Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Tổng hội địa chất Việt Nam

Tổng hội địa chất Việt Nam là một tổ chức xã hội, nghề nghiệp với sự tham gia tự nguyện của các Hội chuyên ngành các các cấp Trung ương, tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, nhà quản lý hoạt động trong các lĩnh vực về địa chất tài nguyên Trái đất trên phạm vi toàn quốc. Tên giao dịch tiếng anh: Vietnam Union of Geological Sciences.

Cơ cấu tổ chức gồm Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ 5 năm, Ban Chấp hành Trung ương, Đoàn chủ tịch, Ban Kiểm tra, Văn phòng, các Ban Tư vấn- Phản biện, Khoa học - Công nghệ, Quản lý Thi đua - khen thưởng, Chi bộ Cơ quan Tổng Hội Địa chất Việt Nam.

Các thành viên gồm: 14 Hội thành viên chuyên ngành địa chất Việt Nam: Hội Cổ sinh - Địa tầng, Hội Kiến tạo, Hội Đệ tử - Địa mạo, Hội Khoáng thạch học, Hội Trầm tích, Hội Địa hóa, Hội địa chất Biển, Hội địa chất Kinh tế, Hội Đá quý, Hội địa chất Than - Khoáng sản, Hội địa chất Thủy văn, Hội địa chất Công trình và Môi trường, Hội Tuyển khoáng, Hội Công nghệ Khoan Khai thác, Hiệp hội Doanh nghiệp địa chất - Khoáng sản.

Các Hội Địa chất tỉnh, thành phố: Hội địa chất TP. Hồ Chí Minh, Hội địa chất Hải Dương, Hội địa chất Khoáng sản Yên Bái, Hội địa chất Quảng Bình, Hội Mỏ - địa chất Thanh Hóa.

Các Hội địa chất trực thuộc: Hội địa chất Tây Bắc, Hội địa chất Đông Bắc, Hội địa chất Như Quỳnh, Hội Khoáng sản, Hội địa chất Dầu khí Việt , Hội Công nghệ đá màu Thiên nhiên, Hội địa chất Than Hà Nội, Hội địa chất Thái Bình, Câu lạc bộ Búa vàng địa chất, Hội Kế hoạch địa chất.

Các Tổ chức khoa học - công nghệ : Viện địa chất và môi trường, Viện Đá quý vàng và Trang sức Việt Nam, Viện Công nghệ địa chất và khoáng sản, Viện Nghiên cứu kỹ thuật địa chất Dầu Khí, Viện KHTĐ&MT, Viện Địa CN&MT, Các LH KS địa chất - xử lý nền móng công trình, KH- Sản xuất địa chất - Địa vật lý, KH. Công nghệ tài nguyên KS, Môi trường và Năng lượng, KH địa chất nước khoáng, Địa kỹ thuật công trình miền Nam, KHSX địa chất Nam Bộ, KH địa chất nền móng - vật liệu XD, KHSX địa chất M.T miền Nam, KHSX địa chất XD và MT phía Nam, KHSX địa chất - công nghệ khoáng, địa chất công trình XD và MT, Địa kỹ thuật, Nền móng công trình, KS địa chất công trình - Nền móng và Môi trường, KH địa chất kiểm định nền móng xây dựng Sài Gòn, KH địa chất - Nền móng và kiểm định Xây dựng, Khoa học địa chất Tư vấn kiểm định Xây dựng, Các TT Công nghệ khoan khai thác, Kỹ thuật địa chất và xử lý nền móng, nghiên cứu địa chất đá quý, TV ứng dụng Khoa học địa chất và Công trình giao thông, TV Kiểm định địa chất nền móng Công trình, KH địa chất công trình, Phân tích thí nghiệm và Dịch vụ địa chất KS Môi trường Miền Trung, TT Phân tích.

Tên gọi ban đầu: Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành địa chất Việt Nam được chính thức thành lập theo Quyết định số 137-BT, ngày 24.08.1983 của Hội đồng Bộ trưởng, sau đổi tên thành: Tổng Hội Địa chất Việt Nam theo Quyết định số 80/2003/QĐ-BNV của Bộ Nội Vụ ngày 08.12.2003 là thành viên của LH hội KH&KTVN và LH hội Quốc tế về KHĐC; Với chức năng tư vấn phản biện, giám định xã hội, Tổng Hội Địa chất Việt Nam đã tham gia góp ý các dự Luật, Nghị định về khoáng sản, các đề án bauxit Tây Nguyên, titan ven biển miền Trung, sắt Thạch Khê, than đồng bằng Sông Hồng, dự án khoáng sản Tây Bắc, Trung Trung Bộ, cũng như các tiêu chuẩn chuyên ngành liên quan.

Tổng Hội Địa chất Việt Nam đã phối hợp với Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, các trường, viện, doanh nghiệp liên quan tham gia các nhiệm vụ khoa học-công nghệ trong các lĩnh vực về địa chất khu vực, địa hóa, khoan - khai thác, địa chất thủy văn, địa chất công trình, môi trường, tai biến địa chất, địa chất biển,… Nhiều hội viên đã tổ chức biên soạn sách phổ biến khoa học, viết bài đăng trong các tạp chí trong nước và quốc tế, chuyên khảo, bản đồ, đã được đánh giá cao. Cũng như tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học trong nước và quốc tế IGCP, GEOSEA XV cũng như tham gia đào tạo sau đại học. Các tổ chức khoa học-công nghệ đã thực hiện đề tài, hợp đồng nghiên cứu, dịch vụ trong các lĩnh vực điều tra địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, địa kỹ thuật, địa chất thủy văn,... đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội liên quan.

Với những thành tích trong những năm qua, Tổng Hội Địa chất Việt Nam đã vinh dự được nhận các phần thưởng cao quý của Nhà nước: các Huân chương Lao động hạng Nhì, năm 2000; hạng Nhất, năm 2005; Độc lập hạng Ba, năm 2008.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Địa chất Việt Nam, 60 năm (1945-2005) xây dựng & phát triển, Nxb. Bản đồ, Hà Nội, 2005.
  2. Điều lệ Tổng Hội Địa chất Việt Nam, QĐ số 673/QĐ-BNV, Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2009.
  3. Nguyễn Khắc Vinh, Bùi Đức Thắng, Tổng Hội Địa chất Việt Nam trong: Tống Duy Thanh, Mai Trọng Nhuận, Trần Nghi (Đồng chủ biên) Bách khoa thư Địa chất, Nxb. ĐHQGHN, 65-66, 2016.
  4. Tổng Hội Địa chất Việt Nam, 30 Năm xây dựng và phát triển (1983-2013), Công ty In Đông Á, HN.