Định kiến và phân biệt

Định kiến[sửa]

Là thái độ và đánh giá mang tính tiêu cực của cá nhân, nhóm người này đối với thành viên của nhóm người cụ thể nào đó (tôn giáo, chủng tộc, dân tộc, chính trị…) được biểu hiện thông qua nhận thức, cảm xúc và hành động của họ. Ví dụ: định kiến đối với người Mỹ da đen, người châu Á ở Mỹ.

Định kiến được coi là thái độ vì vậy trong cấu trúc của nó gồm ba thành tố nhận thức, xúc cảm và hành vi. Niềm tin và kỳ vọng là thành thành phần cơ bản của thành tố nhận thức của định kiến. Nhận thức trong định kiến thường mang tính khuôn mẫu bao gồm niềm tin và kỳ vọng đối với đối tượng định kiến - thành viên của một nhóm nào đó. Cơ chế tâm lý của khuôn mẫu là sự quy gán tất cả những đối tượng định kiến vào một loại hoặc nhóm cụ thể (dân tộc, tôn giáo, chủng tộc, chính trị) để tương tác, đối xử với họ một cách đồng nhất. Trên thực tế định kiến đã bỏ qua sự khác biệt riêng của con người từ đó người định kiến thường có hành vi và thái độ đối xử tương tự. Khi cá nhân có định kiến với cá nhân, nhóm cụ thể nào đó họ thường có xu hướng trải qua cảm giác tiêu cực khi tiếp xúc với các nhóm này. Thành phần tình cảm của thái độ định kiến là các phản ứng cảm xúc tiêu cực đi kèm với nhận thức về đối tượng của định kiến. Thành phần hành vi của định kiến thể hiện ở chỗ khi định kiến đối với đối tượng nào đó thì cá nhân hành động theo cách tiêu cực theo các mục tiêu thành kiến của họ. Xu hướng như vậy được biểu hiện trong hành vi phân biệt đối xử ở người định kiến đối với đối tượng của họ. Trong những tình huống thường ngày có nhiều quy định, chuẩn mực ràng buộc đối với hành vi nhằm ngăn chặn những cảm xúc định kiến chuyển thành hành vi phân biệt đối xử. Hành vi phân biệt đối xử có thể khác nhau về cường độ, từ mức thấp nhất là né tránh xã hội đến mức độ cao là các hành vi bạo lực hoặc thậm chí là hành vi diệt chủng.

Nguồn gốc định kiến[sửa]

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng định kiến có nhiều nguồn gốc khác nhau. Trước tiên, tính cách con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong định kiến. Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Theodor Adorno đã lập luận (Tính cách độc đoán, New York, 1950) tính cách độc đoán là nét đặc trưng của người định kiến, bởi họ tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc hành vi, họ gây hấn với những người vi phạm các chuẩn mực, suy nghĩ cứng nhắc và phục tùng chính quyền quá mức. Theo Adorno, cá nhân với một hồ sơ tính cách như vậy rất dễ bị định kiến. Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Bob Altmeyer (Kẻ thù của tự do: Hiểu về Cánh hữu Độc tài. San Fancisco, I988) đã cung cấp thêm cách tiếp cận hiện đại về vai trò của nhân cách trong định kiến... không phải tất cả những nhân cách nuôi dưỡng định kiến đều cảm thấy khó hiểu về tính cách độc đoán. Thứ hai, nguồn gốc của định kiến là sự cạnh tranh giữa các nhóm về tài nguyên khan hiếm (Le., lý thuyết xung đột hiện thực). Trong thực nghiệm kinh điển tại trại hè các nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Muzafer Sherif và Carolyn Sherif đã chứng minh (Nhóm Hòa hợp và Căng thẳng, New York, 1953), cạnh tranh đã gây ra cảm giác thù địch và định kiến. Với sự phân bổ các nguồn lực, quyền lực và địa vị xã hội, các nhóm luôn cạnh tranh với nhau và từ đó phát triển định kiến đối với nhau. Thứ ba, định kiến có thể xuất phát từ động cơ muốn nâng cao lòng tự trọng của con người, điều này được nhấn mạnh trong học thuyết bản sắc xã hội. Người tiên phong trong lý thuyết này là nhà tâm lý học xã hội châu Âu Henri Tajfel (Nhóm con người và các hạng mục xã hội: Nghiên cứu Tâm lý xã hội, Cambridge, Anh, 1981). Lý thuyết này cho rằng thành kiến và định kiến giữa các nhóm phát sinh từ các quá trình cơ bản phân hóa xã hội, trong đó mọi người thường cho mình thuộc về một nhóm nào đó. Quá trình này giúp cá nhân có được cảm nhận tốt hơn về bản thân thông qua việc xác định họ là thành viên của nhóm vị thế bản thân của họ sẽ được nâng cao. Sự ủng hộ của nhóm có thể thiết lập bản sắc xã hội tích cực cho các thành viên - điều kiện tiền đề cho sự ra đời định kiến. Sử dụng nhóm tối thiểu trong mô hình thực nghiệm đã giúp các tác giả chứng minh bản chất phân hóa xã hội của các quá trình hình thành bản sắc xã hội. Trong thực nghiệm này, các cá nhân được phân thành các nhóm dựa trên đặc điểm ngẫu nhiên. Mặc dù được phận loại như vậy nhưng khi quá trình phân hóa xảy ra thì sự thiên vị cho nhóm mình chống lại nhóm khác xuất hiện.

