Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần là công trình được thiết kế và phát triển bởi Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ để cung cấp các tham chiếu và hướng dẫn cho việc phân loại, chẩn đoán các rối loạn tâm thần.
Sách “Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM - Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders)” được Hiệp hội Tâm thần học Hoa kỳ công bố theo các phiên bản thường xuyên được rà soát. Ví dụ DSM-IV, DSM-V.
Sách được thiết kế nhằm cung cấp các hướng dẫn cho các nhà Tâm thần học, Tâm lý học, các nhà chuyên môn về sức khỏe tâm thần, công tác xã hội và các nhà chuyên môn có liên quan khác trong các lĩnh vực lâm sàng, giáo dục và dịch vụ xã hội trong việc phân loại và chẩn đoán các rối loạn tâm thần. Tiền thân của DSM được công bố lần đầu tiên vào năm 1917 bởi Ủy ban Thống kê của Hiệp hội Tâm thần học Hoa kỳ. Sau này, mỗi ấn phẩm tái bản (được rà soát) có bổ sung những tiêu chuẩn mới.
Các phiên bản DSM qua các thời kỳ
- DSM-I năm 1952;
- DSM-II năm 1968;
- DSM-III năm 1980;
- DSM-IV năm 1994;
- DSM-V năm 2013.
Với lần tái bản thứ 3, công bố năm 1980, DSM bắt đầu khuyến cáo việc đánh giá các rối loạn tâm thần theo 5 trục/chiều kích, kết hợp nhiều chiều đánh giá cho phép có được bức tranh tổng thể về hoạt động tâm thần của một cá nhân.
Hệ thống phân loại đa trục[sửa]
Trục I - Các rối loạn lâm sàng, các tình trạng khác có thể cần sự chú ý lâm sàng; Trục II - Rối loạn nhân cách, Chậm phát triển trí tuệ; Trục III - Các tình trạng bệnh lý chung; Trục IV - Các vấn đề tâm lý và môi trường; Trục V - Đánh giá tổng thể về chức năng.
Chuyên gia lâm sàng đánh giá bệnh nhân theo các tiêu chí đối với mỗi trục để có được nhận định tổng thể về tình trạng của bệnh nhân. Hệ thống đa trục cho biết tổ hợp bản chất của nhiều rối loạn tâm thần.
Trục I - Liệt kê 14 hội chứng lâm sàng chính. Bao gồm các rối loạn lần đầu tiên chẩn đoán ở tuổi ấu nhi, thiếu nhi và thanh, thiếu niên (tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ); mê sảng, mất trí, mất trí nhớ một phần và các rối loạn nhận thức và các rối loạn khác (trong bảng).
Trục II - Đánh giá các rối nhiễu nhân cách - các mẫu hành vi khác thường có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của cá nhân với những người khác. Ví dụ: Rối nhiễu nhân cách ái kỷ; Rối nhiễu nhân cách phụ thuộc; Rối nhiễu nhân cách né tránh xã hội; Rối nhiễu nhân cách chống đối xã hội. Trục này cũng bao gồm cả các rối loạn phát triển ở trẻ em.
Trục III - Quan tâm tới các vấn đề bệnh lý đối với cơ thể có thể xuất hiện.
Trục IV - Bao gồm các nhân tố môi trường và tâm lý ảnh hưởng tới tình trạng của bệnh nhân. Ví dụ: mất mát người yêu, lạm dụng tình dục, li dị, thay đổi nghề nghiệp, nghèo đói, vô gia cư.
Trục V - Chẩn đoán tình trạng/mức độ chức năng của bệnh nhân trong vòng 12 tháng theo thang điểm từ 1 - 100.
Sự phát triển các tiêu chí của DSM[sửa]
Việc phân loại dựa vào cả quá trình và kết quả sắp xếp các cá nhân vào các nhóm được hình thành trên cơ sở của các đặc trưng chung. Điều này quan trọng với mọi khoa học nhưng cũng gặp phải các khó khăn nảy sinh khi phải giải quyết các vấn đề: trộn lẫn (nhóm thuần nhất hay không), phân biệt (sự khác biệt trong nhóm), định dạng (xếp một cá nhân vào nhóm). Hiện nay có 2 hệ thống phân loại nổi tiếng là DSM và ICD (international classification of diseases) được phát triển bởi WHO từ năm 1900.
Qua thời gian rà soát, có những sự thay đổi quan trọng trong các tiêu chí của DSM. Với phiên bản DSM-I có 2 tiêu chuẩn chính, đến năm 2000 có đến 17 tiêu chí. Càng ngày các tiểu tiêu chí càng đa dạng và phức tạp hơn. Mỗi tiêu chuẩn đều được mã hóa bằng các mã số.
Các rối loạn tâm thần thường được chẩn đoán lần đầu ở tuổi ấu nhi, thiếu nhi hoặc thanh, thiếu niên | -Rối loạn liên quan đến cafein.
