu khắc-hoạ sỹ Lê Thành Nhơn từ bao năm nay đã trở nên quen thuộc không chỉ với người dân Cố đô mà còn không hề xa lạ đối với đông đảo du khách khi đến viếng thăm Huế ,bởi vì ông là tác giả của hai tác phẩm điêu khắc đồng xuất sắc là tượng Cụ Phan Bội Châu và tượng Quan Am , và một tác phẩm Cô gái Việt Nam bằng xi măng, từ lâu hai nơi đặt để tượng đã trở thành những địa chỉ văn hoá thu hút đông đảo du khách tham quan,chiêm ngưỡng.
Lê Thành Nhơn sinh năm 1940 ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) ,ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật gia Định năm 1963 và trở thành giảng viên của trường này cho đến năm 1970 .Từ năm 1970 đến 1975 ông đi dạy và sáng tác nhiều nơi ở Miền Trung và cuối cùng trở thành giảng viên của trưòng Cao đẳng Mỹ thuật Huế.
Ngay từ những năm mới vào nghề tại Sài Gòn ,Lê Thành Nhơn đã hướng về việc thể hiện những tác phẩm điêu khắc tôn giáo theo tinh thần mới.Từ sâu thẳm của tâm hồn nghệ sỹ ,ông ngộ được vẽ đẹp tâm linh huyền bí của Đạo Phật và Thiên Chúa giáo ,ông tìm thấy trong đó sự dung hoà đầy tính nhân văn,triết lý và sự thôi thúc biểu đạt mỹ cảm nghệ thuật .Năm 1970 ông đã làm bức tượng Phật khá lớn bằng xi-măng với chiều cao 6 m đặt tại chùa Huệ Nghiêm( TP.HCM).Khác với thông lệ khi làm tượng Phật, ông không quá chú trọng vào các quy thức biểu tả quý tướng của Phật mà hướng vào việc chắt lọc và khái quát khối thể sao cho trong sáng, cô đọng , hoàn mỹ. Bức tượng không có vẽ quá trau chuốt như những tượng khác được làm trong thời gian này mà trông có vẽ rắn rỏi và hoành tráng hơn bởi tính bao quát không gian,hoà hợp với cảnh sắc thiên nhiên và kiến trúc xung quanh. Những khối nét dứt khoát, trang nghiêm,chắc khoẻ mà vẫn rung cảm đã làm cho tinh thần tôn giáo của hình tượng càng sâu sắc, làm cho sự cảm nhận ứng hoá linh diệu của Phât hịện ra càng rõ nét. Lê Thành Nhơn đã truyền đến cho ngưòi xem sự tôn kính và tinh thần ngưõng đạo chân thành. Cũng từ tác phẩm này người ta nhận thấy một sự chuyển tải tư tưởng tôn giáo khá thuần khiết, nhuần nhuyễn, gợi cảm trong sáng tạo của ông. Đó cũng là dấu ấn khó phai mờ và đầy xúc cảm của tính chất điêu khắc của ông. Lê Thành nhơn đã tạo ra cảm hứng trước đề tài tôn giáo từ những khuôn mặt phảng phất nét thanh của điêu khắc cổ Hy lạp-La Mã.Điều này về sau trở thành một phẩm chất và nét riêng trong các tượng Quan Âm và tượng Đức Mẹ của ông.
Tinh thần mỹ cảm tâm linh tôn giáo hài hoà với sự thăng hoa ,rung cảm nghệ thuật thể hiện khá sâu sắc qua tượng Quan Âm đặt tại Trung tâm Liễu Quán -Huế. Phật Bà Quan Âm qua cách bố cục,tạo khối và diễn tả của Lê Thành Nhơn toát lên một vẽ đẹp thánh thiện, dịu dàng, từ bi và thanh khiết, điều đó gợi lên hình ảnh và vẽ đẹp trang nhã của ngưòi phụ nữ Việt nam một thời. Sự biểu tả động thái trên khuôn mặt với các khối nỗi nhẹ, gợi tả và nhũng điểm nhấn của bờ môi, ánh mắt đã đạt đến độ tinh tế,sâu lắng thật hiếm thấy. Hình tượng Quan Âm của Lê Thành Nhơn trở nên thật trong trẻo, đầy sự biểu cảm tâm linh.
