Kén ăn có điều kiện là sự không thích thú được rèn luyện và sự từ chối đối với một loại vị nhất định, có liên quan bệnh lý. Cường độ của sự kén ăn này phụ thuộc vào cách thức sử dụng để gán ghép thức ăn với loại bệnh tật hiện mắc, với đặc tính của loại thực phẩm và bản chất của bệnh.
Quy trình điều kiện hóa[sửa]
Quy trình gây chán ăn có điều kiện tương đồng với điều kiện hóa cổ điển. Ở đây kích thích có điều kiện (CS) thường là một vị mới và kích thích không điều kiện (US) thường là một chất gây nôn.
Đáp ứng không điều kiện (UR) thường mơ hồ và được coi là có liên quan tới buồn nôn, khó chịu và các ảnh hưởng bên trong khác được gây ra bởi kích thích không điều kiện. Sau một hoặc nhiều ghép cặp với kích thích không điều kiện thì kích thích có điều kiện sẽ dùng để gây ra đáp ứng có điều kiện.
Một quy trình đối xứng quan trọng khác là một nhóm không ghép cặp không nhận thí nghiệm tương tự với cả hai kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện, nhưng ở các thời điểm đủ khác nhau thì không xảy ra điều kiện hóa với kích thích có điều kiện. Có hai loại test được sử dụng để đánh giá kết quả của quá trình điều kiện hóa là test ưu tiên và test phản ứng vị giác. Trong test ưu tiên, con vật được cho lựa chọn giữa kích thích có điều kiện và một chất trung tính, thường là nước hoặc đồ ăn thông thường. Sau khi điều kiện hóa, việc nhận kích thích có điều kiện được giảm đi một cách chọn lọc. Trong test phản ứng vị giác (Grill & Norgren, 1978), kích thích có điều kiện được truyền thẳng vào miệng của đối tượng và phản ứng ăn vào - thải ra điển hình của loài sẽ được lượng giá. Sau khi điều kiện hóa, đối tượng tăng phản ứng đào thải và giảm chấp nhận. Tương phản rõ rệt với quy trình điều kiện hóa cổ điển, khoảng thời gian từ kích thích không điều kiện đến kích thích có điều kiện trong quy trình này có thể dài hàng tiếng đồng hồ nhưng vẫn cho kết quả mạnh mẽ trong một lượt thực hiện (Garcia, Hankins & Rusiniak, 1974). Những đặc điểm này giúp con vật học cách phòng tránh các chất độc kể cả khi chưa có nhiều kinh nghiệm với chất độc đó, thậm chí khi chất độc không có tác dụng ngay.
Đặc tính của thức ăn[sửa]
Hiện tượng kén ăn có điều kiện còn được hiểu là kén hương vị, tránh bả độc có điều kiện tùy theo mục đích của người thực hiện. Một kén vị có điều kiện thể hiện ở chỗ kích thích có điều kiện vị giác chỉ kích thích thụ cảm ở lưỡi. Kén hương có điều kiện hàm ý rằng tín hiệu của cả hai vị và hương tạo nên một tổng thể kích thích có điều kiện cùng tham gia vào điều kiện hoá. Các chất có hương vị đắng, chua hay thối có thể gây ra kén chọn không điều kiện, nhưng các nhà nghiên cứu thường sử dụng các loại hương vị gây ra phản ứng ăn như dung dịch saccharin loãng. Sau khi sử dụng chất gây nôn là lithium chloride (LiCl), một sự suy giảm về phản ứng ăn này xuất hiện rất nhanh ở các con vật được nhận kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện gần nhau. Bất kỳ loại vị hay hương vị đặc biệt nào đều có thể là đối tượng của điều kiện hóa kén ăn nhưng một số loại hương vị dễ điều kiện hóa hơn. Ví dụ: protein trứng, phô mai và thịt thường dễ điều kiện hóa hơn tinh bột và các loại đồ ăn mới thường dễ điều kiện hóa hơn đồ ăn thường ngày.
Đặc tính của bệnh[sửa]
Kích thích không điều kiện được biết đến có thể gây ra kén ăn thường có ức chế tiêu hóa như nôn, buồn nôn hay khó chịu. LiCl là một chất thông dụng trong thí nghiệm trên chuột. Chất gây nôn trong kén ăn trị liệu trên người trong cai rượu bao gồm: apomorphine, emetidine, sirô ipecac, disulfiram, etanol và một số chất khác. Các thí nghiệm không sử dụng thuốc để điều kiện hóa bao gồm sử dụng chóng mặt do xoay và một số can thiệp ngoại khoa như cắt thần kinh X dưới cơ hoành và thắt ống mật. Ghép cặp ngẫu nhiên của các thức ăn mới không gây hại với bệnh lý đường tiêu hóa là nguyên nhân của nhiều trường hợp kén ăn ở người, nhất là khi bệnh nhân nôn, buồn nôn do ung thư hoặc hóa trị ung thư. Một số loại điều trị còn có thể gây ra điều kiện hóa khi ghép cặp với một số loại đồ ăn hoặc vị có thể nói tới như amphetamine, cocaine, morphine và phencyclidine. Thú vị thay, trái ngược với thuốc gây nôn, chuột có thể tự sản xuất các loại chất này ở trong một số hoàn cảnh.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Berger, B. D., Wise, C. D., & Stein, L., Area postrema damage and bait shyness, Journal of Comparative Physiology and Psychology, 82, 1973,pp. 475 - 479.
- Garcia, J., Hankins, W. G., & Rusiniak, K. W., Regulation of the milieu interne in man and rat. Science, 185, 1974, pp. 823 - 831.
- Grill, H. J., & Norgren, R., The taste reactivity test: I. Mimetic responses to gustatory stimuli in neurologically normal rats, Brain Research, 143, 1978, pp. 263 - 279.
- Ritter, R. C., McGlone, J. J., & Kelley, K. W., Absence of lithium-induced taste aversion after area postrema lesion. Brain Research, 201, 1980, pp. 501 - 506.
- Howard, M. O., & Jenson, J. M., Chemical aversion treatment of alcohol dependence: II. Future research directions for the ’90s, International Journal of the Addictions, 25, 1990, pp. 1.403 - 1.414.
- Parker, L. A., Rewarding drugs produce taste avoidance, but not taste aversion, Neuroscience and Biobehavioral Reviews, 19, 1995, pp. 143 - 151.
- Lane, J. R., Starbuck, E. M., & Fitts, D. A., Ethanol preference, metabolism, blood pressure, and conditioned taste aversion in experimental cholestasis, Pharmacology, Biochemistry, and Behavior, 57, 1997, pp. 755 - 766.
- Bernstein, I. L., Taste aversion learning: A contemporary perspective, Nutrition, 15, 1999, pp. 229 - 234.
- Mediavilla, C., Molina, F., & Puerto, A., Inferior olive lesions impair concurrent taste aversion learning in rats, Neurobiology of Learning and Memory, 72, 1999, pp. 13 - 27.
- Schafe, G. E., Fitts, D. A., Thiele, T. E., LeDoux, J. E., & Bernstein, I. L., The induction of c-Fos in NTS following taste aversion learning is not correlated with measures of conditioned fear, Behavioral Neuroscience, 114, 2000, pp. 99 - 106.