Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Điều trị liên chuyên khoa

Điều trị liên chuyên khoa là kế hoạch chăm sóc người bệnh bao gồm các chuyên gia y tế từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

Khái niệm về chăm sóc sức khỏe toàn diện (holistic healthcare) cho rằng cơ thể không phải chính xác là một bộ sưu tập những phần riêng biệt tách rời nhau mà đúng hơn là sự tập hợp những thành phần có liên quan tạo nên một tổng thể thống nhất, là nguồn gốc của việc điều trị liên chuyên khoa. Quan điểm chính thể luận cho rằng sức khỏe tâm thần liên quan tới/và phụ thuộc lẫn nhau trên cơ thể khỏe mạnh và ngược lại. Một nhóm điều trị liên chuyên khoa có khả năng góp chung kiến thức và sự tinh thông của họ để hướng tới sự bình phục sức khỏe cá thể chứ không phải chính căn bệnh của cá thể đó. Các thành viên và cấu trúc của nhóm liên chuyên khoa cần được thích hợp với bệnh nhân và nhu cầu về cơ thể, xúc cảm và chức năng của họ. Thành viên của nhóm có thể bao gồm, nhưng không hạn chế, các bác sĩ (từ các chuyên khoa khác nhau), các điều dưỡng viên, các nhà ngoại khoa, các nhà tâm lý học, các chuyên gia tâm thần học, các nhà công tác xã hội, các cố vấn học đường, các nhà dinh dưỡng học, các chuyên gia điều trị thể lực, các cố vấn hướng nghiệp, các chuyên gia điều trị nghề nghiệp và các chuyên gia điều trị sáng tạo (như các chuyên gia điều trị nghệ thuật, chuyên gia điều trị âm nhạc).

Các nhà tâm lý học đã trở thành một phần chủ yếu của nhóm điều trị trong các chuyên khoa ung bướu (y học ung thư), y học tuổi già, y học tim mạch, y học trẻ em và các chuyên khoa khác. Tương tự như vậy, các nhóm chuyên khoa giao nhau đã càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe tâm thần. Những người mắc bệnh thí dụ như tâm thần phân liệt, có thể được điều trị bởi một nhóm gồm một nhà tâm thần học, một nhà tâm lý học, một nhà thần kinh học, một tư vấn hướng nghiệp, một nhà điều trị gia đình, một nhà điều trị nghệ thuật và một nhà công tác xã hội. Một số bệnh nhân có thể cần đến các khoa phụ thuộc và sự trợ giúp sau chăm sóc như phục hồi nghề nghiệp (đào tạo hoặc đào tạo lại việc làm), đào tạo kỹ năng sống độc lập, đào tạo kỹ năng xã hội và trợ giúp nhà ở. Cho những cá thể đó, có thể tích hợp các chuyên gia ngoài các chuyên khoa y học truyền thống vào trong nhóm liên chuyên khoa. Các nhóm liên chuyên khoa đang trở thành rất bình thường trong thiết kế lâm sàng bao gồm cả nghiên cứu chăm sóc sức khỏe. Một chương trình dự phòng có thai ở tuổi teen (tuổi vị thành niên) bắt đầu ở Trường Đại học Minnesota vào năm 1997 đã bố trí cán bộ cho một nhóm gồm các nhà tâm lý học, xã hội học, bác sĩ, nhà dinh dưỡng, điều dưỡng viên, nhà thống kê sinh học, nhà dịch tễ học và các chuyên viên khác, những người có thể cung cấp những chiến thuật hữu hiệu và chuyển dịch những kết quả của họ thành những dữ liệu nghiên cứu đầy ý nghĩa có thể cải thiện chất lượng chăm sóc.

Một sự tiếp cận cho nhóm điều trị liên chuyên khoa là thực hiện việc thu thập cuộc phỏng vấn (hay đánh giá ban đầu) bệnh nhân trong một nhóm được thiết kế để đảm bảo sự thống nhất trong tiếp cận điều trị họ và rồi theo dõi với các cuộc gặp mặt theo một chương trình đều đặn để lập ra kế hoạch điều trị và bổ sung vào kế hoạch ở một chừng mực cần thiết như theo dõi sự tiến triển của bệnh nhân. Tuy nhiên, tổ chức hậu cần cho một kế hoạch như thế thường là khó, căn cứ vào trách nhiệm nặng nề chăm sóc bệnh nhân của nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Quan trọng hơn nữa là việc bổ nhiêm một người quản lý công việc, là người có trách nhiệm đề xuất việc kết hợp điều trị và theo dõi sự tiến triển của bệnh nhân, tổ chức và thông tin cho nhóm điều trị. Người quản lý cung cấp cho bệnh nhân, là nhân vật chính (“point person”) để tiếp cân với bất kỳ vấn đề hay sự quan tâm nào. Họ cũng có trách nhiệm cho chương trình điều trị và những điều trị theo trình tự đúng đắn vì lợi ích tối đa cho bệnh nhân và để phối hợp các dịch vụ sau chăm sóc như trợ giúp nơi ở và kết nối bệnh nhân với các nhóm trợ giúp. Các nhà quản lý công việc thường được cấp chứng chỉ là nhà công tác xã hội, nhưng cũng có thể là giáo dân.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Potter P.J. and Frisch N., Holistic assessment and care: presence in the process, The Nursing Clinics of North America, 42 (2), vi. DOI: 10.1016/j.cnur.2007.03.005, 2007, pp. 213 - 228.
  2. Ciemins E.L., Brant J., Kersten D., et al., Why the Interdisciplinary Team Approach Works: Insights from Complexity Science, Journal of Palliative Medicine, 19 (7), DOI: 10.1089/jpm. 2015.0398, 2016, pp. 767 - 770.
  3. Jasemi M., Valizadeh L., Zamanzadeh V., et al., A Concept Analysis of Holistic Care by Hybrid Model, Indian Journal of Palliative Care, 23 (1), DOI: 10.4103/0973-1075. 197960, 2017, pp. 71 - 80.
  4. Dimitriadis Y., Schizophrenia as a psychosomatic illness: An interdisciplinary approach between Lacanian psychoanalysis and the neurosciences, Bulletin of the Menninger Clinic, 82 (1), DOI: 10.1521/bumc_2017_81_09, 2018, pp. 1 - 18.
  5. Frisch N.C. and Rabinowitsch D., What’s in a Definition? Holistic Nursing, Integrative Health Care, and Integrative Nursing: Report of an Integrated Literature Review, Journal of Holistic Nursing: Official Journal of the American Holistic Nurses’ Association, 37 (3), DOI: 10.1177/ 0898010119860685, 2019, pp. 260 - 272.
  6. Rodriguez Then F.S., Jackson J., Ware C., et al., Interdisciplinary and Transdisciplinary Perspectives: On the Road to a Holistic Approach to Dementia Prevention and Care, Journal of Alzheimer’s Disease Reports, 4 (1), DOI: 10.3233/ADR-180070, 2020, pp. 39 - 48.