Mục từ này cần được bình duyệt
Tổ chức
Phiên bản vào lúc 16:54, ngày 9 tháng 12 năm 2020 của Minhpc (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “{{mới}} một thực thể, một tập hợp người theo những nguyên tắc nhất định, có cơ cấu, có sự bố trí, sắp xếp, phân…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

một thực thể, một tập hợp người theo những nguyên tắc nhất định, có cơ cấu, có sự bố trí, sắp xếp, phân công, phối hợp để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt được mục tiêu nhất định.

Từ khi xuất hiện loài người, cũng đồng thời xuất hiện TC với tư cách là hình thức tập hợp, liên kết các thành viên trong xã hội (cá nhân, tập thể); được giới hạn tương đối về các chức năng cơ bản liên quan; cùng nhau hành động nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích của các thành viên trong TC. Các TC trong xã hội loài người được hình thành, thay đổi hoàn thiện hoặc bị đào thải theo tiến trình phát triển của con người và xã hội với nhiều hình thức tập hợp, quy mô, nội dung và cách thức hoạt động khác nhau. Đồng thời, các TC là môi trường quan trọng không thể thiếu để cá nhân, xã hội phát triển. Mặc dù các TC trong xã hội rất phong phú về tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quy mô, phạm vi, phương thức hoạt động và vận hành trong không gian, thời gian khác nhau, nhưng TC nào cũng bao hàm 4 yếu tố tạo nên cấu trúc của TC:

- Mục tiêu của TC: Mỗi TC đều hướng tới một chức năng xã hội nhất định; không có mục tiêu, mọi TCđều không có lý do tồn tại. Mục tiêu của TC là những điều cần đạt đến thông qua quá trình hoạt động của TC. Thông qua mục tiêu, chức năng của TC,có thể phân biệt được các loại hình TC (đảng chính trị, nhà nước, quân đội, doanh nghiệp hay tổ chức xã hội,...). Việc xác định mục tiêu của TClà cơ sở để đi đến sự thống nhất về quan điểm, thái độ, lợi ích và một số giá trị chung khác của TC, từ đó để các thành viên tập hợp, phối hợp hành động với nhau một cách chặt chẽ, giúp đỡ nhau trong công việc và trong cuộc sống; là cơ sở để xây dựng bầu tâm lý tích cực, giải quyết những vấn đề cạnh tranh quyền lực, lợi ích xung đột, tiến tới sự đồng thuận trongTC. Đồng thời mục tiêu là cơ sở để kiểm tra, tác động, điều chỉnh nhận thức, thái độ hành vi của các cá nhân trong TC.

Con người: Con người là nhân tố trung tâm, có tính quyết định của TC. Trên cơ sở mục tiêu đã xác định, các bộ phận chức năng trong TCđược hình thành (tổ chức bộ phận) theo cơ cấu tổ chức nhất định nhằm thực hiện mục tiêu chung của TChệ thống. Chính các thành viên TCsẽ quyết định chất lượng, xu hướng phát triển của TC. Các thành viên trong cơ cấu TCphải là những người có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức.

Cơ cấu TC: Cơ cấu TC là cách bố trí, sắp xếp các bộ phận cấu thành TCnhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của TC; là kết cấu bên trong cùng với quan hệ của các bộ phận trong TC. Cơ cấu TCđịnh rõ các bộ phận cấu thành tổ chức, vị trí và cơ chế phối hợp, vận hành của các bộ phận đó. Cơ cấu TC do nội dung hoạt động của TCquy định.

Cơ chế hoạt động: Cơ chế hoạt động của TC được hiểu là chế độ hoạt động của các bộ phận và của cả TC. Chế độ này là những nguyên tắc, những quy định bắt buộc tất cả các bộ phận, các yếu tố của TC phải phục tùng.

Bên cạnh 4 yếu tố cấu thành tổ chức nêu trên, một yếu tố không thể thiếu để TCtồn tại và hoạt động là các điều kiện vật chất, mà trước hết là kinh phí và các điều kiện khác bảo đảm cho TC hoạt động thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Tùy theo tiêu chí, có thể phân loại TC thành các loại hình tổ chức khác nhau: Theo mục đích, có TC đảng chính trị, TC nhà nước, TC kinh tế, TC sự nghiệp, dịch vụ công, TC xã hội. Theo hình thức sở hữu, có TC công và TC tư. Theo tính chất, có TC chính phủ và TC phi chính phủ. Theo phạm vi hoạt động, có TC quốc tế, TC trong quốc gia, TC ở địa phương, TC ở cơ sở. Theo quy chế TC, có TC chính thức và TC phi chính thức,...

Ở Việt Nam, các loại hình TC có tính phổ biến thường được nói đến là: TC chính trị (Đảng Cộng sản Việt Nam); TC (cơ quan) nhà nước (cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp); TC chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn...); TC chính trị - xã hội - nghề nghiệp (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam...); TC xã hội - nghề nghiệp (Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam,...);TC xã hội (Hội Bảo trợ người tàn tật Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam, ...); TC (đơn vị) sự nghiệp dịch vụ công (trường đại học, bệnh viện, ...); TC kinh tế (công ty, tập đoàn...); TC tôn giáo (Giáo hội Phật giáo, Giáo hội Công giáo, ...);... Các TC được thành lập và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam; đồng thời, mỗi TC có điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của mình để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, bộ phận cấu thành; cơ cấu TC và bộ máy lãnh đạo, quản lý; phân công, phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn; phương thức hoạt động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Gareth Morgan, Cách nhìn nhận tổ chức từ nhiều góc độ, Nxb. Khoa

học kỹ thuật, Hà Nội, 1994.

2. PGS, TS. Nguyễn Văn Giang, Sự phát triển của các lý thuyết tổ chức hiện đại và sự vận dụng vào công tác tổ chức xây dựng đảng hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2011

3. Nguyễn Bá Dương, Giáo trình Khoa học tổ chức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018.