Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Giấy phép sử dụng phần mềm

Giấy phép sử dụng phần mềm (hay Quyền sử dụng phần mềm,tiếng Anh Software License) là tài liệu cung cấp các hướng dẫn ràng buộc về mặt pháp lý cho việc sử dụng và phân phối phần mềm. giấy phép sử dụng phần mềm thường cung cấp cho người dùng một loại quyền để sử dụng một hoặc nhiều bản sao của phần mềm. Giấy phép này cũng chỉ rõ trách nhiệm của các bên tham gia thỏa thuận cấp phép, các hạn chế về trách nhiệm pháp lý.

Giấy phép sử dụng phần mềm xác định quyền hợp pháp sử dụng phần mềm. Việc sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp được xem như sao chép phần mềm trái phép và có thể bị xử theo luật xâm phạm quyền tác giả.

Giấy phép sử dụng phần mềm thường là giấy phép độc quyền, miễn phí hoặc nguồn mở. Chúng được phân biệt bởi các điều khoản mà theo đó người dùng có thể phân phối lại hoặc sao chép phần mềm để phát triển hoặc sử dụng trong tương lai.

Các loại giấy phép sử dụng phần mềm[sửa]

Các loại giấy phép sử dụng phần mềm khác nhau yêu cầu người dùng phần mềm phải đáp ứng một số nghĩa vụ khác nhau nếu muốn sử dụng lại mã nguồn của phần mềm. Có những hình phạt khác nhau cho việc không tuân thủ giấy phép sử dụng phần mềm. Để bảo vệ mã nguồn của cá nhân hay của một tổ chức, cần hiểu các loại giấy phép phần mềm khác nhau và các rủi ro pháp lý tiềm ẩn của mỗi loại.

Giấy phép Công cộng GNU[sửa]

Giấy phép Công cộng GNU (tiếng Anh là GNU General Public License, viết tắt là GNU GPL hay chỉ là GPL) là loại giấy phép phần mềm dễ dãi nhất. Với phần mềm có giấy phép GNU, bất kỳ ai cũng có thể sửa đổi và sử dụng mà không có bất kỳ hạn chế nào. Trước khi thêm nó vào mã nguồn của mình, người dùng cần chắc chắn là nó an toàn. Nếu mã nguồn không có giấy phép thì rõ ràng an ninh không được bảo đảm.

Cho phép (Permissive)[sửa]

Cho phép (Permissive) còn được gọi là phong cách Apache hoặc phong cách BSD. Chúng chứa các yêu cầu tối thiểu về cách phần mềm có thể được sửa đổi hoặc phân phối lại. Loại giấy phép phần mềm này được sử dụng phổ biến nhất với phần mềm nguồn mở và miễn phí. Ngoài giấy phép Apache và giấy phép BSD (Berkeley Software Distribution), một biến thể phổ biến khác là giấy phép MIT (Massachusetts Institute of Technology).

LGPL (GNU Lesser General Public License)[sửa]

LGPL (GNU Lesser General Public License) cho phép liên kết với các thư viện nguồn mở trong phần mềm của cá nhân. Nếu chỉ cần biên dịch hoặc liên kết thư viện được cấp phép LGPL với mã nguồn của riêng cá nhân, người đó có thể phát hành ứng dụng của mình theo bất kỳ giấy phép nào muốn, thậm chí là giấy phép độc quyền. Nhưng nếu sửa đổi thư viện hoặc sao chép các phần của nó vào mã nguồn của mình thì cá nhân này sẽ phải phát hành phần mềm của mình theo các điều khoản của LGPL.

Copyleft[sửa]

Copyleft cho phép sửa đổi mã nguồn và phân phối các sản phẩm mới dựa trên nó, miễn là việc phân phối bất kỳ sản phẩm mới hoặc điều chỉnh nào cũng phải kèm theo giấy phép này.

Độc quyền (Proprietary)[sửa]

Độc quyền (Proprietary) là giấy phép có nhiều hạn chế nhất. Phần mềm có giấy phép này được gọi là phần mềm nguồn đóng hoặc phần mềm thương mại. Đây là dạng phần mềm mà người tiêu dùng có thể mua, thuê hoặc được cấp phép sử dụng từ nhà phát triển. Giấy phép loại này không cho người dùng quyền truy cập vào mã nguồn. Người dùng có thể mua phần mềm độc quyền nhưng không được phân phối hoặc sao chép dưới bất kỳ hình thức nào.