Lê Thành Nhơn được biết nhiều không chỉ ở Huế mà cả ở Việt Nam qua bức tượng đồng lớn chỉ diễn tả khuôn mặt của cụ Phan Bội Châu. (Hiện đặt tại nhà thờ cụ Phan - dốc Bến Ngự Huế). Tượng đúc bằng đồng bởi bàn tay của các nghệ nhân tài ba ở Phường đúc Huế và nhóm sinh viên phụ việc dưới sự giám sát thi công của chính tác giả và sự đôn đốc của hoạ sỹ Vĩnh Phối, sự chứng kiến, ủng hộ, động viên gíup đỡ của bè bạn như học giả Bửu Ý, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, các hoạ sỹ Phạm Đăng Trí, Đinh Cường, Tôn Thất Văn, Đỗ Kỳ Hoàng, Hồ Hoàng Đài, Lê Hữu Nguyên, nhà sử học Lê viết Ngạc, kỹ sư Hồ Đăng Lễ, ông Đặng Ngọc Vịnh, bà Dạ Thảo... Tượng đúc bằng đồng nặng 5 tấn, cao 2m55với sự kết hợp các khối cắt mảng thật mạnh mẽ với các đường nét thanh nhã, uyển chuyển. Tất cả sức mạnh biểu cảm của tượng bộc lộ rõ trên khuôn mặt, trong cái nhíu mày đậm đặc sức chế ngự tâm lý và ánh mắt nhìn căng đầy nhiệt huyết, bộc lộ khí chất anh hùng, khảng khái của một nhà ái quốc. Phía sau khối tượng là hai dải phù điêu, phía trái diễn tả xiềng xíc nô lệ, phía còn lại là ước vọng hoà bình, độc lập - nỗi niềm và khát vọng của cả một cuộc đời của cụ mà đành dứt gánh nữa chừng. Khối mảng phù điêu như một yếu tố gắn liền với khối tượng diễn tả các tầng lớp ngưòi dân đang vận động trong dòng thác lịch sử, họ đại diện cho cả một thế hệ thanh niên yêu nước. Ở vị trí này Lê Thành Nhơn đã kín đáo khắc dòng chữ “Xối máu nóng rữa vết nhơ nô lệ” với những ẩn ý rõ ràng. Hình thức mô tả như vậy của Lê Thành Nhơn không phải là quá mới lạ nhưng hiệu quả biểu cảm và sức mạnh tinh thần của tượng thì ít có tác phẩm nào khác so sánh được, đặc biệt là tượng nói về một nhà ái quốc trong buổi giao thời của lịch sử dân tộc mà tinh thần yêu nước và định hướng cách mạng cũng như cả sự thất bại của cụ vẫn là những bài học và vấn đề tranh cãi lâu dài. Cũng cần nói thêm rằng để có được tác phẩm này các nhân sỹ, trí thức, học sinh sinh viên và đông đảo bà con, cô bác ở Huế đã đóng góp nhiều tiền của để mua đồng, thuê đúc. Khi định cư ở nước ngoài Lê Thành Nhơn đã làm nhiều tượng Phât, tượng Đức Mẹ tượng chân dung và tượng trang trí với tính chắt lọc khối thận trọng. Với trách nhiệm nghệ thuật nghiêm túc và tự trọng. Một số tác phẩm đã được công chúng chào đón ,đựoc các nghệ sỹ nước sở tại đánh giá cao như năm 1986 Viện Bảo tàng Quốc gia Australia tại thủ đô Camberra đã chọn trưng bày tác phẩm Phật thiền toạ ( Đồng) và một tác phẩm gốm tráng men trang trí những hình tượng vũ nữ múa trống cơm. Hai tác phẩm đầy ý tưởng tâm linh và ý niệm văn hoá Phương Đông lại được đặt cạnh với nhũng kỷ vật của cá nhân ông là chiếc áo khoác sờn vai, sợi thắt lưng đồng phục của công ty xe điện thành phố Melbourne,nơi một thời ông đã làm việc để kiếm sống. Cách trưng bày tương phản và ẩn dụ như vậy phải chăng là sự biểu