Mục từ này cần được bình duyệt
Viện liên hợp nghiên cứu hạt nhân
Phiên bản vào lúc 11:43, ngày 7 tháng 1 năm 2021 của Minhpc (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “{{mới}} (A. Joint Institute for Nuclear Research, vt. JINR, N. Объединенный институт ядерных исследований) là t…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

(A. Joint Institute for Nuclear Research, vt. JINR, N. Объединенный институт ядерных исследований)

là trung tâm khoa học quốc tế liên chính phủ, một trung tâm khoa học nổi tiếng thế giới, là hình mẫu độc đáo về liên kết nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ tiên tiến và giáo dục đại học.

Địa chỉ: 6 Joliot-Curie St., Dubna town, Moscowskaya Oblast, Postal Code 141980, Russian Federation.

Thành lập năm 1956 tại thành phố Dubna, trên bờ sông Vonga, cách thủ đô Mátscơva 130 km về phía Bắc. Ý tưởng thành lập Viện ra đời trước hết phải kể đến tên của các nhà khoa học nổi tiếng như I. V. Kurchatov và V. D. Efremov (Liên Xô), L. Janossy (Hungary), G. Pose và G. Hertz (Đức), A. Soltan và L. Infeld (Ba Lan), V. Petrzelka (Tiệp Khắc), G. Nadzhakov (Bulgaria), H. Hulubei (Romania). Tên tuổi của Viện gắn liền với các nhà khoa học nổi tiếng như VS. Nikolay N. Bogoliubov, Viện trưởng (1965-1989), người sáng lập và giám đốc đầu tiên của Phòng thí nghiệm Vật lý lý thuyết (1956-1965), VS. Alexander M. Baldin, Giám đốc Phòng thí nghiệm Năng lượng cao (1968-1997), VSTT. Dmitriy I. Blokhintsev, một trong những người sáng lập và Giám đốc đầu tiên của Viện (1956-1965) và GĐ Phòng thí nghiệm Vật lý lý thuyết (1965-1979), VS. Georgy N. Flerov, GĐ Phòng thí nghiệm Phản ứng hạt nhân, VS. Ilya M. Frank, GĐ Phòng thí nghiệm Vật lý neutron, VS. Vladimir I. Veksler, GĐ đầu tiên của Phòng thí nghiệm Năng lượng cao (1956-1966) và nhiều nhà khoa học nổi tiếng khác.

Viện được thành lập với mục đích liên kết các nỗ lực, tiềm năng khoa học và vật chất của các quốc gia thành viên để nghiên cứu các tính chất cơ bản của vật chất. Theo Điều lệ của mình, Viện thực hiện các hoạt động trên các nguyên tắc mở với tất cả các quốc gia quan tâm vì sự tham gia và hợp tác cùng có lợi. Từ ngày thành lập tới nay, Viện đã hoàn thành một quy mô nghiên cứu khoa học rộng lớn và đào tạo đội ngũ các nhà nghiên cứu có chất lượng cao cho các quốc gia thành viên. Trong số đó có các chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia, lãnh đạo của các viện và trường đại học lớn ở nhiều quốc gia thành viên. Hiện tại viện có 18 thành viên là Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Cuba, Cộng hòa Czech, Georgia, Kazakhstan, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Moldova, Mongolia, Ba Lan, Rumania, Nga, Slovakia, Ukraine, Uzbekistan và Việt Nam. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của các nước Ai Cập, CHLB Đức, Hungary, Italy, Cộng hòa Nam Phi và Serbia thông qua các thỏa thuận hai bên ở cấp chính phủ.

Cơ quan điều hành tối cao của Viện là Ủy ban đại diện toàn quyền của các chính phủ của 18 nước thành viên nói trên. Chính sách khoa học của Viện được Hội đồng khoa học soạn thảo. Thành phần của Hội đồng khoa học là những nhà khoa học lớn đại diện cho các nước thành viên cũng như các nhà khoa học nổi tiếng của Đức, Hy Lạp, Ấn Độ, Italia, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Thụy sỹ, Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu CERN và nhiều nhà khoa học khác.

