Mục từ này cần được bình duyệt
Ba tầm
Bức Văn quan vinh quy đồ (文官榮歸圖) hồi thế kỷ XVIII cho thấy một người đàn bà cắp nón ba tầm.
Họa phẩm của người Tây dương thế kỷ XIX mô tả người đàn bà Bắc Kỳ đội nón ba tầm.

Ba tầm[1] (Nôm: 𥶄𠀧尋) là dụng vật tránh nắng mưa, làm duyên của nữ lưu Bắc Kỳ trung đại, được chứng thực bởi nhiều sử kí và họa phẩm.

Thế kỷ XX ba tầm được xử dụng hiếm hơn và thường chỉ xuất hiện trong các lễ hội.

Nguồn gốc[sửa]

Theo tư liệu của người Pháp cuối thế kỷ XIX, ba tầm được chuyển ngữ là Le chapeau de trois tầm[2] (3 fois 8 pouces: 1m20), trong đó, tầm là đơn vị đo chiều dài của người Á Đông. Theo Vũ trung tùy bút, nón ba tầm được kết hợp kiểu dáng của các thứ nón dâu, ngoan xác và viên cơ.

  • Ngoan xác lạp (黿殼笠)[3] (nón mền giải 蟹, Tam Giang lạp 三江笠) dùng cho người già thời Lê trung hưng, đã thất truyền cuối thế kỉ XVIII.
  • Toan bì lạp (酸皮笠) (nón vỏ bứa) dùng cho người nghèo, là nón giản lược làm cho thấp đi từ ngoan xác lạp. Thời Nguyễn, gọi là Thủy Thủ lạp.
  • Cổ Châu lạp (古洲笠) (nón dậu) dùng cho Họ hàng cao tuổi nhà quan,Đàn ông,đàn bà, sĩ thứ trong kinh thành. Đỉnh nhọn và có vành phẳng đính đôi chùm chỉ thao.
  • Viên cơ lạp (圓箕笠)[3] xuất hiện ở miền Thanh Nghệ. Thời Lê, dùng cho binh sĩ khi cuộc Loạn kiêu binh với kiểu dáng cao, gần giống như cái nia thóc (kết cấu gần mũ quan Đại Thanh). Thời Nguyễn, giản lược thành nón nhỏ như nón thúng nhưng vát vuông góc, nhỏ hơn ba tầm gọi là nón nghệ (le chapeau de Nghệ-an) dành cho nữ. Nón thúng (mục đồng lạp, Chapeau en forme de panier) dùng cho nam nữ làm đồng có dáng vát thon vào so với nón nghệ

Khi ta tám tuổi, thấy các ông già đội "ngoan xác lạp 黿殼笠", tục gọi là nón "mền giải 蟹" hay "tam giang lạp 三江笠"; con nhà quan và học sinh các học hiệu thì đội "phương đẩu đại lạp 方斗大笠", tục gọi là "nón lá"; họ hàng nhà quan và các ông già thì đội "cổ châu lạp 古洲笠", tục gọi là "nón dâu"; người lớn và trẻ con đội liên diệp lạp 蓮葉笠, tục gọi là "nón lá sen"; con trai con gái, đàn ông đàn bà ở chốn kinh kỳ đội cổ châu lạp, trẻ con đội "tiểu liên diệp lạp 小蓮葉笠, tục gọi là "nón nhỡ khuôn"; đàn ông đàn bà thôn quê, đội "xuân lôi tiểu lạp 春雷小笠", tục gọi là "nón sọ nhỏ"; lính tráng đội "trạo lạp 掉笠", tục gọi là "nón chèo vành"; người hầu hạ và vợ con lính tráng đội viên đẩu lạp 圓斗笠, tục gọi là "nón khua"; nhà sư và thầy tu đội "cẩu diện lạp 笱面笠", tục gọi là "nón mặt lờ" ; người có tang đội "xuân lôi đại lạp 春雷大笠", tục gọi là "nón cạp"; người có chở một năm trở xuống đội "cổ châu lạp 古洲笠", quai mây, chỉ có nhà quan và nhà quyền thế có tang thì đội "cẩu diện lạp" để phân biệt. Người trong Thanh Nghệ đội "viên cơ lạp 圓箕笠", tục gọi là "nón nghệ". Người Mán Mường ở ngoại trấn đội nón "tiêm quang đẩu nhược", hình như nón khua, đầu nhọn, làm bằng vỏ măng nứa, khác với người mọi nơi. Đến khoảng năm Nhâm Dần - Quý Mão, quân Tam phủ dấy loạn, cậy công làm càn, nhiều người đội nón viên cơ, để lẫn với quân lính. Đến năm Bính Ngọ trong nước có biến, lại bỏ viên cơ lạp 圓箕笠, đội cẩu diện lạp 笱面, người có tang một năm trở xuống, buộc quai sợi trắng để phân biệt. Ở thôn quê, theo dáng ngoan xác lạp 黿殼 mà làm thấp đi, gọi là "toan bì lạp 酸皮笠", tục gọi là "nón vỏ bứa", thỉnh thoảng lại có người đội xuân lôi tiểu lạp 雷小笠者; còn những thứ nón tam giang 三江, ngoan xác 黿殼, phương đẩu 方斗, viên đẩu, cổ châu 古洲, liên diệp 蓮葉 và trạo lạp 掉笠 thì không thấy nữa.

