Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Ảnh hưởng thăng hoa

Ảnh hưởng thăng hoa là tác động của kích thích yếu đến mức chủ thể không biết về sự hiện diện của các kích thích này. Ảnh hưởng thăng hoa bao gồm các thông điệp ẩn được để đằng sau các cụm từ chúng ta nghe và hình ảnh chúng ta nhìn thấy.

Thuật ngữ thăng hoa có nguồn gốc từ các từ tiếng Latin sub (bên dưới) và limen (ngưỡng), có nghĩa là dưới ngưỡng. Ngưỡng trong trường hợp này là ngưỡng nhận thức có ý thức. Chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi các kích thích quá mờ nhạt hoặc ngắn gọn mà chúng ta không biết về sự hiện diện của chúng. Nói cách khác, mọi người có thể bị ảnh hưởng bởi những kích thích vô hình.

Sự xuất hiện của ảnh hưởng thăng hoa[sửa]

Mọi người đã tin vào những ảnh hưởng thăng hoa trong hàng trăm năm qua, nhưng vài thập kỷ gần đây người ta đã có cái nhìn khoa học hơn về ảnh hưởng này. Chúng ta đã bao giờ nghe nói về ảnh hưởng thăng hoa hoặc nhắn tin thăng hoa trước đây chưa? Có lẽ chúng ta đã được thông báo rằng có những tin nhắn ẩn trong video chúng ta đã xem hoặc bản ghi âm chúng ta đã nghe. Chúng ta có nghe thấy tin nhắn không? Có phải chúng ta đã nhìn thấy chúng?.

Ảnh hưởng thăng hoa và nhắn tin thăng hoa là những thuật ngữ được sử dụng để mô tả khi tin nhắn được ngụy trang dưới nền tiếng ồn (ví dụ như âm nhạc, phát thanh, tiếng chuông thương mại, v.v.) và hoặc hình ảnh với hy vọng đưa thông tin nhất định vào tiềm thức của khán giả. Có nhiều tranh cãi liên quan đến việc ảnh hưởng thăng hoa có hoạt động hay không hoạt động.

Khái niệm có phần huyền bí hoặc huyền diệu về ảnh hưởng thăng hoa có từ thời cổ đại khi con người cố gắng kiểm soát tâm trí người khác. Người ta cho rằng chúng ta có thể kiểm soát suy nghĩ của người khác nếu chúng ta dấu tin nhắn trong tạp âm. Sự kiểm soát đó đã được tìm cách giành quyền lực đối với kẻ thù, thao túng mọi người làm những việc họ thường không làm hoặc thậm chí giúp ai đó giành quyền kiểm soát tình hình của chính mình. Ảnh hưởng thăng hoa cũng có thể mang lại kết quả tích cực như giúp ai đó giảm cân, khuyến khích ai đó ngừng hút thuốc hoặc giúp mọi người cải thiện suy nghĩ về bản thân. Chẳng hạn, như hình ảnh bản thân hoặc lòng tự trọng.

Vào giữa thế kỷ XX, ảnh hưởng thăng hoa đã gây chú ý của nhiều người, nhưng khoa học chỉ mới bắt đầu phân tích những tác động thực sự của ảnh hưởng thăng hoa trong thời gian gần đây.

Tác động của ảnh hưởng thăng hoa[sửa]

Kết quả của các nghiên cứu cho thấy phần lớn bộ não được thiết kế để phản ứng với những thứ xuất hiện trong chúng ta, cho dù những thứ này có hại, có lợi, đáng sợ hay bị thao túng. Bộ não thực hiện điều này bằng cách áp dụng nhận thức. Chúng ta nhận thức mọi thứ xung quanh mình, bao gồm các vấn đề hàng ngày như chúng ta có thể xem cách người khác mua những mặt hàng nào dựa trên chất lượng và mức độ phổ biến, cũng như các vấn đề xã hội phức tạp hơn như khi chúng ta phát triển quan điểm của mình. Nhận thức cho chúng ta các công cụ để kiểm tra bất cứ điều gì từ bất kỳ vị trí nào đó. Tuy nhiên, những vị trí đó có thể khác nhau khi so sánh với những vị trí khác. Đây là lý do tại sao tất cả chúng ta có nhận thức khác nhau. Ví dụ, nếu chúng ta quan tâm đến việc mua một sản phẩm mới về chế độ ăn kiêng. Chẳng hạn một viên thuốc thần kỳ giúp chúng ta giảm cân. Khi đó chúng ta nhận thức sản phẩm này rất hữu ích, hỗ trợ giảm cân và giá cả phải chăng.

Đây là sự thật hay chỉ là nhận thức của một hay một số người nào đó? Một số người khác có thể có một nhận thức hoàn toàn khác về viên thuốc ma thuật ăn kiêng. Chẳng hạn, những người này cho là nó quá đắt và là một mánh lới giảm cân chỉ nhằm mục đích lấy tiền của chúng ta. Khi nhận thức thôi thúc ham muốn của chúng ta và có thể ảnh hưởng đến chúng ta trong việc đưa ra quyết định tốt và xấu.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Vũ Dũng (Chủ biên), Từ điển Tâm lý học, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2008, tr. 158 - 159.
  2. Bornstein, R.F., Leone, D.R., & Galley, D.J., The generalizability of subliminal mere exposure effects: Influence of stimuli perceived without awareness on social behavior, Journal of Personality and Social Psychology, 53, 1987.
  3. Moore, T.E., “Subliminal Perception: Facts and Fallacies”, Skeptical Inquirer, 16, 1992.
  4. Kazdin A.E. (Editor in chief), Encyclopedia of Psychology: 8 volume set, APA Publishing, Oxford University Press, Vol. 7, 2000, pp. 87 - 91.
  5. Strickland B. (Executive editor), The Gale Encyclopedia of Psychology, Gale Group, 2001, pp. 199.
  6. Freedheim D.K., Handbook of Psychology, Vol. 1, History of Psychology, John Wiley & Sons, 2003, pp. 124 - 125.
  7. W. Edward Craighead and Charles B. Nemeroff (Editors), The Concise Corsini Encyclopedia of Psychology and Behavioral Science, Published by John Wiley & Sons, Inc, Hoboken, New Jersey, Third edition, 2004, pp. 156 - 157.
  8. Bargh, J.A., Awareness of the prime versus awareness of its influence: Implications for real-world scope of unconscious higher mental processes, Current Opinion in Psychology, 12, 2016.