thị một cách khái quát về sự hoà nhập cộng đồng và thân phận một đời người mang nặng tình cảm quê hương sâu đậm và những nhọc nhằn đã từng nếm trải của Lê Thành Nhơn ở Úc. Muời năm sau sự kiện này tại khuôn viên trường Đại học Monash (Australia) lại có buổi lễ trọng thể để đặt bức tượng Niềm hân hoan (Đồng ) của ông. Lê Thành Nhơn đã tổ chức nhiều triển lãm không chỉ ở Australia mà còn ở Pháp, Đức, Mỹ như năm 1975 triển lãm tại Melbourne, năm 1976 tại Bremen, năm 1977 tại Cologne, năm 1992 tại Sydney, năm 1993-1994-1995 tại Paris, năm 1996 tại Gallery Quốc gia Victoria... Năm 1997 mọi người lại xôn xao,kính nể nhà điêu khắc - ngưòi hoạ sỹ gốc Việt Lê Thành Nhơn khi chiêm ngưỡng tác phẩm Rock Wall được đặt tại Monaco. Tượng Đức Mẹ đặt tại nhà thờ của cộng đồng người Việt ở Melbourne cũng là tác phẩm được đánh giá cao về mặt nghệ thuật. Các tượng chân dung như chân dung bác sỹ Phillip Law ( Đồng.1979), chân dung Loui Carbines( Đồng.1988) cũng khắc họa được cá tính nhân vật,còn chân dung thiếu nữ (Thạch cao.1990) lại lột tả được đặc điểm nhân chủng và vẽ đẹp riêng hồn nhiên và hoang dã của những thổ dân bản địa. Lê Thành Nhơn cũngkhá thành công trong chất liệu đá ,đối với ông đá là chất liệu để nhà điêu khắc có cơ hội bộc lộ chất tạo hình và cảm quan thẫm mỹ của mình rõ nhất. Trong số các tượng đá được dựng nhiều nơi ở Australia và một số nơi khác ở Châu Âu, đáng chú ý là Trụ đá cao 3m đặt ngay tại vườn tượng của nhà ông, tượng Chim Thiên đàng (Cao 1m50) với tính chất tạo khối lõm đa hướng để diễn tả cánh chim dang rộng đầy tinh thần ẩn dụ về sự kiên trì ,vượt khổ củaĐạo khi đến chúng sinh.Tác phẩm đá khác là Giai điệu đá-cây Olive (100x300cm) đặt ngoài trời tại Manaco có vẽ tượng trưng nhiều hơn ở hình tượng nhằm vào việc kêu gọi bảo vệ môi trường. Lê Thành Nhơn còn là một họa sỹ thực thụ khi ông sáng tác hàng loạt tranh lớn được người xem tán thưởng như các bức sơn dầu Xoắn ốc (1993),Con sò(1978) , Nụ hôn (1977), Đất nước (1998), Chiếc áo quàn, Hướng mặt trơi, Piet ta (1979), Những con chim của Thiên Đàng ( 2002)...
Ngày 5/11/2002 nhà điêu khắc-hoạ sỹ Lê Thành Nhơn từ giã cõi đời sau một thời gian dài lâm bệnh nặng, ông đã làm cho bao bạn hữu và người yêu mến ông, yêu những tác phẩm đầy sức sống của ông phải ngậm ngùi nuối tiếc. Lê Thành Nhơn còn để lại cho Huế tác phẩm Mẹ Việt Nam bằng chất liệu xi-măng trắng cao gần 3m. Đó là hình tượng ngưòi phụ nữ trẻ duyên dáng, khối hình mềm mại khác hẳn với những tượng các thần nữ trước đây của ông, trong sự chuyển động khối tròn chủ đạo và mô tả có nét hiện thực đời thưòng hơn . Đây là tác phẩm thứ ba của ông dành cho Huế. Với Huế tượng Phan Bội Châu và Quan Âm là những tác phẩm nghệ thuật quý giá mà thời gian đã chứng minh chúng là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá - tinh thần của ngưòi dân xứ Huế.