Mục từ này cần được bình duyệt
Truyền thống
Phiên bản vào lúc 16:54, ngày 9 tháng 12 năm 2020 của Minhpc (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “{{mới}} Là toàn bộ những phong tục, tập quán, tâm lý, chuẩn mực đạo đức, lối sống, nếp suy nghĩ, lối sinh hoạt cộng…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Là toàn bộ những phong tục, tập quán, tâm lý, chuẩn mực đạo đức, lối sống, nếp suy nghĩ, lối sinh hoạt cộng đồng, kiến trúc, nhà ở, trang phục, tín ngưỡng, lễ nghi và các quy định khác của xã hội đã được thiết lập vững chắc lâu đời trong lịch sử một dân tộc, được kế thừa và truyền thụ từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Người ta phân biệt truyền thống tiến bộ và truyền thống lạc hậu. Có những truyền thống cho đến nay vẫn còn có giá trị tiến bộ cần phải được giữ gìn; tuy nhiên cũng có những truyền thống đã trở thành lạc hậu so với thời đại mới. Trong mỗi yếu tố của truyền thống cũng bao gồm cả những mặt tích cực và tiêu cực. Truyền thống tiến bộ vừa là giá trị tinh thần của một dân tộc, vừa có giá trị giáo đục cho thế hệ sau.

Truyền thống đáp ứng nhu cầu khách quan về sự ổn định hóa đời sống xã hội trên các phương diện khác nhau của nó, đưa thế hệ mới đi vào nền nếp cuộc sống của thế hệ đi trước. Truyền thống có vai trò giáo dục rất lớn, vì nó được truyền thụ qua nhiều kênh khác nhau ngoài giáo dục học đường, như giáo dục gia đình, tộc họ, tôn giáo, v.v..

Trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm dà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay, cần coi trọng hơn nữa vấn đề giáo dục truyền thống. Để làm tốt việc này, cần tiến hành những nghiên cứu khoa học đánh giá một cách có hệ thống về giá trị và vai trò cụ thể của mỗi truyền thống trong lịch sử dân tộc.

Tài liệu tham khảo

1. M.M. Rodentan (chủ biên) (1975). Từ điển Triết học. Nxb Tiến bộ Matxccơva

2. Từ điển Bách khoa Việt Nam ;

3. The Oxford Companion to Philosophy;

4. Encyclopaedia Britanica 2008 ;