Viện LHNCHN Dubna có tám phòng thí nghiệm và một trung tâm đại học, trong đó mỗi phòng về quy mô nghiên cứu có thể so sánh với một viện nghiên cứu lớn, bao gồm Phòng thí nghiệm Vật lý lý thuyết mang tên VS. N. N. Bogoliubov (BLTP), Phòng thí nghiệm Năng lượng cao mang tên các VS. Veksler và Baldin (VBLHE), Phòng thí nghiệm Phản ứng hạt nhân mang tên VS. G. N. Flerov (FLNR), Phòng thí nghiệm Các vấn đề hạt nhân mang tên VSTT. Dzhelepov (DLNP), Phòng thí nghiệm Vật lý neutron mang tên VS. I. Frank (FLNP), Phòng thí nghiệm Công nghệ thông tin (LIT), Phòng thí nghiệm Sinh học bức xạ (LRB) và Trung tâm Đại học (UC). Số nhân viên làm viêc tại Viện là 4500 ngươì, bao gồm 1200 nhà khoa học, trong số đó có các viên sĩ và viên sĩ thông tấn của các viện hàn lâm khoa học các nước thành viên, 260 tiến sĩ khoa học và 560 tiến sĩ và khoảng 2000 kỹ sư và kỹ thuât viên.

Các hướng nghiên cứu chính của Viện Liên LHNCHN Dubna là Vật lý hạt cơ bản, Vật lý hạt nhân và Vật lý các môi trường đậm đặc bao gồm các lĩnh vực: vật lý lý thuyết, vật lý hạt cơ bản, vật lý hạt nhân tương đối tính, vật lý ion nặng, vật lý năng lượng thấp và trung bình, vật lý hạt nhân với neutron, vật lý vật chất đậm đặc, sinh học bức xạ và nghiên cứu sinh học phóng xạ, mạng máy tính, tính toán và vật lý tính toán. Viêc hình thành các hướng nghiên cưú của Viện gắn liền vơí tên tuổi của những nhà khoa học nổi tiêng như: Alexander Baldin, Wang Ganchang, Vladimir Veksler, Nikolay Govorun, M. Gmitro, E. Tsyganov, Venedikt Dzhelepov, I. Zvara, I. Zlatev, D. Kish, N. Kroo, Jaroslav Kožešník, Karl Lanius, Le Van Thiem, Moisey Markov, V. A. Matveev, M. G. Meshcheryakov, Georgi Nadjakov, Nguyen Van Hieu, Yuri Oganessian, L. Pal, Heinz Pose, Bruno Pontecorvo, V. P. Sarantsev, N. Sodnom, R. Sosnovski, A. Sandulescu (Aureliu Săndulescu), Albert Tavkhelidze, I. Todorov, I. Ulegla, I. Ursu, Georgy Flyorov, Ilya Frank, H. Hristov, A. Hrynkiewicz (Polish Andrzej Hrynkiewicz), Șerban Țițeica, F. Shapiro, Dmitry Shirkov, D. Ebert, Heinz Barwich, E. Yanik.

Viện được trang bị một loạt các thiết bị thực nghiệm hịên đại nổi tiếng như máy gia tốc siêu dẫn hạt nhân và ion nặng Nuclotron duy nhất ở châu Á và châu Âu, Tô hơp NICA (NICA được lấy từ một số chữ viết in trong Nuclotron-based Ion Collider fAcility) vơí mục đích nghiên cứu trong phòng thí nghiệm những tính chất của vật chất hạt nhân trong vùng mật độ baryon cực đại. Vật chất như vậy chỉ tồn tại ở những giai đoạn sớm của sự tiến triển của vũ trụ chúng ta và bên trong các ngôi sao neutron; các máy gia tốc cyclotron U-400 và U-400M với các thông số dòng vô địch để tiến hành các thí nghiệm về tổng hợp hạt nhân nặng và hiếm; lò phản ứng neutron xung có một không hai IBR-2M đạt công suất thiết kế 20 MW để nghiên cứu vật lý neutron và vật lý các môi trường đậm đặc, máy gia tốc proton phasotron sử dụng trong điều trị bệnh bằng chùm tia. Viện có các phương tiện tính toán mạnh, hiệu năng cao với các kênh thông tin tốc độ cao kết nối với mạng máy tính quốc tế.

