Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Kỹ thuật sản xuất video

Kỹ thuật sản xuất video (hay Kỹ thuật tiền kỳ và hậu kỳ video, tiếng Anh Video Production Technique) là quá trình xử lý, kết hợp và thao tác nhiều thiết bị khác nhau, bao gồm những kỹ thuật cơ bản để thực hiện và biên tập một nội dung video cho truyền hình phù hợp với yêu cầu của nhà tổ chức. Vd. một đoạn quảng cáo 30 giây, không thể nào cho quá nhiều thông tin vào đó, cần phải lựa chọn nội dung, cảnh quay, ý nghĩa quan trọng để mô tả nó, tiếp đến, sản phẩm video đó sẽ được phát song ở đâu (YouTube, TV, hay website); điều đó đòi hỏi cần phải hiểu và thành thạo sử dụng các kỹ thuật sản xuất video.

Cách ghi hình phổ biến[sửa]

Trong kỹ thuật sản xuất video có hai cách thực hiện phổ biến để ghi hình:

Một máy quay[sửa]

Sản phẩm ghi hình với một máy quay, trong đó, toàn bộ sản phẩm hoặc các phân đoạn sản phẩm video đều được sử dụng một máy quay này để ghi hình. Một máy quay nhẹ duy nhất (có máy ghi âm riêng của nó), nhỏ gọn, và tự do đi bất cứ nơi nào (không được gắn cáp vào bộ chuyển đổi). Người đạo diễn hình ảnh có thể ở ngay tại chỗ bên cạnh máy quay, nhìn thấy cơ hội và giải thích chính xác những gì anh ấy hoặc cô ấy muốn cho người thao tác máy quay đó. Trong trường hợp sản phẩm tài liệu, người nghĩ ra và tổ chức dự án có thể vận hành máy quay luôn. Phương pháp này mang đến cho đạo diễn lợi ích rất nhiều cho việc ghi hình hiện tại và chỉnh sửa sau này. Đạo diễn có thể chọn và sắp xếp lại kịch bản để ghi hình thử một vài cảnh quay. Ghi hình bằng một camera thường sẽ dễ bị gián đoạn hoặc lặp lại các hành động để định vị lại cảnh quay. Việc duy trì tính liên tục giữa các thiết lập, thậm chí cả cách điều kiện quay có thể thay đổi (chẳng hạn như ánh sáng hoặc thay đổi thời tiết), đều cần được lưu ý. Khi ghi hình bằng một camera, đạo diễn không phải lo lắng về việc phối hợp nhiều máy quay khác nhau, mỗi máy quay khác nhau đều cần thiết lập và lựa chọn góc quay phù hợp. Đạo diễn được giải tỏa căng thẳng khi liên tục dẫn dắt, hướng dẫn và chuyển đổi giữa các máy quay. Nhưng việc quay bằng một máy sẽ chiếm thời gian khi sắp xếp giữa các phân đoạn video, vì tất cả hình ảnh đều được lưu tại một máy.

Nhiều máy quay[sửa]

Sản phẩm ghi hình với nhiều máy quay, trong đó, sản phẩm video có thể được kết hợp ghi hình bởi hai, ba hoặc bốn máy quay và được sử dụng tất cả tư liệu đó để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Nếu trong hoàn cảnh bạn muốn ghi hình một hành động liên tục nhưng ở các góc khác nhau, nhưng chỉ với một máy quay. Bạn cần di chuyển máy quay nhiều lần và cần phải bố cục lại cho các phân cảnh đó. Nhưng đối với ghi hình với nhiều máy quay, bạn chỉ cần chuyển đổi giữa các máy quay để đạt được góc hình tốt nhất. Ghi hình với một máy quay, đạo diễn có thể đứng gần máy quay để chỉ đạo, còn với ghi hình với nhiều máy quay, đạo diễn cần đứng ở phía xa để bao quát được tổng thể. Đạo diễn sẽ xem được tổng thể các góc của máy quay thông qua một màn hình tổng hợp. Từ đó, đạo diễn đưa ra những phương án và thay đổi tương ứng, ghi hình trực tiếp thường được sử dụng kỹ thuật ghi hình này, để có thể thay đổi nội dung cho người xem. Với ghi hình nhiều máy quay có thể ghi hình theo những loại sau: trực tiếp (trực tiếp cho từ máy tới người xem), trực tiếp theo băng (ghi hình được hoàn tất và đạo diễn có thể chỉnh sửa), cảnh theo cảnh (mỗi cảnh được ghi hình và được xử lý trước khi phát).

