Mục từ này cần được bình duyệt
Khác biệt giữa các bản “Thái học”
Dòng 11: Dòng 11:
  
 
Năm Nguyên Phong thứ ba (1253) triều [[Trần Thái Tông]], đổi thành '''Quốc Học viện''' (國學院), cho con em thường dân có hạnh kiểm khá được vào học. Việc giảng học từ đấy mới tiến triển với quy mô phức tạp hơn. Năm 1370, hoàng đế [[Trần Nghệ Tông]] thậm chí cho lập điện thờ trọng thần [[Chu An]] ở cạnh [[văn miếu]], điều trước đây chưa từng có. Từ năm 1484, hoàng đế [[Lê Thánh Tông]] bắt đầu cho dựng [[thạch bi]] đề danh các tân khoa [[tiến sĩ]] để khích lệ sĩ quân tử gắng học.
 
Năm Nguyên Phong thứ ba (1253) triều [[Trần Thái Tông]], đổi thành '''Quốc Học viện''' (國學院), cho con em thường dân có hạnh kiểm khá được vào học. Việc giảng học từ đấy mới tiến triển với quy mô phức tạp hơn. Năm 1370, hoàng đế [[Trần Nghệ Tông]] thậm chí cho lập điện thờ trọng thần [[Chu An]] ở cạnh [[văn miếu]], điều trước đây chưa từng có. Từ năm 1484, hoàng đế [[Lê Thánh Tông]] bắt đầu cho dựng [[thạch bi]] đề danh các tân khoa [[tiến sĩ]] để khích lệ sĩ quân tử gắng học.
 +
 +
Năm 1762, khi quốc vận đã suy, sự học bắt đầu thoái trào, hoàng đế [[Lê Hiển Tông]] lại cho sửa thành Quốc Tử giám, nhưng quy mô không bằng trước. Sang [[triều Nguyễn]], Quốc Tử giám đặt tại thần kinh [[Huế]] với quy mô vượt hẳn, còn tại cố đô đổi gọi [[văn miếu]] làm nơi thờ liệt thánh và thượng tường của [[Hoài Đức]] phủ.
 
==Tham khảo==
 
==Tham khảo==
 
* [[Cao đẳng giáo dục]]
 
* [[Cao đẳng giáo dục]]

Phiên bản lúc 16:11, ngày 27 tháng 10 năm 2020

Thái học (Hán văn : 太學) là học phủ tối cao trong hệ thống giáo dục cổ điển Á Đông, tương tự cao đẳng giáo dục ngày nay.

Lịch sử

Bắt đầu từ triều Châu đã dựng Thái Học cung (太學宮) gọi tục là Bích Ung (辟雍, 璧雍, 辟雝), vốn là một thủy tọa. Con em quý tộc phải vào đấy học lễ nghi, âm nhạc, vũ đạo, kị xạ. Đại đới lễ kí thiên Bảo phụ : "Hoàng đế vào Thái Học, nhờ thầy dạy bảo" (帝入太學,承師問道). Lễ kí thiên Vương chế : "Đại học ở ngoại đô, thiên tử gọi Bích Ung, chư hầu gọi Phán Cung" (大學在郊,天子曰辟雍,諸侯曰泮宮). Ngũ kinh thông nghĩa : "Thiên tử lập Bích Ung mà làm gì ? Sở dĩ làm lễ nhạc, tuyên bố giáo hóa, để mà dạy người thiên hạ, sai bảo con em quý tộc, nuôi Tam Lão, thờ Ngũ Điều, khiến chư hầu hành xử theo lễ nghĩa" (天子立辟雍者何?所以行禮樂,宣教化,教導天下之人,使為士君子,養三老,事五更,與諸侯行禮之處也).

  • Trung Hoa

Từ triều Hán về sau, Thái Học cung chỉ đặt tại kinh đô, con em quý tộc vào học được gọi quốc tử, lấy đạo Nho làm căn bản giáo huấn. Sang triều Tùy, Thái Học cung đổi thành Quốc Tử giám (國子監). Theo truyền thống, các địa phương xa kinh kì chỉ có Thượng tường (上庠) là học phủ tương tự, con em thường dân được phép tham dự.

  • Cao Ly

Ngay từ triều Hán, tại Cao Cú Ly đã có Thái Học cung phỏng theo thiết chế vùng lõi Hán quyển. Sau đó, tại Tân La cũng lập Quốc Học phủ (國學府). Triều Cao Ly lập Quốc Tử giám (國子監), triều Triêu Tiên đổi gọi Thành Quân quán (成均館). Mãi tới mạt kì mới dần cho phép nhà thường dân nộp lương tiền cho con em vào học.

  • An Nam

Cứ Đại Việt sử kí toàn thư, năm Thần Võ thứ nhì (1070) triều Lý Thánh Tông mới lập văn miếu ở hướng Nam tử cấm thành Thăng Long, vừa để thờ liệt thánh đạo Nho vừa làm học phủ của riêng thái tử Càn Đức, sau là hoàng đế Lý Nhơn Tông. Năm 1076, khi đã yên vị, Nhơn Tông hoàng đế mới cho lập Quốc Tử giám bề thế hơn ở bên hữu văn miếu. Việc huấn đạo chủ yếu do các văn thần đảm trách, chỉ con em quý tộc mới được nhập học.

Năm Nguyên Phong thứ ba (1253) triều Trần Thái Tông, đổi thành Quốc Học viện (國學院), cho con em thường dân có hạnh kiểm khá được vào học. Việc giảng học từ đấy mới tiến triển với quy mô phức tạp hơn. Năm 1370, hoàng đế Trần Nghệ Tông thậm chí cho lập điện thờ trọng thần Chu An ở cạnh văn miếu, điều trước đây chưa từng có. Từ năm 1484, hoàng đế Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng thạch bi đề danh các tân khoa tiến sĩ để khích lệ sĩ quân tử gắng học.

Năm 1762, khi quốc vận đã suy, sự học bắt đầu thoái trào, hoàng đế Lê Hiển Tông lại cho sửa thành Quốc Tử giám, nhưng quy mô không bằng trước. Sang triều Nguyễn, Quốc Tử giám đặt tại thần kinh Huế với quy mô vượt hẳn, còn tại cố đô đổi gọi văn miếu làm nơi thờ liệt thánh và thượng tường của Hoài Đức phủ.

Tham khảo

Liên kết