Nguồn gốc thứ tư của định kiến liên quan đến các quá trình nhận thức tạo ra xu hướng phân loại và định khuôn người khác. Như Gordon Allport (nhà tâm lý học người Mỹ) đã nhấn mạnh trong các bài viết của ông về chức năng nhận thức của định kiến (Bản chất của định kiến Đại chúng, 1954) theo ông con người thường bị giới hạn ở khả năng thận trọng và suy nghĩ thấu đáo, khi sống trong môi trường xã hội phức tạp đã thúc đẩy nhu cầu nhận thức về sự hạn chế đó và hệ quả là sự đơn giản hóa môi trường xã hội thường xảy ra thông qua quá trình phân loại và định khuôn đó. Một khi thành kiến (thành phần của nhận thức của định kiến) đã có, thì định kiến có thể xảy ra.

Nguồn gốc cuối cùng của định kiến là tính chất văn hóa. Cha mẹ, bạn bè. gia đình, các chuẩn mực xã hội truyền thống và các kiểu phân biệt đối xử đã được thể chế hóa trong quan hệ xã hội ở một góc độ nào đó giúp cho các cá nhân tiếp xúc với các định kiến, thái độ và hành vi đối xử với người khác. Quan điểm của những người khác có thể được kết hợp vào hệ thống niềm tin của cá nhân. Vì thế, trẻ em thường chấp nhận thái độ định kiến của người khác trước khi chúng nhận thức hoặc phát triển thái độ của chính mình.

Mặc dù nguồn gốc khác biệt của định kiến đã được xác định, các nhà lý luận cho rằng những nguồn gốc này không hoạt động độc lập; chúng có thể đồng thời xảy ra khi con người nhận thức về sự cần thiết thích ứng với môi trường xã hội từ đó làm cho niềm tin, khuôn mẫu có thể được dễ dàng lĩnh hội. Định kiến có nhiều mặt và chỉ có thể hiểu được nó khi xem xét nhiều yếu tố khác nhau quy định.

Các công cụ đánh giá định kiến[sửa]

Bản chất của định kiến là thái độ vì thế có thể sử dụng phép đo nghiên cứu thái độ thông qua các thành phần nhận thức, tình cảm và hành vi. Thành phần nhận thức hoặc niềm tin trong định kiến thường được đánh giá theo mẫu thông qua việc lựa chọn đặc điểm cá nhân hoặc nhóm về dân tộc, tôn giáo, chủng tộc và chính trị… và các đặc điểm nổi bật trong liên kết với nhóm khác. Có thể sử dụng thang đo mức độ cảm xúc tích cực hay tiêu cực của một cá nhân hướng tới người khác để đo thành tố xúc cảm của định kiến. Thang đo khoảng cách xã hội là một công cụ quan trọng trong nghiên cứu thành phần hành vi của định kiến. Thông thường để đo khoảng cách xã hội định kiến được trình bày thông qua các mối quan hệ (giả định) giữa họ với các thành viên của các nhóm bằng một loạt các mệnh đề thể hiện các mức độ gần gũi, thân mật giữa người trả lời và các thành viên của nhóm. Đối tượng nghiên cứu có thể được yêu cầu chỉ ra sự sẵn sàng chấp nhận cá nhân từ nhóm giả định vào một mức độ thân mật nào đó đối với nhóm của mình.

