Mục từ này cần được bình duyệt
Chủ nghĩa hành vi

Chủ nghĩa hành vi là một trường phái tâm lý học không mô tả giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ thể.

Lịch sử phát triển[sửa]

Một trong những trường phái có ảnh hưởng rất mạnh trong tâm lý học thế kỷ XX. Chủ nghĩa hành vi ra đời 1913 và phát triển cho tới ngày nay người sáng lập chủ nghĩa hành vi là J. Watson (1878-1958) với bài báo “Nhà hành vi học nhìn tâm lý thế nào” (Watson 1913, p. 158) tại đây ông đã chỉ ra dức tin nền tảng của các nhà hành vi học: “Tâm lý học được các nhà hành vi học xem xét như là một nhánh thực nghiệm hoàn toàn khách quan của khoa học tự nhiên. Mục đích phương pháp luận của nó là dự báo và kiểm tra hành vi. Hướng nội không phải là phần thiết yếu trong các phương pháp cũng không phải là các giá trị khoa học của các dữ liệu khoa học vay mượn từu các giảng giải theo ý thức”

Các đại diện tiêu biểu[sửa]

Burrhus Federic Skinner năm 1950 tại Khoa Tâm lý học, Đại học Harvard

Các đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hành vi là John Broadus Watson, Edward Chace Tolman, Edward Lee Thorndike, Burrhus Federic Skinner... Sau khi ra đời khoảng 7 thập kỷ Chủ nghĩa hành vi tiếp tục phát triển, phân hóa vào những năm 60 của thế kỷ XX được gọi là Chủ nghĩa hành vi mới (Chủ nghĩa hành vi chính thức và Chủ nghĩa hành vi không chính thức).

Các quan điểm cơ bản[sửa]

Chủ nghĩa hành vi cho rằng tâm lý học không mô tả giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ thể. Hành vi ở con người và động vật được hiểu là những cử động của cơ thể được thể hiện ra bên ngoài nhằm đáp lại một kích thích nào đó. Theo J. Watson toàn bộ hành vi của con người có thể được mô tả bằng công thức: S-R (stimulation-respond) tức là kích thích và phản ứng. Với quan điểm trên J. Watson đã có một cách nhìn mới mang tính tiến bộ so với các trường phái tâm lý trước đó (coi tâm lý là cái bên trong chỉ có thể nghiên cứu bằng phương pháp nội quan) là coi hành vi, tâm lý là do ngoại cảnh quyết định và có thể quan sát, nghiên cứu một cách khách quan, tâm lý, hành vi có thể điều khiển được bằng phương pháp “thử-sai”.

Khía cạnh đạo đức[sửa]

Có thể nói chủ nghĩa hành vi đã quan niệm hành vi một cách cơ học máy móc và đánh đồng hành vi có ý thức của con người với hành vi của con vật bỏ qua ngữ cảnh văn hóa, xã hội, lịch sử của hành vi con người. Chủ nghĩa hành vi đồng nhất phản ứng với nội dung tâmlý bên trong. Coi hành vi là những phản ứng cơ học, máy móc với môi trường nhằm thực hiện chức năng thích nghi của cơ thể. Các nhà hành vi học định nghĩa tâm lý như là khoa học hành vi với mục đích tránh đi vào nội tâm bên trong, mặt trí não của chủ thể. Chủ nghĩa hành vi lấy chủ nghĩa thực dụng trong triết học làm phương pháp luận nghiên cứu vì vậy theo họ tâm lý học chỉ nghiên cứu những cái cần thiết, những cái làm ra giá trị tiền, bạc mà bỏ qua những giá trị tinh thần, giá trị nhân văn của các công trình nghiên cứu

Các thành tựu[sửa]

Một trong những đóng góp nổi bật nhất của chủ nghĩa hành vi là đã thoát khỏi được các cách tiếp cận sinh học, chủ quan trước đó và đã coi tâm lý là các quá trình khách quan (R) có thể quan sát, đánh giá, đo đạc bằng các phương pháp khách quan. Đóng góp thứ hai của chủ nghĩa hành vi là làm rõ nguyên tắc phương pháp luận trong nghiên cứu tâm lý là nguyên tắc duy vật biện chứng (tâm lý là cái thứ hai sau tác động từ môi trường). Thứ ba chủ nghĩa hành vi đã khẳng định chức năng cơ bản của tâm lý là làm thích nghi cơ thể trong môi trường luôn biến đổi. Thứ tư chủ nghĩa hành vi đã đưa ra phương pháp “thử-sai” như một công cụ khách quan trong nghiên cứu tâm lý mà trước đó chỉ có phương pháp nội quan (mang tính chủ quan của nhà quan sát) thống trị trong tâm lý học, nhờ phương pháp này mà có thể điều khiển hành vi, tâm lý con người và động vật. Chủ nghĩa hành vi đã trở thành cách tiếp cận chủ đạo trong các phân ngành khác nhau của tâm lý học Hoa Kỳ đã mang lại những thành tựu nổi bật rất đáng trân trọng

