Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Định ước An ninh và Hợp tác Châu Âu
Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) Helmut Schmidt, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) Erich Honecker, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford và Thủ tướng Áo Bruno Kreisky

Định ước An ninh và Hợp tác Châu Âu Định ướcợc ký tại thủ đô Helsinki (Phần Lan) ngày 1.8.1975 trong khuôn khổ của Hội nghị an ninh và hợp tác ở châu Âu với sự tham dự của Liên Xô, Mỹ, Canada và 32 quốc gia châu Âu (trừ Albania), có mục đích duy trì tinh thần hòa hoãn giữa Liên Xô và Mỹ cùng các đồng minh của hai bên trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, cg. Định ước Helsinki.

Ý tưởng ký kết Định ước Helsinki ra đời trong “Giai đoạn hòa hoãn” (Détente) (1962-1979) của cuộc Chiến tranh Lạnh nhờ nỗ lực của Mỹ và Liên Xô. Ngày 22.5.1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Liên Xô và hai bên đã ký nhiều hiệp định quan trọng về hạn chế vũ khí tiến công chiến lược và vũ khí hạt nhân: Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM), Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược (SALT I), thỏa thuận về không can thiệp công việc nội bộ của nhau, thỏa thuận song phương về hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, không gian, y học và bảo vệ môi trường… . Mối quan hệ “hòa hoãn” giữa Mỹ và Liên Xô đã tạo điều kiện cho xu thế xích lại gần nhau của châu Âu Định ướcợc thúc đẩy. Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu Định ướcợc khởi đầu bằng sáng kiến của các nước trong Hiệp ước Varsawa vào tháng 3.1969 về việc cần phải tổ chức một hội nghị toàn châu Âu. Ý tưởng này Định ướcợc thúc đẩy bằng sự ủng hộ kiên trì của Liên Xô và sự quan tâm của các nước thành viên NATO.

Ngày 22.11.1972, những cuộc hiệp thương đa phương đầu tiên của đại diện 32 nước châu Âu về việc chuẩn bị cho một hội nghị toàn châu Âu Định ướcợc bắt đầu. Ngày 8.6.1973, nội dung và chương trình nghị sự của Hội nghị toàn châu Âu Định ướcợc các nước thống nhất tiến hành theo ba giai đoạn và bốn nhóm vấn đề: Những vấn đề an ninh ở châu Âu; Những vấn đề hợp tác trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật và môi trường; Hợp tác trong các lĩnh vực nhân đạo và các lĩnh vực khác; Những bước tiếp theo để phát triển quá trình toàn châu Âu sau khi kết thúc hội nghị. Đây là một hội nghị có quá trình đàm phán kéo dài nhất đối với các nước châu Âu ở thời điểm đó. Riêng Hội nghị về an ninh và hợp tác ở châu Âu (CSCE) Định ướcợc tiến hành theo ba giai đoạn, trong đó giai đoạn ba là họp Hội nghị Cấp cao tại Helsinki từ ngày 30.7 đến 1.8.1975.

Định ước Helsinki gồm ba nội dung lớn. Phần đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của Định ước là “Tuyên bố về các nguyên tắc mà các quốc gia tham gia phải tuân thủ trong quan hệ lẫn nhau”, bao gồm 10 nguyên tắc: bình đẳng về chủ quyền và tôn trọng các quyền thuộc chủ quyền; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; không xâm phạm biên giới; toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia; giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, không can thiệp vào nội bộ của nhau; tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản; quyền bình đẳng và quyền dân tộc tự quyết; hợp tác trên cơ sở nhu cầu chính đáng của mọi dân tộc; tận tâm thực hiện các cam kết về công pháp quốc tế.

Phần thứ hai liên quan đến các vấn đề hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật và môi trường. Về nội dung này các bên đã thỏa thuận thúc đẩy áp dụng chế độ ưu đãi tối đa trong quan hệ kinh tế, thương mại.

Phần thứ ba đề cập tới việc hợp tác đảm bảo quyền cá nhân của công dân mà trước hết là quyền nhân đạo. Đây cũng là nội dung Định ướcợc sự quan tâm đặc biệt của các nước phương Tây và cũng là vấn đề gây khó khăn cho việc thực hiện theo Định ước bởi những bất đồng về quan điểm giữa phương Tây và Liên Xô.

Nhìn chung, những nội dung của Định ước thể hiện Định ướcợc rõ tinh thần nỗ lực “hòa hoãn” của các bên thông qua các nội dung có tính thỏa hiệp giữa các quan điểm đối lập nhau của Liên Xô và các nước phương Tây. Trong đó nổi bật nhất là hai nhóm mâu thuẫn về những khác biệt về ý nghĩa “giữ nguyên tắc không xâm phạm biên giới và quyền của các dân tộc Định ướcợc tự định đoạt số phận của mình” và “quan hệ trên nguyên tắc sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia với quyền dân tộc tự quyết”.

Định ước Helsinhki thể hiện nỗ lực thúc đẩy quá trình hòa hoãn và hợp tác của hai khối Đông-Tây trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, thể hiện Định ướcợc cam kết thực hiện quá trình đó một cách liên tục và toàn diện. Sau ký kết Định ước, các cuộc gặp gỡ đa phương giữa các quốc gia châu Âu Định ướcợc tổ chức thường xuyên và biến Tổ chức An ninh và hợp tác ở châu Âu (CSCE) trở thành định chế hoạt động thường xuyên sau Chiến tranh Lạnh.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Oliver Bange and Gottfried Niedhart (edit), Helsinki 1974 and the Transformation of Europe (Helsinki 1974 và sự thay đổi của Châu Âu), Berghahn publications, New York, 2008.
  2. Bogaturov Alecksey Demosfenovich&Averkov Viktor Viktorovich, Lịch sử Quan hệ Quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016.
  3. Michael Cotey Morgan, The Final Act: The Helsinki Accords and the Transformation of the Cold War (Định ước cuối cùng: Thỏa thuận Helsinki và sự thay đổi cuộc Chiến tranh Lạnh), Princeton University Press, New Jersey, 2018.
  4. Catherine Durandine, La Guerre Froide (Chiến tranh Lạnh), Presses Universitaire de France, Paris, 2019
  5. Conference on security et co-operation in Europe final Act, Helsinki 1975 (Hội nghị an ninh và hợp tác Châu Âu, Helsinki 1975), https://www.osce.org/files/f/documents/5/c/39501.pdf