Phân biệt đối xử[sửa]

Là hành động đối xử không công bằng của cá nhân, nhóm người này đối với cá nhân, nhóm người khác thông qua sự khác biệt cá nhân (sắc tộc, màu da, giới tính, lứa tuổi…) của họ trong những tình huống, điều kiện cụ thể. Ví dụ: Phân biệt giới tính trong tuyển dụng, chỉ ưu tiên tuyển nam giới mà không chú ý tới nữ giới.

Phân biệt đối xử đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua. Sự phát triển xã hội ngày nay yêu cầu nhà nghiên cứu không chỉ mô tả bản chất và hậu quả của phân biệt đối xử mà còn đưa ra các chiến lược để loại bỏ tác động tiêu cực của phân biệt đối xử. Mặc dù phân biệt đối xử là một khái niệm phức tạp, nhưng các nhà tâm lý học đã thống nhất hành động là nội dung chính của khái niệm phân biệt đối xử chính. Các hành động này xuất phát từ thái độ tiêu cực (hoặc tích cực) đối với một cá nhân hoặc một nhóm xã hội nào đó (chủng tộc, quốc gia, giới tính…).

Các kiểu, cấp độ và mục tiêu phân biệt đối xử[sửa]

Thông thường các hành vi phân biệt đối xử diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau. Các nhà tâm lý học đã nỗ lực mô tả và phân loại các kiểu phân biệt đối xử đã tập trung vào ba vấn đề chính: liệu hành vi phân biệt đối xử có công khai hoặc không công khai; liệu sự phân biệt đối xử có xảy ra ở cấp độ cá nhân, thể chế hoặc xã hội và liệu các hành động phân biệt đối xử khác nhau có dựa trên các đặc điểm của nhóm mục tiêu hay không?. Trước đây ở Hoa Kỳ sự chú ý tập trung vào các kiểu phân biệt đối xử truyền thống liên quan đến kiểu phân biệt đối xử công khai trong đó mục tiêu, hành động và ý định của con người thể hiện rõ ràng và có thể nhận dạng được. Phân biệt đối xử quá mức được coi là các hình thức phân biệt chủng tộc liên quan đến việc mong muốn thiết lập và duy trì ưu thế sử dụng quyền lực của các thành viên nhóm (ví dụ: chủng tộc, giới tính, quốc tịch…). Sau khi xuất hiện Luật Dân quyền và các đạo luật nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, sự chú ý chuyển sang xác định kiểu phân biệt đối xử mới “hiện đại”. Dovidio và Gaertner (1998) đã phát triển khái niệm “phân biệt chủng tộc thù địch” để mô tả một dạng định kiến tinh vi không dựa trên xung đột giữa giá trị cá nhân và thái độ tiêu cực đối với các nhóm cụ thể. Khái niệm này khá giống với quan niệm về phân biệt chủng tộc phổ biến (Katz, Wackenhat & Hass, 1986), biểu tượng phân biệt chủng tộc (Sears, 1988) và phân biệt chủng tộc hiện đại (McConahay, 1986).

Mỗi khái niệm này đều mô tả những gì mà các học giả cho là các hành động phân biệt đối xử được che đậy, vô thức và bị phủ nhận. Do đó, vấn đề quan trọng trong việc phân loại kiểu đối xử là câu hỏi; liệu những hành động liên quan đến sự bất bình đẳng có chủ đích dựa trên thành viên nhóm so với các hành động gián tiếp khó phát hiện hơn có liên quan với nhau hay không? (Pettigrew & Taylor, 1992). Liệu sự phân biệt đối xử có tinh vi hơn so với mức độ công khai của hành vi phân biệt đối xử?. Theo các nhà nghiên cứu phân biệt đối xử có thể xảy ra ở ba cấp độ: cá nhân, thể chế và cấu trúc. Các nhà nghiên thái độ của cá nhân và chứng minh rằng thái độ này của họ có thể giải thích hoặc dự đoán được các hành động phân biệt đối xử (Jones, T998). Một khía cạnh khác của việc nghiên cứu phân biệt đối xử ở cấp độ cá nhân là liệu thông qua các yếu tố cá nhân có thể phát hiện các hành vi phân biệt đối xử và liệu họ có phải là mục tiêu của sự phân biệt đối xử hay không (Rutte, Diekmann, Polzer, Crosby & Messick, T994). Công trình nghiên cứu trên thể hiện quan điểm rất ấn tượng về chỉ số vi mô và vĩ mô của phân biệt đối xử - được phát triển trong nghiên cứu phân biệt đối xử từ công khai sang tinh tế. Điều này khẳng định nỗ lực của nhà nghiên cứu nhằm phát triển cách đo lường phân biệt đối xử và kỹ năng cá nhân để phát hiện sự phân biệt đối xử (khi chính họ là mục tiêu).

