Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Khu bảo tồn thiên nhiên đảo Jeju - Hàn Quốc

Khu bảo tồn thiên nhiên đảo Jeju - Hàn Quốc là đảo lớn nhất Hàn Quốc với diện tích 1846 km2 (rộng 73 km, dài 41 km). Jeju nằm ở phía đông của lục địa châu Á, có biển bao quanh nên chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa và khí hậu đại dương ôn hòa quanh năm. Bên cạnh đó, dòng hải lưu chảy qua vùng cận biển và ngọn núi Hallasan có độ cao 1,950 m nằm ở trung tâm của hòn đảo cũng là yếu tố chính tác động đến khí hậu nơi đây, hình thành nên khí hậu cận nhiệt đới ẩm ướt chỉ có trên hòn đảo Jeju. Nhiệt độ bình quân trong năm trên đỉnh núi Hallasan là 3,7℃. Tùy theo độ cao khác nhau mà có sự phân bố theo chiều dọc của đới khí hậu từ cận nhiệt đới tới hàn đới rất rõ rệt. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.400 mm nhưng mưa ở khu vực phía Đông Nam nhiều hơn ở khu vực Tây Bắc. Ngoài ra, lượng mưa tăng lên cùng với độ cao, do đó, lượng mưa hàng năm của Seongpanak (750 m) trong khi đó lượng mưa ở Vườn quốc gia trên núi Hallasan vượt quá 2.000 mm.

Đảo Jeju là kết quả sự hình thành của rất nhiều ngọn núi lửa trên mặt biển. Ngọn núi nổi tiếng nhất là Halla, một đỉnh núi lửa đã ngủ yên hàng nghìn năm nay, với chiều cao 1.950 m, được gọi là “nóc nhà của Hàn Quốc”. Đó là một ngọn núi lửa được hình thành từ các dòng dung nham basalt. Phía đông của miệng núi lửa là một phần chứa đầy nước và trong đó có một hồ miệng núi lửa Baekrokdam. Tại đảo Jeju, có 368 núi lửa nhỏ vệ tinh, trong tiếng địa phương Jeju gọi là 'Oreum'. Khoảng 46 núi lửa vệ tinh nằm trong Vườn quốc gia ở núi Hallasan và khoảng 260 núi lửa nằm rải rác ở các khu vực có độ cao trên 200 m. Sông ở đây có mô hình thoát nước xuyên tâm từ núi Hallasan đến trung tâm nhưng chủ yếu chỉ là những dòng sông cạn. Một số miệng núi lửa ngập nước hình thành các vùng đầm lầy có quy mô nhỏ. Đặc biệt, có một vùng đất ngập nước được hình thành ở toàn bộ vùng chân núi Hallasan (1,100 m). Ngọn núi nằm trong khu công viên quốc gia Hallasan và từng được công nhận là di sản của UNESCO nhờ có sự đa dạng sinh học. Khu vực núi Hallasan có một số loài thực vật và động vật núi cao bao gồm 1800 loài thực vật, 400 tiêu bản thực vật và 50 loại thực vật đặc hữu. Tổ chức New 7 Wonders (7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới) đã lựa chọn đảo Jeju là một trong những kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Kết quả được thông qua vào tháng 11.2011. Trước đó, Jeju từng được UNESCO công nhận ba danh hiệu: khu vực bảo tồn sinh vật thế giới (2002), khu bảo tồn gồm công viên quốc gia Hallasan, các di tích thiên nhiên như YongCheon, HyodoCheon, Museom, Beomseom, Seopseom. Jeju là di sản thiên nhiên thế giới đầu tiên ở Hàn Quốc, được công nhận năm 2007 với tên gọi "Đảo núi lửa Jeju và hang dung nham", hình thành bởi khu vực bảo tồn thiên nhiên núi Hallasan, hệ thống hang động dung nham Geomun Oreum, Seongsan Ilchulbong. UNESCO công nhận Jeju là công viên địa chất thế giới năm 2010. Công viên bao gồm toàn bộ đảo Jeju, núi Hallasan, động Manjanggul, đỉnh Seongsan Ilchulbong, tầng trầm tích cổ địa tầng Seogwipo, thác Cheonjiyeon, vách đá Jusangjeolli, bờ biển Jungmun Daepo, núi Sanbangsan, bờ biển Yongmeori, đỉnh Suweolbong, đảo Udo, đảo Biyangdo, rừng Seonheulgot (Dongbaek Dongsan).

Ngoài ra Jeru được coi là di sản thế giới từ nham thạch: các bãi đá tự nhiên nằm sát biển, có hình đầu rồng được đặt tên là bãi đá Ðầu Rồng. Nham thạch “Co rút” không chỉ gắn liền với truyền thuyết ly kỳ về Rồng, còn là sự linh thiêng mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất và người dân Jeju. Đỉnh núi lửa Songsan (Sông-san) hay còn gọi là đỉnh Mặt trời mọc, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đỉnh núi cao 182 m so với mực nước biển, đường lên khá dốc và gấp khúc nhiều đoạn, nhưng theo từng bậc thang đá. Ðỉnh núi là vòng tròn tựa như lòng chảo, có 99 chóp nhấp nhô lớn nhỏ bao quanh miệng núi lửa, được kiến tạo từ những trận núi lửa phun trào cách đây hai triệu năm. Một điểm cũng khá nổi tiếng ở Jeju là ghềnh đá đĩa Jusangjeolli (Chu-sang-chê-ô-li) sát biển. Ghềnh đá này được hình thành từ dung nham phun trào của núi lửa, với những khối đá lớn xếp lên nhau như các tầng nhà. Đảo Jeru là nơi du lịch khá nổi tiếng của Hàn Quốc.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Cha-youn C., Jeju's Water and Water Resources Management, a paper presented to a conference sponsored by the Korea Agricultural Infrastructure Corporation and Jeju Ilbo, on March 31, 2005.
  2. Choi Y. H., Ko C. K., Environmental Issues in the Juju Island, Korea, 2006.
  3. Gi-won K., Jeju Groundwater Hydrology and Resources Management, Water and the Future, July, August, September Issues of 2006.