Hàng năm Viện gửi trên 1500 bài báo và báo cáo khoa học của trên 3000 tác giả đến rất nhiều tạp chí và ban tổ chức các hội nghị. Công bố khoa học của Viện Dubna được phân phối đến trên 50 nước trên thế giới. Viện LHNCHN Dubna chiếm một nửa các phát minh (khoảng 40) trong lĩnh vực vật lý hạt nhân được đăng ký phát minh tại Liên Xô cũ. Chương trình nghiên cứu các nguyên tố siêu nặng được quan tâm đặc biệt. Các nhà khoa học Dubna đã tổng hợp các nguyên tố siêu nặng mới, tồn tại lâu dài với các nguyên tử số 113, 114, 115, 116, 117 và 118. Đại hội đồng Ủy ban Hóa học thuần túy và ứng dụng quốc tế đã quyết định đăt tên Dubnium cho nguyên tố 105, Flerovium cho nguyên tố 114, Oganesson nguyên tố 118 của Bảng tuần hoàn Mendeleev thể hiện sự công nhận quốc tế về thành tựu của hai nhà khoa học Georgy Flyorov và Yuri Oganessian cùng đội ngũ các nhà nghiên cứu của Viện và đóng góp của họ cho vật lý và hóa học hiện đại. Những khám phá đầy thách thức này đã giành được trong 35 năm nỗ lực của các nhà khoa học từ các quốc gia khác nhau trong quá trình tìm kiếm “đảo bền” của các hạt nhân siêu nặng. Trong hơn 20 năm, Viện Dubna đã tham gia vào việc hoàn thành chương trình thành lập một vành đai đổi mới, xung quanh Tp. Dubna. Năm 2005, chính phủ Liên bang Nga đã ký Nghị quyết về việc thành lập Đặc khu kinh tế thuộc loại hình đổi mới kỹ thuật trên lãnh thổ của thành phố Dubna. Tính đặc thù của Viên đã được phản ánh trong các mục tiêu của Đặc khu kinh tế là phát triên vật lý hạt nhân và công nghệ thông tin. Trong điều kiện hiện đại, Viện đặt mục tiêu củng cố và phát huy vị thế quan trọng của mình là khoa học cơ bản, đổi mới và các hoạt động giáo dục. Các hoạt động nâng cấp cơ sở vật chất hiện có và xây dựng các máy móc thí nghiệm cơ bản mới tại Viên và tham gia vào các chương trình hợp tác quốc tế lớn với CERN (Thụy Sĩ), GSI (Đức), FNAL và BNL (Hoa Kỳ) và các trung tâm khoa học khác vơí ưu tiên cao.

Một trong nhưng hoạt động quan trọng nhât của Viện LHNCHN Dubna là sự hợp tác khoa học-kỹ thuật quốc tế cũng như trong nươc rất rộng rãi. Viện có mối quan hệ hợp tác với gần 800 trung tâm khoa học và các trường đại học trong 62 nước trên toàn thế giới. Chỉ riêng ở Nga, Viện đang tiến hành hợp tác với 170 trung tâm nghiên cứu, trường đại học, các xí nghiệp công nghiệp và công ty thuộc 55 thành phố. Viện LHNCHN Dubna hợp tác tích cực với tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu CERN trong việc giải quyết nhiều bài toán lý thuyết và thực nghiệm của Vật lý năng lượng cao. Tại thành phố Dubna, Phân viện của trường ĐHTH Lômônôxốp, Trung tâm đào tạo khoa học của Viện cũng như bộ môn vật lý lý thuyết và hạt nhân của trường ĐHTH quốc tế Dubna về tự nhiên, xã hội và con người đang hoạt đông. Trên 260 trung tâm khoa học, trường đại học và các doanh nghiệp công nghiệp từ 10 nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập tham gia thực hiện chương trình khoa học của Viện. Viện là quan sát viên của nhiều tổ chức khoa học Châu Âu như nhóm làm việc chiến lược về khoa học vật lý và kỹ thuật của Diễn đàn chiến lược về cơ sở hạ tầng nghiên cưú Châu Âu (ESFRI), Tổ chức nghiên cưú hạt nhân Châu Âu (CERN); Viện cũng là thành viên của Hiệp hội Vật lý thiên văn - hạt Châu Âu Astroparticle (APPEC). Viện đã tích lũy kinh nghiệm to lớn về hợp tác khoa học kỹ thuật cùng có lợi trên phạm vi quốc tế. Viện duy trì liên lạc với IAEA, UNESCO, Hiệp hội Vật lý Châu Âu và Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế tại Trieste. Hàng năm, trên một ngàn nhà khoa học từ các tổ chức là đối tác của Viện đến thăm Dubna. Khâu hiệu trung tâm của Viện LHNCHN Dubna là “Khoa học đưa các dân tộc lại vớí nhau” (Science Bringing Nations Together).

