Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Dẫn truyền thần kinh hướng tâm

Dẫn truyền thần kinh hướng tâm Những sợi trục (axon) trước xinap tới một nơron. Tận cùng của các sợi trục này có các túi nhỏ (còn gọi là các cúc) trong đó chứa các chất dẫn truyền thần kinh. Khi xung thần kinh được truyền tới, các chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng ra khỏi các túi này vào khe xinap. Tại đây chúng được gắn với thụ thể của các sợi nhánh (dendrites) và những thụ thể này tiếp nhận thông tin từ các chất dẫn truyền thần kinh. Chủ đề về dẫn truyền thần kinh hướng tâm là rất rộng và phần lớn thông tin về chức năng của dẫn truyền hướng tâm này đều dựa trên các nghiên cứu về hướng tâm cơ sở (primary afferents).

Hướng tâm cơ sở[sửa]

Hướng tâm cơ sở bao gồm những tế bào thần kinh có sợi trục tiếp hợp qua các thụ thể cảm giác cơ thể, đi qua các hạch rễ sau của thần kinh cảm giác tới tủy sống. Thân của các tế bào hướng tâm là các tế bào nằm ở hạch rễ sau (hạch gai) của hệ thần kinh ngoại vi. Dẫn truyền quaxinap từ sợi trục tới các tế bào hậu xinap theo từng phân đoạn, ở các đoạn gần, hoặc có thể ở một khoảng cách nào đó, thậm chí với xinap thần kinh đầu tiên của thân não tại nhân bó cột sau. Hướng tâm cơ sở tiếp hợp với các thụ thể xúc giác, cảm giác nhiệt, cảm giác từ sự dịch chuyển của cơ khớp và cảm giác đau. Các dây thần kinh cảm giác được chia thành các nhóm I, II, III và IV dựa theo sự giảm dần đường kính sợi trục và tốc độ dẫn truyền. Hầu hết các tài liệu sinh lý học người đều có các thông số này, tuy nhiên hầu như chính xác bởi chúng được thu thập qua những thí nghiệm trên mèo. Dây thần kinh của mèo, như chúng ta đã biết, dẫn truyền nhanh hơn nhiều so với dây thần kinh của con người.

Tính phức tạp của hướng tâm cơ sở[sửa]

Các tài liệu sinh lý học người mô tả một số mối liên hệ phổ biến giữa hướng tâm cơ sở và các neuron vận động, đảm nhiệm cho phản xạ căng, phản xạ rút lui, phản xạ vận động đảo nghịch cơ, v.v. Tuy nhiên những tài liệu này cũng ít khi đề cập đến rằng đây chỉ là những đường đơn giản và chúng được bao phủ bởi những xuất chiếu (projection) bổ sung cực kỳ phức tạp của các hướng tâm tới các tế bào nơron vận động khác và các nơron trung gian của tủy sống. Những xuất chiếu này điều biến mạnh mẽ đầu vào các con đường xuất phát từ vùng (pool) những nơron trung gian xuất phát từ tủy sống. Sự phóng điện của các thụ thể cảm giác cơ thể chuyên biệt có thể có tác động lan rộng đến các vùng nơron của tủy sống và não với các mức độ mạnh yếu khác nhau.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Craighead W.E., Nemeroff C.B., The Concise CorsiniEncyclopedia of Psychology and Behavioral Sciences, 3rd Ed., John Wiley & Sons, Inc., 2004, pp. 24 - 25.
  2. Binder M.D., Hirokawa N., Windhorst U., Encyclopedia of Neuroscience, Springer, 2009, pp. 64.
  3. VandenBos G.R., Editor in Chief, APA Dictionary of Psychology, American Psychological Association, Washington DC, 2015, pp. 24.