Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Bender trong tâm lý học Gestalt

Bender trong tâm lý học Gestalt Trắc nghiệm Visual Motor Gestalt được phát triển bởi Lauretta Bender vào năm 1938. Ở cả mặt ý tưởng và phương pháp, trắc nghiệm này được phát triển dựa trên các khái niệm và tài liệu của những nhà sáng lập của tâm lý học Gestalt: Max Wertheimer, Kurt Koffka và Wolfgang Köhler. Stimuli Bender (1938) cẩn thận chọn 9 trong các thiết kế gốc của Wertheimer (1923) về Trắc nghiệm Visual Motor Gestalt dựa trên cơ sở các nguyên lý cơ bản của tâm lý học Gestalt.

Với ứng dụng dễ dàng, trắc nghiệm Bender đã trở thành phổ biến với các nhà tâm lý học. Trắc nghiệm này cũng rất đa dạng trong về phương pháp áp dụng, kể cả đối với những cách áp dụng thông thường nhất (Lezak, 1995). Các hình thức khác của trắc nghiệm này bao gồm trắc nghiệm về các yếu tố gây stress và được chuẩn hóa bởi Brito và Santos (1996). Ngoài ra, tất cả các thiết kế đánh giá trí nhớ trực tiếp và mức độ chậm cũng được tổng hợp bởi Brito, Alfradique, Pereira, Porto và Santos (1998) trong một nghiên cứu mở rộng sau đó.

Quy trình chấm điểm của Bener (1938) được sử dụng chủ yếu như một công cụ lâm sàng để đánh giá sự thực hiện của bệnh nhân. Một số quy trình khác được phát triển thêm qua nhiều năm để khai thác tiềm năng của trắc nghiệm này trong đánh giá các chức năng nhận thức hình ảnh của não, hay ứng dụng hình ảnh trong nghiên cứu phán đoán về tính cách. Quy trình đánh giá nổi tiếng nhất được biết đến là quy trình của Pascal và Suttell (1951), người đã phát hiện hơn 100 đặc điểm có thể cho điểm của test Bender để đánh giá đối tượng trẻ em và người lớn. Keogh và Smith (1961) và Koppitz (1975) đã đưa ra một hệ thống tính điểm cho trẻ em cấp mẫu giáo và tiểu học. Tiếp đó, Koppitz cũng đã bổ sung những biến số đánh giá cảm xúc trong phân tích trắc nghiệm này. Các nhà nghiên cứu khác đã phát triển quy trình tính điểm tập trung vào đánh giá toàn diện thay vì phân tích các đặc điểm riêng lẻ. Một ví dụ về quy trình chấm điểm toàn diện này là thang điểm về Bệnh lý tâm thần (Psychopathology) của Hutt (1985). Hutt còn phát triển một thang điểm nữa khai thác tiềm năng dự đoán của test Bender, là Thang điểm Adience-Abience.

Các nghiên cứu về các chỉ số đánh giá phát triển của test Bender đã cho thấy tuổi, tầng lớp, yếu tố văn hóa, dân tộc và học vấn có ảnh hưởng đáng kể tới sự thực hiện test này (Koppitz, 1975; Brito et. al., 1998). Thêm vào đó, điểm số của test đánh giá phát triển Bender và test IQ có mối tương quan chặt chẽ với nhau, nhưng chỉ giới hạn trong vùng điểm IQ trung bình và dưới trung bình (Koppitz, 1975). Phát hiện của Brito và Santos (1996) cho thấy số lượng các biến số về cảm xúc có tương quan chặt chẽ với các điểm số của các yếu tố lấy từ thang điểm Composite Teacher Rating Scale (Brito & Pinto, 1991). Số lượng các biến số cảm xúc là một thang đo hợp lý.

Bender và bệnh lý thần kinh - tâm thần học ở trẻ: Bender (1938) đã cho thấy kết quả test khác thường trên một trẻ em có tên là Francine, một đứa trẻ bị tâm thần phân liệt. Ngoài ra, Bender Test cũng đã được sử dụng trong việc xác định trẻ em có khó khăn trong học tập (Koppitz, 1975), nhờ đó xác định các tương quan thần kinh - tâm thần về triệu chứng tăng động và giảm chú ý ở trẻ em trong tuổi đến trường (Brito, Pereira & Santos Morales, 1999). Bender Test cũng đánh giá tác động của thuốc kích thích hay không kích thích tâm thần kinh (Brown & Borden, 1989), cũng như kỹ thuật đào tạo về phản hồi sinh học (biofeedback) cho trẻ em có rối loạn tăng động/giảm chú ý (Hodes, 1989).

Bender và bệnh lý thần kinh - tâm thần ở người trưởng thành và người già: Bender và các nhà tâm lý học trường phái Gestalt cho rằng, sự mất chức năng tích hợp bệnh Bender Test cũng có thể do nguyên nhân đến từ sự đứt đoạn hoặc thay đổi của tín hiệu đầu ra của đáp ứng thị giác - vận động với kích thích ban đầu. Bender (1938) cho thấy một khối lượng lớn bằng chứng về các kết quả test đối với các bệnh nhân có bệnh lý tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn lưỡng cực. Ngoài ra, Bender (1938) còn cho thấy, bệnh nhân với các bệnh lý thực thể ở não (ví dụ: Hội chứng mất ngôn ngữ, hội chứng Korsakoff) cũng cho thấy các kết quả bình thường với kích thích từ bài test. Lezak (1995) cho rằng kết quả test kém hơn thường gặp ở bệnh nhân với tổn thương vách đại não phải, mặc dù đánh giá chức năng cho kết quả bình thường không đủ để loại trừ các tổn thương thực thể.

Nhìn chung, tính linh hoạt và sáng tạo trong ứng dụng Bender Test sẽ đảm bảo việc test này được tiếp tục sử dụng như một công cụ có giá trị trong khoa học thần kinh - hành vi lâm sàng.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Hutt, M. L., The Hutt adaptation of the Bender Gestalt Test: Rapid screening and intensive diagnosis (4th ed.), Orlando, FL: Grune & Stratton. Keogh, B., & Smith, C. E. (1961), Group techniques and proposed scoring system for the Bender Gestalt Test with children, Journal of Clinical Psychology, 17, 1985, pp. 172 - 175.
  2. Brown, R. T., & Borden, K. A., Neuropsychological effects of stimulant medication on children’s learning and behavior. In C. R. Reynolds & E. Fletcher-Janzen (Eds.), Handbook of clinical child neuropsychology, New York: Plenum Press. Hodes, R. L. The biofeedback treatment of neuropsychological disorders of childhood and adolescence. In C. R. Reynolds & E. Fletcher-Janzen (Eds.), Handbook of clinical child neuropsychology. New York: Plenum Press, 1989.
  3. Brito, G. N. O., & Pinto, R. C. A., Acomposite teacher rating scale: Analysis in a sample of Brazilian children, Journal of Clinical and Experimental Neuropsychology, 13, 1991, pp. 417 - 418.
  4. Brito, G. N. O., & Santos, T. R., The Bender Gestalt Test for 5- to 15-year old Brazilian children: Norms and validity, Brazilian Journal of Medical and Biological Research, 29, 1996, pp. 1.513 - 1.518.
  5. Brito, G. N. O., Pereira, C. C. S., & Santos-Morales, T. R., Behavioral and neuropsy-chological correlates of hyperactivity and inattention in Brazilian school children, Developmental Medicine and Child Neurology, 41, 1999, pp. 732 - 739.