CHXHCN Viêt Nam là thành viên của Viện LHNCHN Dubna từ năm 1956. Nhiêù nhà khoa học Viêt Nam đã từng học tâp và nghiên cưú tại Viên Dubna. Sau khi trở về nước họ đã và đang đóng vai trò quan trọng trong các viện nghiên cứu quốc gia tại Hà Nội và các thành phố khác. Có thể nói Viện LHNCHN Dubna là nơi đào tạo chủ yêú đôị ngũ khoa học chủ chôt đâù tiên cho ngành vât lý hạt nhân và năng lượng nguyên tử của Viêt Nam. GS.VS Nguyễn Văn Hiệu và GS. Nguyễn Đình Tứ, những ngườì thuộc thế hệ đâù tiên sang làm viêc tại Viện LHNCHN Dubna là tiêu biêủ trong số các nhà khoa học đươc đào tạo tại đây và trở thành những ngươì lãnh đạo các ngành khoa học. GS.VS Nguyễn Văn Hiệu là viện sĩ nước ngoài của Viện HLKH Liên Xô, giải thưởng Lenin, nguyên Viện trưởng Viện KHVN, nhiêù năm là đại diện toàn quyền của Chính phủ Viêt Nam tại Viện LHNCHN Dubna, tham gia đóng góp vào viêc hình thành các hướng nghiên cưú của Viện. GS. Nguyễn Đình Tứ là nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Viêt Nam và lãnh đạo ngành năng lương nguyên tử Viêt Nam. Không chỉ giúp Viêt Nam đào tạo nhân lưc mà Viện LHNCHN Dubna đã hỗ trợ cả thiêt bị nghiên cưú. Viện đã tặng Viêt Nam máy gia tốc deuteri NA-3C (máy phát neutron nhanh 14 MeV) và máy gia tốc điện tử Microtron MT-17 vào cuôí những năm bảy mươi và đâù những năm tám mươi của thê kỷ trước. Đây được xem là những máy gia tốc đâù tiên ở Đông Nam Á vào thơì kỳ đó và đã tạo điêù kiện để thực hiện những nghiên cưú cơ bản và ứng dụng đâù tiên về vật lý hạt nhân trong nước trên các thiêt bị này.

Ngày nay Viện LHNCHN Dubna không chỉ nghiên cưú vê hạt nhân mà là viên nghiên cưú đa và liên ngành. Cả nghiên cứu cơ bản và phát triển ứng dụng đều quan trọng cho sự phát triển của khoa học và nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu ưu tiên hàng đầu cho việc này là đào tạo các chuyên gia trẻ trong các lĩnh vực nghiên cứu vật lý hạt nhân, khoa học vật liệu, bảo vệ môi trường và hóa học, cũng như công nghệ thông tin. Trong những năm qua, sự hợp tác của Viện LHNCHN Dubna và các tổ chức khoa học của Việt Nam đã trở nên tích cực đáng kể, đặc biệt là với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST). Lãnh đạo cấp cao của hai viện thường xuyên có các chuyến thăm và trao đổi về hợp tác khoa học, Cả hai bên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng hợp tác với Viện LHNCHN Dubna tại cuộc họp chính thức với Chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tính hợp lý của việc xây dựng một Trung tâm quốc tế JINR-VAST chung tại Nha Trang cho nghiên cứu tiên tiến về công nghệ nano đã được thảo luận. Viêt Nam là thành viên của Viện LHNCHN Dubna nên sự hợp tác sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn.

Với những thành tựu to lớn đã đạt được trong quá trình đổi mới và hiện đại hóa các thiết bị và các hướng nghiên cứu, Viện LHNCHN Dubna là một trong những trung tâm khoa học hàng đầu trên thế giới. Viện được đánh giá rất cao trong cộng đồng khoa học thế giới.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  • Joint Institue for Nuclear Research Dubna, Russia – Wikipedia.
  • Vladimir Kekelidze, Alexandr Kovalenko, Rihard Lednicky, Viktor Matveev, Igor Meshkov, Alexandr Sorin, and Grigory Trubnikov, Status of the NICA project at JINR, EPJ Web of Conferences 138, 01027 (2017).
  • CERN & JINR, Science Bringing Nations Together, April 1999.