- Rối loạn liên quan đến Opioid. |
---|---|
- Chậm phát triển trí tuệ;
- Rối loạn học tập; - Rối loạn kỹ năng vận động; - Rối loạn giao tiếp; - Các rối loạn phát triển lan tỏa; - Rối loạn tăng động giảm chú ý; - Rối loạn ăn uống trong tuổi ấu nhi và giai đoạn sớm tuổi thiếu nhi; - Rối loạn Tic; - Rối loạn bài tiết. Các rối loạn khác ở tuổi ấu nhi, thiếu nhi và thiếu niên - Mê sảng, mất trí, mất trí nhớ 1 phần và các rối loạn nhận thức; - Mê sáng; - Mất trí; - Mất trí nhớ 1 phần. - Những rối loạn nhận thức khác. Những rối loạn tâm thần có nguyên nhân từ việc sử dụng các thuốc nói chung mà chưa được phân loại ở đâu khác, những rối loạn liên quan đến lạm dụng chất; - Rối loạn liên quan đến rượu; - Rối loạn liên quan đến sử dụng amphetamin; - Rối loạn liên quan đến amphetamine ngoại sinh; - Rối loạn liên quan đến cafein; - Rối loạn liên quan đến cocain; - Rối loạn liên quan đến Hallucinogen; - Rối loạn liên quan đến Inhalent. |
Rối loạn liên quan đến phencyclidine
- Rối loạn liên quan đến thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc an thần; - Rối loạn liên quan đến dùng nhiều thuốc; - Những rối loạn khác chưa được biết. Những rối loạn tâm thần phân liệt và rối loạn tâm thần khác. - Rối loạn xúc cảm; - Rối loạn trầm cảm; - Rối loạn lưỡng cực. Rối loạn lo âu - Rối loạn dạng thể chất; - Rối loạn giả tạo; - Rối loạn phân ly. Rối loạn định dạng giới và tình dục - Suy giảm chức năng tình dục; - Paraphilias; - Rối loạn định dạng giới. Rối loạn ăn, rối loạn ngủ - Rối loạn ngủ thứ phát; - Rối loạn ngủ liên quan đến các rối loạn tâm thần khác. Rối loạn kiểm soát hưng phấn chưa được phân loại - Rối loạn điều chỉnh; - Rối loạn nhân cách và các tình trạng khác. |
Bên cạnh các tiêu chí chẩn đoán, DSM-IV cũng cung cấp các thông tin về các rối loạn cảm xúc và tâm thần và các nguyên nhân có thể có, các độ tuổi trung bình, mức độ hủy hoại, tỷ lệ giới, các yếu tố rủi ro và các mô thức gia đình.
DSM chứa đựng kết quả rà soát các công trình được công bố có tính hệ thống và thường xuyên. Trong trường hợp có các bằng chứng về tính không hiệu lực đối với các tiêu chí hay phân loại, các dữ liệu sẽ được phân tích và các thử nghiệm thực tế để kiểm chứng vấn đề sẽ được tổ chức.
Việc nghiên cứu tổng quan, phân tích dữ liệu và thử nghiệm thực địa của DSM được ghi chép lại đầy đủ, cô đặc và công bố độc lập như là các bản ghi tham khảo có tính nguồn trong 5 tập đầy đủ của DSM-IV. Sách nguồn DSM-IV có chứa cả các tóm tắt giải thích các lý do cho việc lựa chọn đưa các nội dung vào DSM. DSM cũng không tránh được những phê phán khoa học từ các cách tiếp cận khác. Những người theo tiếp cận phi tâm thần học, cho rằng việc phân loại như DSM có thể thúc đẩy việc gán nhãn nguy hiểm cho cá nhân. Một phản đối đáng lưu ý của Eyzenck cho rằng, điểm yếu của mọi sơ đồ là dựa trên sự ủng hộ của nhiều người hơn là dựa trên các bằng chứng khoa học.
Những phê phán DSM[sửa]
- Như bất kỳ hệ thống phân loại khác, DSM có thể có sự sai lệch về văn hóa.
- Tính cá nhân thái quá, khi mà chỉ có chẩn đoán cho cá nhân được đề cập đến.
- Ảnh hưởng của mô hình phân loại y học cổ điển, trong khi có nhiều thành tựu mới của Tâm lý học và Tâm thần học.
- Độ “mềm” của các tiêu chuẩn chẩn đoán. Các tiêu chuẩn chẩn đoán thiên về mô tả hơn là giải thích, dù cho việc giải thích lại quan trọng hơn là mô tả.
Dù vậy, việc phân loại là rất có ích và có ý nghĩa cho việc so sánh, đối chiếu và từ đó tạo ra sự phát triển của các kiến thức Tâm thần học và Tâm lý học. Đồng thời nó có đóng góp có ý nghĩa cho việc nâng cao độ tin cậy trong chẩn đoán và sự thông hiểu lẫn nhau giữa các nhà chuyên môn. DSM là một trong các cơ sở về lý thuyết cho việc thiết kế các công cụ đánh giá, chẩn đoán tâm lý và nhân cách. Các biểu hiện của các rối loạn nhân cách được xem là các tiêu chí tham chiếu cho việc thiết kế các mục hỏi (item) trong các trắc nghiệm nhân cách.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Vũ Dũng (Chủ biên), Từ điển Tâm lý học, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2008.
- American Psychiatric Association, DSM-IV Sourcebook, Washington, DC: In five volumes, contains documentation of all work leading to criteria published in DSM-IV, and includes executive summaries of the rationales for final decisions made in compiling the work, 1994.
- Raymond J. Corsini, Braun, The Dictionary of Psychology, Brumfield, M.L, 1999.
- Bonnie, R. Strickland, The GallEncyclopedia of Psychology, Executive editor, Gale group, 2001.
- С. Ю. Голоьин, Словаpb Психолога-практика, Минск, 2001.
- Charler Spielbeger (editor - in chief), Encyclopedia of Aplieded Psychology, Elsvior Academic press, 2012.