Dynamit (tiếng Anh dynamite) là một nhóm các chất nổ mà thành phần quan trọng nhất là glycerin trinitrat còn gọi là nitroglycerin.
Gur-Dynamit là dynamit đầu tiên được Alfred Nobel tìm ra vào năm 1867. Đó là hỗn hợp của 75% glycerin trinitrat được hấp thụ trên 25% kieselgur (đất sét) và một ít sô đa. Sau này kieselgur được thay thế bằng các chất oxy hóa nhiên liệu (c.g. chất nổ mồi) để tăng năng lượng cho dynamit Gur-Dynamit cháy một cách êm dịu, không nguy hiểm, khó phát nổ khi va đập, nhưng khi có chất nổ mồi sẽ nổ mạnh. Gur-Dynamit là dạng sản phẩm đầu tiên nguy hiểm của glycerin trinitrat khi tiếp xúc với nó. Sau này thay cho Gur-Dynamit là các hỗn hợp mà ở đó chất mang kieselgur được thay bằng chất mang khác có thể cũng gây nổ và do đó tăng hiệu quả nổ của glycerin trinitrat. Ví dụ: Gelatin-Dynamit đã thay thế kieselgur bằng gelatin gây nổ.
Dynamit I chứa 65% dầu nổ được trộn với bông gelatin hóa (một hỗn hợp khó bị đông cứng từ glycerin trinitrat và ethylenglycoldinitrat), 25-29% natrinitrat và 6-9% bột gỗ bên cạnh một lượng nhỏ chất phụ gia bắt acid. Tốc độ nổ của loại này đạt tới 6500 m/s.
Thông thường thì nitroglycerin và natrinitrat là hai chất oxy hóa chính, chiếm tới 80% trọng lượng của các chất nổ trong dynamit Các chất phụ gia khác trong dynamit bao gồm các loại nhiên liệu giàu carbon, các chất chống acid (bắt acid) và lưu huỳnh. Trong ammoniac dynamit chất oxy hóa rắn được dùng là ammonium nitrat.
Ứng dụng[sửa]
Dynamit dùng cho các mục đích sử dụng khác nhau cũng được điều chế với các khối lượng riêng khác nhau, từ 0,8 đến 1,7 g/cm³ và sức nổ từ 2000 đến 7.000m/s. Các loại dynamit dùng trong mỏ khai thác than nhìn chung chứa khoảng 10% natri chlorua nhằm giảm bớt nhiệt độ ngọn lửa của các sản phẩm phân hủy.
Dynamit được sử dụng để phá những núi đá rất rắn và để thực hiện những vụ nổ ngầm dưới nước. Tuy nhiên, việc sử dụng này đã bị hạn chế nhiều do sự xuất hiện của thuốc nổ trên cơ sở ammoniumnitrat được gelatin hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Brockhaus ABC Chemie, VEB F. A. Brockhaus Verlag Leipzig 1966, 317.
- Kirk - Othmer, Encyclopedia of Chemical Technology, third Edition, John Wiley & Sons, 1980, Vol.9, p.598.