Đặc trưng[sửa]

Nón ba tầm được lợp bằng cọ hoặc gồi, có hình dạng như cái lọng hoặc tai nấm, đỉnh phẳng, đường kính nón khoảng 70–80 cm, vành cao 10–12 cm hoặc hơn. Lòng nón đính một cái vành hình phễu gọi là khùa hoặc khua (摳) để gia cố nón trên đầu người sử dụng. Ngoài ra, người ta thường kết vào vành nón đôi chùm chỉ thao sặc sỡ để làm duyên, là nón quai thao (𥶄乖絛).

Văn hóa[sửa]

Ca dao cổ Quan họ Lý cây đa Thi phẩm Chiếc nón quai thao
của nữ thi sĩ Anh Thơ
Ca khúc Du xuân
của nhạc sĩ An Thuyên
Ca khúc Tơ hồng
của nhạc sĩ Nhất Sinh
Chưa chồng nón thúng quai thao,
Chồng rồi nón rách quai nào thì quai.
Chưa chồng yếm thắm đeo hoa,
Chồng rồi hai vú bỏ ra tày giành.

Trèo lên quán dốc ngồi gốc í a cây đa,
Rằng tôi lý ối a cây đa

Rằng tôi lới ối a cây đa,
Ai đem ôi à tính tang tình rằng,
Cho đôi mình gặp
Xem hội cái đêm hôm rằm rằng tôi lý ối a cây đa
rằng tôi lới ối a cây đa

Chẻ tre đan nón, kìa nón í a ba tằm
Rằng tôi lý ối a ba tằm
Rằng tôi lới ối a ba tầm,
Ai đem ôi à tính tang tình rằng,
Cho cô mình đội
Xem hội cái đêm trăng rằm rằng tôi lý ối a tháng Giêng
rằng tôi lới ối a tháng Giêng

Vải nâu may áo, kìa áo ới viền năm tà
Rằng tôi lý ối a năm tà
Rằng tôi lới ối viền năm tà,
Ai đem ôi à tính tang tình rằng,
Cho cô mình mặc
Xem hội cái đêm trăng rằm rằng tôi lý ối a sáng trăng
rằng tôi lới ối đêm sáng trăng

Tua óng tơ ngà tha thướt gió,
Vành vàng lá lụa nắng tươi xinh.
Khuôn hoa e lệ trong khuôn nón,
Si mắt chàng trai liếc gửi tình.

Nhưng dép cong nghiêm bước thẳng đường,
Ðâu ngờ tơ nón gió vương vương,
Chàng về, mắt đắm sầu xa vắng...
- Cả một trời xuân nhạt nắng hường !

Du xuân du xuân í a
Đã hẹn cùng tình í a
Đường xuân tơ non gót son í a
Nón ba tằm em xoay tròn tháng Giêng

Du xuân du xuân í a
Tơ trời nhè nhẹ í a
Hạt sương cho em ướt mi
Để cho bao chồi non xuân lộc biếc xanh

Thoáng áo tứ thân la đà trong gió
Ai ngẩn ngơ ai cho mùa xuân chín
Trên đôi môi hồng hoa cỏ ngất ngây

Cứ hát lới lơ phách nhịp thương nhớ
Gõ vào xuân vui men rượu mới nhấp
Ngỡ tiếng trống chèo rơi đầy lối quê

Đường xuân yếm đào đã hẹn cùng tình í a
Du xuân du xuân í a

Anh đến quê em nơi đây có dòng sông Cầu,
Dự ngày Hội Lim anh đã hứa khi xưa.
Vượt bao đèo cao bao suối sâu,
Nắng mưa gió sương anh không ngại. Chỉ mong gặp em, người em gái,
Câu hát dân ca : Người ơi ở đừng về.
Câu dân ca ngày xưa em hát, để nhớ thương anh phải đi tìm.
Và hôm nay vào ngày Hội Lim, gặp lại em, em vẫn như xưa.

Ngày Hội Lim em mặc áo the, chân đi guốc mộc,
đội nón quai thao em bước qua cầu
Hát câu quan họ chung tình làm duyên
hát câu quan họ chung tình làm duyên.

Hình ảnh[sửa]

Tham khảo[sửa]

Liên kết[sửa]

  1. Đi tìm chiếc nón cổ của người Việt - Ngọc An // Báo Thanh Niên, 27.06.2016, 06:11 (GMT+7)
  2. Nón
  3. a b G, N, Nón đội (HTML), Góc Nhìn
  4. Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến dịch, Nguyễn Quảng Tuân khảo đính và chú thích, Nhà xuất bản Trẻ, Sài Gòn, 1989.