Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Động cơ vô thức

Động cơ vô thức là yếu tố thúc đẩy các xung động ảnh hưởng đến hành vi mà không có nhận thức một cách có ý thức của chủ thể.

Động cơ vô thức đóng một vai trò nổi bật trong các lý thuyết về hành vi con người của Sigmund Freud. Theo Freud và những người theo ông, hầu hết các hành vi của con người là kết quả của những ham muốn, xung động và ký ức đã bị dồn nén vào trạng thái vô thức, nhưng vẫn ảnh hưởng đến hành động. Freud tin rằng tâm trí con người bao gồm một phần nhỏ có ý thức để quan sát trực tiếp và một phần vô thức lớn hơn nhiều đóng vai trò quan trọng hơn trong việc xác định hành vi. Theo Maslow, người bình thường thường vô thức hơn là có ý thức. Ông tin rằng các động cơ vô thức đóng vai trò trung tâm trong việc xác định cách con người hành xử (Archard, 1984).

Freud đã cho rằng nhiều quyết định của chúng ta bị ảnh hưởng bởi những động cơ vô thức năng động hoặc chúng ta thậm chí thực hiện những hành động dựa trên những suy xét hoàn toàn vô thức. Những hành động như vậy có thể không cố ý và thậm chí có thể không phải là những hành động theo nghĩa hẹp, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm về chúng.

Vô thức theo trường phái Phân tâm học của Freud là cái động, tức là vô thức có động cơ. Nghiên cứu tâm lý và sinh lý thần kinh gần đây đã bổ sung thêm vào hành động vô thức một số hiện tượng (“vô thức mới”), trong đó hành vi hoàn toàn vô thức hoặc các quyết định mà việc thực hiện nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vô thức như: mồi, hành vi tự động, hành vi được tập quán hóa, v.v. Điều này tạo nên phần lớn nhất hành vi thường được coi là hành động có chủ ý, như: quyền tự do, trách nhiệm và thậm chí là quyền tự do quyết định đối với phần lớn hành vi của chúng ta khi chúng ta bị đe dọa. Trong giao tiếp, hành động con người biểu hiện cảm giác sợ hãi và không thích một người nào đó một cách vô thức. Ví dụ, một người trả lời “Rất tiếc khi được gặp bạn” thay vì nói “Rất vui được gặp bạn” thông thường có thể đang tiết lộ cảm xúc thật. Tương tự, một vận động viên tài năng chơi một trò chơi kém cỏi khác thường có thể đang hành động dựa trên mong muốn vô thức trừng phạt những bậc cha mẹ hống hách hoặc thiếu chú ý. Các vận động viên không biết, màn trình diễn không đạt tiêu chuẩn thực sự đang truyền đạt một thông điệp quan trọng.

Một trong những nguyên tắc cốt lõi của lý thuyết của Phân tâm học là hành vi có vấn đề của chúng ta thường được thúc đẩy một cách vô thức. Điều này cho phép chúng ta đạt được mục đích của mình trong nhiều tình huống khác nhau mà không cần phải thừa nhận rằng chúng ta đã làm gì.

Freud tin rằng cá nhân có những cách tương tác vô thức với thế giới hoàn toàn khác với những cách thức của ý thức. Giống như ý thức, vô thức có mong muốn, ý định, mục đích và suy nghĩ, nhưng thay vì hoạt động một cách rõ ràng, cởi mở, hợp lý và chúng hoàn toàn là bản năng. Vô thức là một vương quốc kìm nén những ước muốn, nơi mang theo những trải nghiệm trẻ con và là nơi tạo ra những tưởng tượng, đặc biệt là những tưởng tượng về tình dục. Nhưng trước hết, nó là cái vạc của bản năng, động lực của mọi hoạt động và hành vi của con người (Freud).

Freud cũng cho rằng những ký ức và ham muốn bị kìm nén là nguồn gốc của hầu hết các chứng rối loạn tâm thần. Phân tâm học được phát triển như một phương pháp hỗ trợ bệnh nhân trong việc đưa những suy nghĩ vô thức của họ vào ý thức.

Việc nâng cao nhận thức về các nguyên nhân dẫn đến hành vi và cảm xúc sau đó sẽ giúp bệnh nhân sửa đổi các khía cạnh không mong muốn của hành vi.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Bargh, J. A., Chen, M., and Burrows, L., Automaticity of social behavior. Direct effects of trait construct and stereotype activation on action, J. Pers. Soc. Psychol, 71, DOI: 10.1037/ 0022-3514.71. 2.230, 1996, pp. 230 - 244.
  2. Chartrand, T. L., and Bargh, J. A., Automatic activation of impression formation and memorization goals. Nonconscious goal priming reproduces effects of explicit task instructions, J. Pers. Soc. Psychol. 71, DOI: 10.1037/0022-3514.71.3.464, 1996, pp. 464 - 478.
  3. Bargh, J. A., Gollwitzer, P. M., Lee-Chai, A., Barndollar, K., and Trötschel, R., The automated will. Nonconscious activation and pursuit of behavioral goals, J. Pers. Soc. Psychol, 81, DOI: 10.1037/0022-3514.81.6.1014, 2001, pp. 1.014 - 1.027.
  4. Bartlett, T., Power of suggestion: the amazing influence of unconscious cues is amog the most fascinating discoveries of our time - that is, if it’s true, Chronicle of Higher Education, Available at: https://www.chronicle.com/article/Power-of-Suggestion/136907/accessed January 30, 2013.
  5. Clark, A., Kiverstein, J., and Vierkant, T., Decomposing the Will, Oxford: Oxford University Press, DOI: 10.1093/acprof:oso/9780199746996.001.0001, 2013.