Sự thay đổi trong xã hội hiện đại[sửa]

Trong xã hội hiện đại, chủ nghĩa hành vi đã cố gắng sửa chữa các khiếm khuyết của chủ nghĩa hành vi kinh điển của Watson được gọi là chủ nghĩa hành vi mới. Một số học trò và đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra sự không phù hợp trong cách luận giải về hành vi (tâm lý) con người và động vật khi bỏ qua các quá trình bên trong. Các nhà hành vi mới đã đưa vào công thức S-R một số biến trung gian như: nhu cầu, kinh nghiệm, trạng thái chờ đón hoặc hành vi tạo tác.... nhằm đáp lại những kích thích có lợi cho cơ thể. Chủ nghĩa hành vi mới phân làm hai nhánh là chủ nghĩa hành vi hợp thức và chủ nghĩa hành vi không hợp thức

Chủ nghĩa hành vi hợp thức[sửa]

Khi các nhà hành vi kinh điển lấy các biểu hiện bên ngoài bỏ qua các quá trình chủ quan không quan sát được được để mô tả hành vi. Thay vào đó dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng và hoạt động, chủ nghĩa hành vi hợp thức đã mô tả các hành vi quan sát được theo lý thuyết về các thực thể không quan sát được. Các thực thể này được hiểu như là các quá trình tinh thần xảy ra ở người (hoặc động vật) từ đó có thể xâm nhập vào nội tâm bên trong đó là cơ sở để điều khiển hành vi và một số khía cạnh tác động của môi trường. Bằng cách đó các nhà tâm lý học hành vi hợp thức hy vọng có thể lấy lại được vị thế khoa học khi tiếp nhận phương pháp luận mở rộng trong vật lý và hóa học.

Chủ nghĩa hành vi logic của Hull và các cộng sự là một trong các chương trình được phát triển hoàn thiện của chủ nghĩa hành vi hợp thức. Dựa trên lý thuyết của nhà vật lý học Newton, Hull đã đưa ra lý thuyết học tập suy diễn cho tất cả động vật có vú, lý thuyết này là tiền đề cho việc dự báo hành vi có thể được đánh giá thông qua trắc nghiệm. Để làm mẫu cho phương pháp này Hull đã đưa ra nguyên tắc hành vi (1943):

SER = SHR x D

với SER là tiềm năng phản ứng bằng hàm cố của độ mạnh của thói quen SHR và D số lần thựchiện hành vi đó.

Chủ nghĩa hành vi nhận thức của Tolman đã loại bỏ tính cơ học trong lý thuyết của Watson và của Hull. Theo Tolman các nhà hành vi trước đây đã học được cách liên hệ giữa các tác động với phản ứng vận động do đó loại bỏ tính mục đích của hành vi. Mặt khác Tolman quan niệm hành vi có mục đích rõ ràng (điều này thể hiện ở chỗ động vật thường hành động di chuyển gần lại về hoặc né tránh vật thể nào đó- mục đích) và là học tập một cách có mục đích. Mặc dù vậy Tolman cũng như các nhà hành vi học khác đã lảng tránh nội tâm và nghiên cứu ý thức

Chủ nghĩa hành vi không hợp thức[sửa]

Chủ nhà hành vi không hợp thức đã phát triển một trong những khái niệm mà Hull đưa ra trước đó là quá trình nhận thức trung tâm. Hull đã mô tả quá trình học tập bằng định đề “cơ thể có những phản ứng hợp lý không quan sát được (r)”. Các phản ứng này tạo ra các hậu quả (s) lại là tác nhân của phản ứng R. Như vậy mô hình S-R của hành vi kinh điển có thể thay bằng chuỗi S-r-s-R và Hull hiểu rằng cặp s-r như là phản ứng ngoại vi trung gian. Các nhà tâm lý học hành vi không hợp thức bao gồm: Miller, Berlyne, Kendler. Kendler cho rằng cặp s-r là các quá trình não bộ trung tâm nhưng chúng cũng theo quy luật học tập thông thường S-R, chúng có thể kết hợp với lý thuyết học tập S-R mà không từ bỏ chủ nghĩa hành vi.

