Chất thải phóng xạ là sản phẩm phóng xạ không còn giá trị sử dụng, các vật liệu, hợp chất và đối tượng sinh học, trong đó chứa các hạt phóng xạ với số lượng vượt quá giá trị định chuẩn quốc gia hiện hành về an toàn phóng xạ.
Chất thải phóng xạ được tạo ra trong các quá trình khai thác và chế biến nguyên liệu khoáng phóng xạ, chế tạo nhiên liệu hạt nhân, sản xuất điện năng tại các nhà máy điện nguyên tử, trên các thiết bị vận tải sử dụng năng lượng hạt nhân, trong quá trình chế biến các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, sản xuất vật liệu vũ khí hạt nhân, trong các vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất, cũng như trong quá trình tiến hành các nghiên cứu khoa học, chẩn đoán và điều trị bệnh có sử dụng các chế phẩm phóng xạ, trong các quá trình sản xuất có sử dụng các đồng vị phóng xạ, v.v. Nói chung, mọi chất thải được xem là chất thải phóng xạ nếu hoạt độ phóng xạ của chúng vượt quá 100 kBq/kg đối với các vật liệu phóng xạ beta, 10 kBq/kg đối với vật liệu phóng xạ alpha (không tính các nguyên tố siêu uran) và 1 kBq/kg đối với các nguyên tố siêu uran.
Các chất thải phóng xạ có thể được phân loại như sau:
- Chất thải phóng xạ cần chuyển đi, khi nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ cũng như các chi phí để vận chuyển chúng đi khỏi điểm lưu giữ và xử lý sau đó (kể cả việc chôn lấp) không vượt quá nguy cơ và chi phí chôn lấp chúng tại chỗ phát sinh hoặc tại điểm chúng đang được lưu giữ
- Chất thải phóng xạ đặc biệt, khi các nguy cơ và chi phí nêu trên vượt quá các nguy cơ và chi phí liên quan đến việc chôn lấp chúng ngay tại điểm hình thành hoặc đang được lưu giữ.
Các tiêu chí liên quan đến hai loại sẽ do Chính phủ quyết định. Chất thải phóng xạ cần chuyển đi được phân loại phụ thuộc vào thời gian bán hủy, trạng thái tập hợp, hoạt độ phóng xạ và hàm lượng các hạt nhân phóng xạ. Các chất thải phóng xạ có thời gian sống ngắn nếu thời gian phân hủy của các hạt nhân trong nhóm đó đạt đến độ an toàn dưới một năm. Thuộc nhóm chất thải phóng xạ dạng khí là các hỗn hợp khí không còn được sử dụng có trong thành phần các chất phóng xạ dạng khí và sol khí. Thuộc nhóm chất thải phóng xạ dạng lỏng - các chất lỏng không còn được sử dụng có trong thành phần các chất phóng xạ dạng lỏng hữu cơ, vô cơ, bột dạng sệt và bùn. Thuộc nhóm chất thải phóng xạ rắn - là các nguồn bức xạ hạt nhân đã sử dụng hết công năng, các chất thải phóng xạ lỏng đã được chuyển thành dạng rắn, các vật liệu, thiết bị, các đối tượng sinh học, đất nền, các chất thải được hình thành trong quá trình khai thác và chế biến quặng uran, cũng như các nguyên liệu vô cơ và hữu cơ có hàm lượng tăng cường của các hạt nhân phóng xạ tự nhiên.
Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, suất liều bức xạ gama tại khoảng cách 1 m được sử dụng làm cơ sở cho hệ thống phân loại, bao gồm 4 dạng chất thải phóng xạ rắn:
- Dạng I - suất liều ≤ 0,2 R/h (5,16 × 10-5C/kg)
- Dạng II từ 0,2 R/h (5,16 × 10-5C/kg) đến 2R/h (5,16 × 10-4 C/kg)
- Dạng III > 2R/h (5,16 × 10-4 C/kg)
- Dạng IV - là các CTPX rắn bị nhiễm chủ yếu bởi các đồng vị bức xạ alpha.
Theo phân loại của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế có thể phân biệt 3 dạng chất thải phóng xạ khí:
- Dạng I - <= 10-10 Ci/M3 (3,7 Bq/M3)
- Dạng II - từ 10 10 Ci/M3 (3,7 Bq/M3) đến 10-6 Ci/M3 (3,7 × 104 Bq/M3)
- Dạng III - >= 10-6 Ci/kg (3,7 × 10-4 Bq/M3.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Bách khoa toàn thư của Liên Xô, chỉnh sửa lần 3 (1970-1979).
- Calow P., The Encyclopedia of Ecology & Environmental Management, Wiley-Blackwell, 1999.
- Kabaktrib X. A., Bách khoa toàn thư của Liên bang Nga, 2004.
- Petrovski B. V., Bách khoa toàn thư y tế của Nga, xuất bản lần thứ 3, 1974-1989.