Mỗi kỹ thuật này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Một số chương trình, chẳng hạn như thể thao, không thể được quay một cách hiệu quả (chẳng hạn như ghi âm toàn bộ trò chơi) với một camera duy nhất, lúc này quay nhiều máy sẽ phát huy nhiều ưu điểm; đối với các loại chương trình khác, quay một máy lại là cách tiếp cận phù hợp (chẳng hạn như một cuộc phỏng vấn có người ở nhà). Theo quan điểm của đạo diễn, kỹ thuật sản xuất là khác nhau rõ rệt. Đối với sản xuất trực tiếp, một camera sẽ không cần thiết. Nhưng để sản xuất được ghi âm, đạo diễn có thể áp dụng các kỹ thuật tương tự như của những nhà làm phim.

Nguyên tắc quay[sửa]

Ngoài nguyên tắc quay nhiều máy, người quay phim cũng cần lưu ý một số điểm khi quay đó là:

  • Khi cầm máy và quay cần để máy quay dừng một thời gian ngắn trước và sau khi chuyển động (thời gian khoảng 5 giây - để phục vụ biên tập sau này, cũng như sự ổn định của cảnh quay). Phương pháp này cũng giúp nhân vật được quay có thời gian chuẩn bị trước khi quay.
  • Cảnh quay không được nghịch nhau, nghĩa là sau một cảnh quay từ trái sang phải không thể nào có cảnh quay ngang từ phải sang trái và ngược lại. Phương pháp này giúp người xem không có cảm giác khó chịu và mất tập trung.
  • Trên một bối cảnh bao giờ cũng cần đảm bảo luật đa dạng về cơ cảnh (nghĩa là cần có đủ các cỡ cảnh như toàn, trung, cận…)
  • Quay nhiều máy sẽ cho ra nhiều khung hình với chất lượng hình ảnh khác nhau, như: ánh sáng, độ phân giải, màu sắc. Do đó, người quay cần lưu ý các máy quay nên cùng một hãng và cùng loại, như vậy sẽ đảm bảo các thông số về chất lượng hình ảnh được đồng nhất, hỗ trợ cho việc chỉnh sửa sau này dễ dàng hơn.

Trục diễn xuất[sửa]

Đối với kỹ thuật sản xuất video, các phương pháp quay nhiều máy, quay 1 máy nhằm đảm bảo sản phẩm video có nhiều cảm xúc. Tuy nhiên, sau khi hậu kỳ sản phẩm video, thì trục diễn xuất và cách xác định trục diễn xuất sẽ giúp ích cho sản phẩm video ổn định về mặt thị giác cho người xem. Trục diễn xuất là một đường thẳng tưởng tượng chia không gian làm hai phần. Thông thường thì tất cả máy quay phải đặt một bên của trục diễn xuất. và để xác định trục diễn xuất trước tiên chúng ta cần xác định được những yếu tố sau:

- Nhân vật diễn

- Không gian cảnh quay/không gian khuôn hình

- Nội dung/kịch bản cảnh quay

Sau khi có những thông tin đầy đủ như trên chúng ta có thể chia không gian cảnh quay làm 2 phần để có thể sắp xếp máy quay để thực hiện quay

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Blain Brown, “Cinematography”, Focal Press - USA, 2012
  2. Joseph V. Mascelli, “The five C’s of cinematography - Motion picture filming techniques”, Silman-James Press - LOS ANGELES, 1998
  3. Gerald Millerson and Jim Owens, “Video Production Handbook”, 4th edition, Elsevier Inc, 2008.