Cách thức kiểm tra[sửa]

Phần mềm SCA (Software Composition Analysis).[sửa]

Khi sử dụng một số mã nguồn để phát triển phần mềm của mình, cần phải biết những mã nguồn đó được cấp giấy phép ra sao. Để xác định giấy phép nào chi phối các mã nguồn đang được sử dụng lại, trước hết cần lập một danh sách tất cả các thành phần trong mã tự viết. Cách nhanh nhất để có được danh sách đó là sử dụng một công cụ phân tích thành phần phần mềm SCA (Software Composition Analysis). Một công cụ SCA tốt sẽ có thể tìm được các đoạn mã nguồn cùng với những giấy phép áp dụng cho từng đoạn mã nguồn đó và cho biết có hay không các xung đột về quyền sử dụng.

Giấy phép EULA[sửa]

Giấy phép EULA không cho phép sửa đổi phần mềm hoặc sử dụng mã của nó cho các sản phẩm khác. Thỏa thuận EULA (End User License Agreement) cũng không cho phép các sản phẩm được phát triển từ phần mềm trong giấy phép (sản phẩm phái sinh) hoặc kỹ thuật đảo ngược (để lấy mã nguồn). Thỏa thuận trong giấy phép này cũng sẽ có các tuyên bố từ chối trách nhiệm pháp lý và bảo hành.

Nếu không cung cấp mã nguồn mở hoặc công cụ cho nhà phát triển phần mềm thì sẽ có thể dùng thỏa thuận EULA. Điều này đặc biệt đúng nếu phần mềm của người phát triển phần mềm là duy nhất trên thị trường và mang lại lợi nhuận cho công ty của người đó. EULA cung cấp khả năng bảo vệ sở hữu trí tuệ trong khi khả năng này không có trong các thỏa thuận phần mềm khác.

Ý nghĩa của giấy phép sử dụng phần mềm[sửa]

Khi nắm vững được những điều quy định trong giấy phép phần mềm, nhà đầu tư các dự án phần mềm sẽ biết được những ưu điểm của những hỗ trợ từ phía nhà phát triển phần mềm. Qua đó họ tiên liệu được mức độ an toàn của hệ thống phần mềm trước những rủi ro khi vận hành, biết được khả năng người phát triển phần mềm sẽ trợ giúp gì cho mình nếu gặp khó khăn khi vận hành hệ thống.

Đối với các nhà phát triển phần mềm, việc nắm vững tính chất của giấy phép phần mềm là một trong những cơ sở để phát triển phần mềm ứng dụng. Họ phải thực hiện đúng những giới hạn nói rõ trong giấy phép phần mềm nhằm tránh bị vi phạm bản quyền.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề quan trọng trên toàn cầu, có tầm chiến lược đối với các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đối với lĩnh vực công nghẹ thông tin vấn đề này còn phức tạp và tinh vi hơn ở các linh vực khác rất nhiều. Giấy phép phần mềm trở thành một công cụ mạnh trong việc kiểm soát và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Theo sự phát triển của ngành công nghẹ thông tin giấy phép phần mềm ngày càng trở nên quan trọng không chỉ đối với giới sản xuất công nghệ mà đối với mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của bất kỳ quốc gia nào.

Ngay những năm của thập niên 1990, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những khuyến cáo với tất cả các cơ quan nhà nước về việc tôn trọng và bảo vệ bản quyền phần mềm tại nước ta. Để giảm chi đầu tư cho các dịch vụ công, năm 2009, Bộ Thông tin và Truyền thôngkhuyến cáo nên ưu tiên sử dụng phần mềm mã nguồn mở để xây dựng các phần mềm ứng dụng trong các cơ quan nhà nước.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Software license. Margaret Rouse, Techtarget, 2014
  2. How to License Software, Terfeeed, 02 February 2020
  3. Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, Báo điện tử, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.