Chủ nghĩa hành vi không hợp thức như vậy đã nói về tư duy, trí nhớ, giải quyết vấn đề và ngôn ngữ trong sơ đồ S-R của lý thuyết hành vi như là thành phần của sự kết nối học tập S-R. Bằng cách này phạm vi của chủ nghĩa hành vi mới có thể tăng khả năng giải thích S-R. Lưu ý rằng kết quả của sự phát triển này là sự ra đời của lý thuyết học tập xã hội như là sự kết hợp của chủ nghĩa hành vi Hull mới với phân tâm học (với định đề của Frued) về cơ chế tâm thần được cho là hành vi trung gian được che dấu.

Về mặt lịch sử chủ nghĩa hành vi không hợp thức đã chứng tỏ quan điểm ít thực chất hơn, mà là cầu nối từ chủ nghĩa hành vi hợp thức đến quan điểm xử lý thông tin, nhận thức. Chủ nghĩa hành vi không hợp thức đã khẳng định việc đi vào bên trong cơ thể như là phản ứng trung gian cho phép các nhà hành vi học suy nghĩ về não bộ như là thiết bi S-R thoát ly khỏi định kiến của ngôn ngữ S-R. Phương pháp luận của chủ nghĩa hành vi mới phụ thuộc vào các nguyên tắc phương pháp luận của Watson nhưng thực tế cho thấy ý thức có liên quan tới hành vi. B.F Skinner (1974) đã viết “Phần lớn các nhà hành vi học (thời Watson) đều tin rằng họ đang nghiên cứu các quá trình tâm thần trong thế giới ý thức và họ đã không nghiêng về phía Watson” (p.3).

Skinner nhận thấy phần lớn các nghiên cứu mang tên chủ nghĩa hành vi trong nửa đầu thế kỷ XX trên thực tế đã sắp xếp các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa hành vi kinh điển Watson, phương pháp luận của họ đều khác biệt so với phương pháp luận của chủ nghĩa hành vi cấp tiến của ông. Chủ nghĩa hành vi cấp tiến khác biệt so với phương pháp luận của chủ nghĩa hành vi trước đó là đã chú ý nhiều hơn tới “sự kiện riêng tư”, thuật ngữ này đã làm cho ý thức của ông về xúc cảm, trang thái não bộ, mục đích và tư duy hoàn toàn sụp đổ. Skinner đã coi chúng như là các hiện tượng tự nhiên như sản phẩm của di truyền học và lịch sử nhân cách với các chức năng tương tự như tác động và phản ứng của quần chúng.

Skinner đã sử dụng cách tiếp cận công cụ với hành vi tạo tác tự do. Khái niệm này được ông đưa ra năm 1935 trong bài báo phản ứng có điều kiện “kiểu R”(là ngược lại đối với “kiểu S” phản ứng của người trả lời). Skinner đã định nghĩa về hành vi tạo tác vào năm 1938 trong bài hành vi cơ thể. Khác với các hành vi khác hành vi tạo tác xuất hiện khi mà sự củng cố hoặc trừng phạt được thể hiện sau khi phản ứng hay không phản ứng.

Sự thay thế bằng phản ứng tạo tác cho phép Skinner thoát ra khỏi cách tiếp cận cơ học đối với hành vi của Hullvà nhấn mạnh tính chất ngẫu sinh trong học tập. Khái niệm tính ngẫu sinh liên quan tới tính ngẫu nhiên của môi trường được xác định như quan hệ giữa hành vi và tác động củng cố hoặc trừng phạt. Việc đưa tính ngẫu sinh vào thực nghiệm như vậy đã giúp Skinner đã tạo ra được sự dịch chuyển độc đáo từ nghiên cứu phản ứng tính huống tiến hóa truyền thống sang nghiên cứu kích thích và phản ứng được xác định bởi tính ngẫu sinh sự thịch hành của tính huống. Sự phát hiện này rất quan trọng bởi 02 kết quả sau: (1) Chúng đã phơi bày được các quan hệ có tính qui luật giữa hành vi và môi trường thực tại và (2) Chúng cho phép phân tích thực nghiệm tính nguyên gốc phức hợp, đa dạng của hành vi do môi trường tạo ra.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  • Vũ Dũng chủ biên (2008) Từ điển tâm lý học, Nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa
  • Raymond J. Corsini, Braun – Brumfield, ML (1999) The Dictionary of Psychology
  • W. Edward Craighead, Charles B.Nemeroff (2004). The Concise Corsini Encyclopedia of Psychologyand Behavioral Science, John Wiley & Sons, Canada