Mục từ này cần được bình duyệt
Cảng biển

, khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị để phục vụ cho các loại tàu thuyền vận tải biểnra vào, neo đậu, hoạt động bốc dỡ hàng hoá, đón trả khách một cách an toàn, thực hiện các loại trung chuyển giữa biển và đất liền hoặc giữa biển và vùng nước khác.

-Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.

-Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.

CB có một hoặc nhiều bến cảng (xt. bến cảng). Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.

CB được xác định theo các tiêu chí: a) có vùng nước nối thông với biển;b)có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo đậu, chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn; c) Có lợi thế về giao thông hàng hải; d)là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển.

Để các phương tiện vận tải thủy có thể ra, vào, neo đậu, tác nghiệp an toàn, cảng biển cần đặtở những nơi có điều kiện thuận lợi như hẻm núi tự nhiên, quần đảo hay bố trí các công trình nhân tạo, để cách ly vùng nước của cảng với vùng biển hở, tránh tác dụng trực diện của sóng biển, chống bồi lấp bùn cát đối với vùng nước của cảng.

CB được xác định theo các tiêu chí: a) có vùng nước nối thông với biển;

b) có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo đậu, chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn; c) Có lợi thế về giao thông hàng hải; d)là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển.

Để các phương tiện vận tải thủy có thể ra, vào, neo đậu, tác nghiệp an toàn, cảng biển cần đặt ở những nơi có điều kiện thuận lợi như hẻm núi tự nhiên, quần đảo hay bố trí các công trình nhân tạo, để cách ly vùng nước của cảng với vùng biển hở, tránh tác dụng trực diện của sóng biển, chống bồi lấp bùn cát đối với vùng nước của cảng. CB cần có vùng nước đủ rộng, đủ sâu để tầu thuyền ra vào và neo đậu thuận lợi.

CB có những chức năng cơ bản: a) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng; b) Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách; c) Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng; d) Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài CB; đ) Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp; e) Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa.

Chức năng của CB được thực hiện thông qua kết cấu hạ tầng, trang thiết bị như: a) Luồng chạy tầu, vùng neo đậu, vũng quay tầu, bến tựa tầu, phao tiêu báo hiệu, v.v. trong vùng nước; b) Thiết bị bốc dỡ, nhà kho, nhà xưởng và các nhà điều hành, hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại, v.v. trên vùng đất.

Để duy trì các hoạt động nghiệp vụ của cảng, còn phải có các trang thiết bị bổ trợ tương ứng, bao gồm hệ thống cấp nước, cấp điện, thông tin, hoa tiêu, hải quan, thương kiểm, quản lý xuất nhập cảnh, tiền tệ, mậu dịch, và cơ cấu bảo hiểm.

Đối với loại CB quốc tế hiện đại, còn phải xem xét các công nghệ tiếp cận cảng, khu vực thuế, xử lý thông tin, kho chứa hậu phương, các điều kiện phục vụ sinh hoạt và trang thiết bị đô thị. Đối với những cảng có hoạt động du lịch, cần có thêm vùng bờ biển, vùng cảnh quan và khu neo đậu tầu du lịch, đáp ứng các yêu cầu của nghiệp vụ lữ hành.

Do tính đặc thù của công năng CB, các cảng ven biển cần có một phạm vi quản hạt (cg. cảng giới), bao gồm vùng nước và vùng đất cần thiết cho các hoạt động của cảng. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể hệ thống CB được phê duyệt, bộ phận chủ quản doanh nghiệp khai thác cảng và chính quyền địa phương cùng nhau xác định phạm vi cụ thể của cảng giới, quy định trong phạm vi của cảng giới do ban điều hành cảng (cg. Cơ quan quản trị cảng) quản lý. Cơ quan quản trị Cảng thực hiện các công việc: a) quản trị - hành chính, được thực thi trên cơ sở luật pháp quốc gia, quốc tế và luật hàng hải do những công ước quốc tế về an ninh hàng hải, an ninh CB, phòng chống ô nhiễm bảo vệ môi trường biển, chăm sóc thuyền viên… được quốc gia đó ký kết hay phê chuẩn, Cơ quan thi hành những luật lệ này gồm cơ quan quản trị cảng, Cảng vụ hàng hải, Cơ quan Nhà nước giám sát an toàn cảng,… có thể nhân danh chính quyền địa phương bắt giữ tàu vi phạm hoặc tàu thuyền không đủ tiêu chuẩn đi biển, đồng thời phối hợp với những tổ chức khác như đăng kiểm, hàng hải, bảo vệ môi trường công bố dữ liệu kỹ thuật hay quốc tịch tàu phạm pháp ra thế giới nhằm mục đích răn đe các chủ tàu; b) quản lý điều hành sản xuất kinh doanh do những tập đoàn kinh tế, các công ty liên doanh với nước ngoài, các công ty Nhà nước, và những doanh nghiệp tư nhân trực tiếp vận hành. Theo công năng, CB được phân thành: a) Thương cảng: Sử dụng cho các thương thuyển ra vào, neo đậu, tiến hành bốc xếp hàng hóa và cho hành khách lên xuống, kết hợp giao thông trên bộ (đường sắt, đường bộ) để hàng hóa, hành khách chuyển tiếp. Một số thương cảng còn có chức năng trung chuyển sang vùng nước khác (cảng ven biển hoặc cảng thủy nội địa); b) Cảng công nghiệp: Toàn bộ hoặc một phần cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của cảng dùng để phục vụ trực tiếp cho xí nghiệp công nghiệp trong cảng, tầu hàng có thể neo cập tại bến gần xí nghiệp, tiến hành bốc xếp hay tháo dỡ nguyên vật liệu hay thành phẩm. Cảng công nghiệp có thể là chuyên dụng hoặc công-thương kiêm dụng hay cảng tổng hợp; c) Cảng cá: Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cảng chuyên để phục vụ cho nghề cá; d) Cảng phà: Chuyên dùng cho ô tô, tầu hỏa vượt biển; đ) Quân cảng: Chuyên dùng cho việc neo cập các chiến hạm, tầu quân sự phục vụ bốc dỡ các hàng hóa và vật phẩm quân dụng; e) Cảng du lịch: Là các cảng phục vụ ra vào, neo đậu của các tầu thuyền du lịch (du thuyền), tiến hành các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí. Cảng có các khu vực phục vụ nghỉ ngơi, điều dưỡng và các hoạt động dịch vụ kèm theo.

