Mục từ này cần được bình duyệt
Gió qua rặng liễu/đang phát triển
Gió qua rặng liễu
The wind in the willows
Wind in the Willows - Front cover.jpg
Trang bìa ấn bản 1913 do họa sĩ Paul Bransom thiết kế.
Nhan đề gốcRặng liễu rì rào
Willows whistle
Tác giảKenneth Grahame
Dịch giảNguyên Tâm
Nguyên Phương
Họa trangErnest H. Shepard (1931)
Arthur Rackham (1940)
Charles van Sandwyk (2007)
Họa bìaPaul Bransom (1913)
Địa điểmFlag of the United Kingdom (3-5).svg Vương quốc Liên hiệp Anh và Ái Nhĩ Lan
Ngôn ngữTiếng Anh
Thể loạiTiểu thuyết thiếu nhi
Nhà xuất bảnMethuen Publishing
Thời điểm
15 tháng 06 năm 1908
Tập sauThời vàng son
Thời thơ mộng 

Gió qua rặng liễu (Anh văn : The wind in the willows) là nhan đề một tiểu thuyết thiếu nhi do tác giả Kenneth Grahame xuất bản năm 1908 tại Bắc Yorkshire[1].

Lịch sử[sửa]

Năm 1908, thầy kí lục nhà băng Anh Quốc Kenneth Grahame hồi hưu. Ông về sống tại thôn Blewbury (hạt Berkshire), nơi gắn liền với bao kỉ niệm thuở ấu thơ. Ông dành nhiều thì giờ trên sông Thames để khởi thảo một tuyển tập đồng thoại để đọc cho con trai Alastair (biệt danh Chuột) trước khi ngủ. Alastair sẵn thể trạng yếu, lại mù một mắt do hậu quả sinh non, nên phải chịu tàn phế suốt đời[2].

Kenneth Grahame bắt đầu kể những mẩu truyện kì thú về lão Cóc (Mr. Toad) cùng các bạn Chuột Chũi, Chuột Cống, Lửng và Rái Cá. Để rồi về sau, tác giả gộp các thủ bản này dưới nhan đề Gió qua rặng liễu[3].

Nội dung[sửa]

Nhân vật[sửa]

  • Chuột Chũi (Moly) : Ẩn sau tính cách hiền lành, nhã nhặn là bộ óc vô cùng thông minh, lắm khi láu cá.
  • Chuột Cống (Ratty) : Tính tình ương bướng, thích làm thơ và lang thang dọc sông Thames.
  • Lão Cóc (Toady) : Tự phụ và bốc đồng, nhưng kì thực nhất mực hào phóng với bằng hữu. Y thừa hưởng lâu đài xa hoa của cóc cha quá cố, hàng ngày quanh quẩn với cuộc sống nhàm chán tại tư thất, nhưng lúc nào cũng bị ám ảnh vì những trò phiêu lưu mạo hiểm thường đọc trong sách vở.
  • Ông Lửng : Cộc cằn nhưng từ ái, vốn là bạn tri âm của cóc cha, lúc nào cũng nghiêm khắc với thói hư tật xấu của cóc con.
  • Rái Cá : Gồm cha Otter và con Portly. Cùng ở xóm bờ sông với Chuột Cống, gia cảnh không được sung túc gì.
  • Chồn : Bọn phản diện, gồm hàng trăm đứa, có âm mưu chiếm lâu đài Cóc làm căn cứ để tiến tới thống trị đồng nội ven sông Thames.
  • Con thầy cai : Một thiếu nữ thông minh nhơn hậu, cứu Cóc khỏi nhà ngục.
  • Pan : Vị thần mục súc chăm nom Portly lúc vắng cha.
  • Sóc, ThỏCáo : Những cư dân đồng nội.

Ảnh hưởng[sửa]

Suốt ba thập niên sau khi phát hành lần đầu, Gió qua rặng liễu luôn nằm trong nhóm sách bán chạy nhất tại quần đảo Anh. Năm 1909, từ bên kia đại dương, tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đã gửi một bức thư riêng cho Kenneth Grahame, bộc bạch rằng : "Tôi cứ đọc đi đọc lại, và phải thú thực rằng, đã coi các nhân vật trong sách như bạn cố tri"[4]. Tuy vậy, mặc dù được giới phê bình hết sức kì vọng, nhưng hai cuốn tiếp sau Thời vàng sonThời thơ mộng không được đánh giá cao.

Trong khoảng một thế kỷ từ khi ra đời, Gió qua rặng liễu liên tục được chuyển thể thành thoại kịch, phim hoạt họa cùng các phiên bản điện ảnh truyền hình.

Tham khảo[sửa]

Liên kết[sửa]

  1. Green, Peter (1983), "Chapter 1: Dragons and Pterodactyles 1859–1867", Beyond the Wild Wood: The world of Kenneth Grahame, author of The Wind in the Willows, New York: Facts on File, tr. 9–24, ISBN 0-87196-740-5
  2. Robin & Valerie Bootle (1990), The Story of Cookham, Privately published by Cookham, tr. 188, ISBN 0-9516276-0-0CS1 maint: uses authors parameter (link)
  3. Green, Peter (1983), "Chapter 2: The Spell of Oxford", Beyond the Wild Wood: The world of Kenneth Grahame, author of The Wind in the Willows, New York: Facts on File, tr. 29–40, ISBN 0-87196-740-5
  4. "First edition of The Wind in the Willows sells for £32,400", The Guardian, ngày 24 tháng 3 năm 2010, truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2014.

Tài liệu[sửa]

Tư liệu[sửa]