Chứng loạn thần ở người cao tuổi Triệu chứng xuất hiện bởi sự hoang tưởng hoặc ảo giác và khá phổ biến ở người cao tuổi.
Căn nguyên tâm thần kinh của chứng loạn thần thường bao gồm các tình trạng mãn tính, như tâm thần phân liệt khởi phát sớm, tâm thần phân liệt khởi phát muộn, ảo giác, rối loạn tâm thần đi kèm các dạng sa sút trí tuệ khác nhau (bao gồm bệnh Alzheimer), rối loạn cảm xúc đi kèm các đặc trưng loạn thần, cũng như một số tình trạng thần kinh mãn tính khác. Chứng loạn thần có thể xuất hiện trong những tình trạng cấp tính hơn, đôi khi là trong những tình trạng trái ngược nhau, như cơn sảng, sử dụng hoặc cai rượu và/hoặc chất gây nghiện và một số bệnh thần kinh cụ thể.
Kraepelin lần đầu tiên mô tả và định nghĩa tâm thần phân liệt là chứng sa sút trí tuệ phân liệt (dementia praecox) vào năm 1896. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại lần đầu tiên được Morel sử dụng vào năm 1860 để minh họa cho một trường hợp trẻ trai vị thành niên có các hội chứng loạn thần cấp và giảm sút nhận thức. Thuật ngữ sa sút trí tuệ loạn thần tham chiếu tiến triển và độ tuổi khởi phát (sớm) của chứng tâm thần phân liệt. Thuật ngữ “sa sút” dùng để chỉ một sự suy giảm nhân cách tiến triển liên quan đến ý chí và cảm xúc. Trong khi, thuật ngữ “phân liệt” lại cho thấy độ tuổi khởi phát bệnh ở giai đoạn vị thành niên và đầu tuổi trưởng thành.
Rối loạn tâm thần phân liệt khởi phát sớm ở cuối cuộc đời[sửa]
Các triệu chứng tâm thần[sửa]
Theo thời gian, các triệu chứng được cải thiện, trở nên tích cực hơn, đặc biệt là các triệu chứng hoang tưởng và ảo giác. Theo các dữ liệu nghiên cứu dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng trên dưới một nửa số bệnh nhân tâm thần phân liệt cao tuổi khởi phát sớm được cho rằng “đã phục hồi toàn bộ”, hoặc đã có sự giảm thiểu trong tâm bệnh lý nói chung.
Về nhận thức[sửa]
Người bệnh tâm thần phân liệt sống tại cộng đồng có mẫu nhận thức ổn định theo thời gian. Bệnh tâm thần phân liệt liên quan đến sự thiếu hụt nhận thức từ mức độ nhẹ đến trung bình ở các lĩnh vực nhận thức khác nhau. Không có kiểu suy giảm nhận thức đặc thù nào là duy nhất hoặc phổ biến ở tất cả người bệnh tâm thần phân liệt. Sự thiếu hụt thường được tìm thấy trên một loạt khả năng nhận thức gồm: khả năng chú ý và trí nhớ làm việc, học tập dựa trên trí nhớ tạm thời, các chức năng điều hành và ra quyết định, tâm vận động/tốc độ xử lý thông tin. Người cao tuổi bị tâm thần phân liệt trải qua những thay đổi điển hình trong chức năng nhận thức vốn cũng xảy ra với quá trình lão hóa bình thường, nhưng chứng quên nhanh lại không điển hình và do đó cần đánh giá thêm các yếu tố đồng đẳng như bệnh Alzheimer hoặc các bệnh sa sút trí tuệ vỏ não khác.
Về chức năng[sửa]
Chức năng của người cao tuổi bị tâm thần phân liệt suy giảm nhiều hơn so với những người không mắc bệnh. Các triệu chứng dương tính không tương quan với tình trạng chức năng; trong khi các triệu chứng âm tính (như thờ ơ, lười vận động, mất động lực) lại có tương quan nghịch với tình trạng chức năng.