Theo điều kiện tự nhiên, CB được phân thành: a) Cảng bờ biển: Các cảng được xây dựng cạnh bờ biển thông thường hay trong vùng bờ lõm. Căn cứ vào điều kiện địa chất khác nhau trong khu vực cảng, cảng bờ biển có thể chia thành cảng nền cát, cảng nền đá và cảng nền bùn; b) Cảng cửa sông: Các cảng được xây dựng trên các đoạn chịu ảnh hưởng thủy triều của cửa sông; c) Cảng trong vịnh biển: Các cảng được xây dựng trong các vịnh, đầm phá liên thông với biển. Đặc điểm của loại cảng trong vịnh biển là sự duy trì luồng nối thông với biển chủ yếu dựa vào dòng triều; d) Cảng ngoài khơi: Các cảng dạng đảo, các bến không được che chắn, thường sử dụng để tiếp nhận các loại tầu dầu, tầu chở khoáng sản cỡ lớn. Bến tầu nối vào bờ bằng đường ống, băng chuyền, bằng tầu trung chuyển hay ô tô đi theo cầu nối bến với bờ; đ) Cảng nước sâu: Thuật ngữ này thường dùng song chưa có định nghĩa chính thức thống nhất. Ở Việt Nam thường coi các cảng có đáy luồng chạy tầu ở cao trình -14m (xt. hải đồ) trở xuống được gọi là cảng nước sâu. Ở Trung Quốc cảng nước sâu có cao trình đáy chạy tầu thấp hơn -15m. Ở Vương quốc Anh, những cảng có độ sâu chạy tầu lớn hơn hoặc bằng 30 feet (9,144m) được gọi là cảng nước sâu.

Theo phương thức xây dựng CB được phân thành: a) Cảng tự nhiên: Là các cảng được xây dựng chủ yếu bằng cách tận dụng điều kiện thuận lợi của tự nhiên như vịnh biển, vách đảo, đầm phá…; b) Cảng nhân tạo: Sự hình thành vùng nước của cảng chủ yếu dựa vàocác công trình xây dựng như đê chắn sóng hoặc đào lõm vào đất liền.Theo quan hệ với thủy triều, CB được phân thành: a) Cảng khép kín: ở những cảng có độ chênh lệch thủy triều lớn, lợi dụng mực nước triều cao để làm tăng độ sâu trước bến, xây dựng âu tầu để ngăn cách vùng nước trong vàngoài cảng, khi thủy triều lên thì mở cửa âu, khi triều xuống thì đóng cửa âu. Ở Việt Nam, hiện chưa có loại cảng này; b) Cảng mở: Vùng nước của cảng liên thông với biển.

CB còn được phân loại theo cấp công trình. Tiêu chuẩnđể phân cấp công trình của các nước đều khác nhau. Trong xây dựng cảng, cấp của cảng là căn cứ để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của các loại kết cấu công trình cảng.

Tại Việt Nam, theo Quyết định số 70/2013 /QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính Phủ, CB Việt Nam được phân thành: a) CB loại I: CB đặc biệt quan trọng phục vụ chủ yếu cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng. CB loại I có vai trò là cảng cửa ngõ hoặc cảng trung chuyển quốc tế, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước được ký hiệu là cảng biển loại IA; b) CB loại II: CB quan trọng phục vụ chủ yếu cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương; c) CB loại III: CB chuyên dùng phục vụ chủ yếu cho hoạt động của doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Giáp, Nguyễn Hữu Đẩu, Nguyễn Ngọc Huệ. Công trình bến Cảng, Nxb. Xây dựng, 2008. 2. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11820-2:2017 về Công trình cảng biển – Yêu cầu thiết kế

3.-交通部第一航务工程测量设计院:《海港工程设计手册》上册人民交通出版社,1994

(Viện khảo sát thiết kế công trình hàng vụ số 1, Bộ Giao thông Trung Quốc: Handbook for Design of Sea Harbour (Tập 1). Nxb. Giao thông Nhân Dân Trung Quốc, 1994).