Ở cấp độ vĩ mô các yếu tố như sự phân biệt đối xử về thể chế và cấu trúc xã hội thường ít được chú ý hơn so với cấp độ vi mô. Hầu hết các khái niệm về phân biệt đối xử thể chế tập trung vào vai trò của các cấu trúc xã hội trong việc phân bổ cơ hội và hậu quả cho các nhóm thành viên. Ví dụ, nghiên cứu về thể chế như phân biệt đối xử nghề nghiệp thể hiện sự đại diện không tương xứng của phụ nữ và dân tộc thiểu số trong các nghề nghiệp có mức lương, địa vị thấp so với nam giới. Giải thích cho sự tồn tại của kiểu phân biệt đối xử này các nhà nghiên cứu cho rằng tác động của các rào cản thể chế “thị trường lao động kép” (Morrison, White & Van Velsor, I987). Trong khi hầu hết các thành viên của nhóm đa số được tuyển dụng trong “thị trường lao động sơ cấp”, thì phụ nữ và nhóm thiểu số đã được sử dụng ưu tiên trong “thị trường lao động cấp độ”. Khái niệm về các thị trường lao động dựa trên yếu tố như chủng tộc và giới tính giúp giải thích các vấn đề như bất công trong trả lương, khác biệt về khả năng di chuyển và thăng tiến. Thị trường lao động kép như một rào cản không thể vượt qua đối với sự thăng tiến nghề nghiệp là một ví dụ được nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng trong cấu hình các mô-đun macro.

Khái niệm về cấu trúc của phân biệt đối xử cũng đã được giới thiệu thông qua các khái niệm như “phân biệt môi trường chủng tộc”. Tương ứng với việc kiểm tra sự khác biệt trong hệ thống pháp luật, kết quả ghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với các chất độc hại cũng liên quan đến sự khác biệt giữa các nhóm như: tầng lớp xã hội và chủng tộc. Ví dụ, tiếp xúc và nhiễm độc chì ở người trẻ tuổi được chứng minh là xảy ra nhiều hơn, thường xuyên hơn trong các cộng đồng nghèo và công đồng thiểu số so với các cộng đồng da trắng và giàu có (Needleman, Riess, Tobin, Biesecker & Greenhouse, I996).

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Cook. S.W., Experimenting on social issues: Thecase of school desegregation, American Psychologist, 40, 1985, pp. 452 - 460.
  2. Birt, M. &Dian. K. L., Relative deprivation theoryand responses to discrimination in a gay male and lesbian sample, Britisr. Journal of Social Psychology, 26, 1987, pp. 139 - 145.
  3. Kohn. M. L., Cross-national research as an analyticstrategy: American Sociological Association 1987 presidential address, American Sociological Review, 52, 1987, pp. 713 - 731.
  4. Krieger L. H., The content of our categories: A cognitive bias approach to discrimination and equal opportunity, Stanford Law Review, 47, 1995, pp. 1.161 - 1.248.
  5. Dovidio J. E. &Gaertner S. L., On the nature ofcontemporary prejudice: The causes. consequences andchallenges of aversive racism, In J. Eberhardt & S. Fiske(Eds.), Confronting radsm: The problem and the response, ewbury, CA: Sage, 1998, pp. 3 - 32.
  6. Jackson. J. S., Brown, K. T. &Kirby. D. C., International perspectives on prejudice and racism, In J.Eberhardt & S. Fiske (eds.), Confronting racism: The problem and the response, Newbury. CA: Sage, 1998, pp. 101 - 135.