Sự hài lòng về chất lượng cuộc sống[sửa]
Phần lớn người có bệnh báo cáo một mức độ hài lòng cuộc sống tương đối cao và chối bỏ sự chuyển biến xấu đi trong chất lượng cuộc sống có liên quan với lão hóa. Hài lòng cuộc sống thường mang tính chủ quan, trong khi chất lượng cuộc sống có liên quan gián tiếp với các triệu chứng dương tính. Sự nghiêm trọng của các triệu chứng trầm cảm, suy giảm vận hành chức năng nhận thức, sự khởi phát tâm thần phân liệt ở độ tuổi sớm hơn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống sức khỏe tâm thần và sự vận hành chức năng của người cao tuổi tâm thần phân liệt; trong khi sự suy giảm chức năng xã hội, các yếu tố tâm lý gồm kiểu ứng phó né tránh, các biến cố cuộc đời tiêu cực và các triệu chứng loạn thần nghiêm trọng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống có liên quan đến sức khỏe chung ở nhóm người này. Người bệnh tâm thần phân liệt thường gặp khó khăn trong tiếp xúc với gia đình, trong các mối quan hệ liên cá nhân.
Rối loạn tâm thần phân liệt khởi phát muộn ở người cao tuổi[sửa]
Dịch tễ[sửa]
Số liệu mới nhất về tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt khởi phát muộn ở khoảng 45 đến 64 tuổi trong cộng đồng là 0.3%.
Các đặc trưng lâm sàng[sửa]
Tìm thấy mức độ nghiêm trọng của tâm bệnh lý tổng thể và các triệu chứng dương tính, mức độ khó thích nghi ở thời thơ ấu, tiểu sử tâm thần phân liệt của gia đình, sự đáp ứng với thuốc an thần và tính mãn tính của tiến trình bệnh. Có một số lượng lớn những BT nhỏ về thực thể cho thấy khả năng xuất hiện những rối loạn phát triển sớm. Xuất hiện những thiếu hụt cảm giác điều chỉnh ở mức độ cao (sử dụng trợ thính, đeo kính sớm) và có những suy giảm về các cảm giác khác. Người cao tuổi có rối loạn tâm thần phân liệt khởi phát muộn càng ít các triệu chứng âm tính hay rối loạn tư duy hình thức thì sẽ càng dễ rơi vào kiểu hoang tưởng dạng phân liệt.
Về nhận thức và chức năng[sửa]
Người cao tuổi có rối loạn tâm thần phân liệt khởi phát muộn không hẳn bị sa sút trí tuệ, ít suy giảm về tính trừu tượng hoặc tính linh hoạt của tư duy và trí nhớ ngôn ngữ. Các kết quả chụp cắt lớp thần kinh cho thấy những BT về cấu trúc não không đặc hiệu (tỷ lệ giữa tâm thất và não cao hơn) và những thay đổi cấu trúc khu trú (suy giảm hồi chuyển thái dương trên và thùy thái dương trái), xuất hiện đồi thị lớn hơn liên quan đến sự giảm bớt đồi thị khiếm khuyết trong căn nguyên của bệnh.
Điều trị[sửa]
Các điều trị thuốc thường tập trung cho nhóm người cao tuổi có rối loạn tâm thần phân liệt khởi phát sớm hơn là cho nhóm khởi phát muộn và rất muộn. Có nhiều loại thuốc hiệu quả như clozapine, risperidone, olanzapine và aripiprazole. Các can thiệp tâm lý xã hội được dùng thêm vào trong chữa trị cho người bệnh cao tuổi có rối loạn tâm thần phân liệt sau khi đã chữa trị triệu chứng bằng thuốc. Liệu pháp CBT (nhận thức hành vi) và huấn luyện các kỹ năng xã hội được xem là những liệu pháp thêm vào có hiệu quả cao, giúp người có rối loạn đạt được các kỹ năng tốt hơn và tự vận hành các chức năng sống.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Kraeplin, E., Dementia Praecox and Paraphrenia [Translated in 1919 from the eighth German edition of the ‘Test-book of Psychiatry,’ vol. iii, part ii, section on Endogenous Dementias published in 1913], Huntington, NY: Krieger; 1971.
- Robins, L.N., Regier, D.A., Psychiatric Disorders in America: The Epidemiologic Catchment Area Study, New York: The Free Press, 1991.
- Iglewicz, A., Meeks, T. W., & Jeste, D. V., New wine in old bottle: late-life psychosis, The Psychiatric clinics of North America, 34 (2), 295 - vii, https://doi.org/10.1016/j.psc.2011.02.008, 2011.