Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Khác biệt giữa các bản “Biuret”
(Mục từ khởi soạn bởi Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam 2022)
 
 
Dòng 1: Dòng 1:
 
{{sơ}}'''Biuret''' là [[amid]] của [[acid allophanic]]. Nó tồn tại tự nhiên ở dạng tinh thể không màu, với [[điểm nóng chảy]] 192-193[[độ C|°C]]. Chất này dễ tan trong cồn và trong nước. Biuret có công thức hoá học H<sub>2</sub>N-CO-NH-CO-NH<sub>2</sub>, phân hủy khi đốt nóng quá điểm nóng chảy thành [[acid cyanhydric]] và [[ammoniac]].  
 
{{sơ}}'''Biuret''' là [[amid]] của [[acid allophanic]]. Nó tồn tại tự nhiên ở dạng tinh thể không màu, với [[điểm nóng chảy]] 192-193[[độ C|°C]]. Chất này dễ tan trong cồn và trong nước. Biuret có công thức hoá học H<sub>2</sub>N-CO-NH-CO-NH<sub>2</sub>, phân hủy khi đốt nóng quá điểm nóng chảy thành [[acid cyanhydric]] và [[ammoniac]].  
[[File:Histidin.png|thumb|[[Histidin]] là [[acid amin]] duy nhất có phản ứng biuret]]
+
 
 +
[[File:Histidin.png|thumb|200px|[[Histidin]] là [[acid amin]] duy nhất có phản ứng biuret]]
 
Biuret được tạo thành khi đốt nóng [[urê]]. Trước hết urê tách ammoniac để tạo thành [[acid isocyanhydric]]. Acid isocyanhydric phản ứng tiếp với phân tử urê thứ hai để tạo ra biuret. Phức chất muối đồng của biuret có màu tím đậm và được sử dụng để phân tích định tính và định lượng biuret bằng phương pháp so màu. Phương pháp này còn được gọi là phản ứng biuret (''biuret reaction''), một phản ứng màu để chứng minh các [[protein]], [[pepton]] và [[peptid]]. Phản ứng biuret là đặc hiệu cho tất cả các hợp chất chứa ít nhất hai nhóm –CO-NH-. Các [[acid amin]] không phản ứng, ngoại trừ [[histidin]]. Khi có mặt một ít CuSO<sub>4</sub> trong môi trường kiềm, biuret sẽ tạo phức và cho màu xanh sẫm, đỏ-tím đến đỏ thuần khiết.
 
Biuret được tạo thành khi đốt nóng [[urê]]. Trước hết urê tách ammoniac để tạo thành [[acid isocyanhydric]]. Acid isocyanhydric phản ứng tiếp với phân tử urê thứ hai để tạo ra biuret. Phức chất muối đồng của biuret có màu tím đậm và được sử dụng để phân tích định tính và định lượng biuret bằng phương pháp so màu. Phương pháp này còn được gọi là phản ứng biuret (''biuret reaction''), một phản ứng màu để chứng minh các [[protein]], [[pepton]] và [[peptid]]. Phản ứng biuret là đặc hiệu cho tất cả các hợp chất chứa ít nhất hai nhóm –CO-NH-. Các [[acid amin]] không phản ứng, ngoại trừ [[histidin]]. Khi có mặt một ít CuSO<sub>4</sub> trong môi trường kiềm, biuret sẽ tạo phức và cho màu xanh sẫm, đỏ-tím đến đỏ thuần khiết.
  

Bản hiện tại lúc 18:46, ngày 6 tháng 8 năm 2022

Biuretamid của acid allophanic. Nó tồn tại tự nhiên ở dạng tinh thể không màu, với điểm nóng chảy 192-193°C. Chất này dễ tan trong cồn và trong nước. Biuret có công thức hoá học H2N-CO-NH-CO-NH2, phân hủy khi đốt nóng quá điểm nóng chảy thành acid cyanhydricammoniac.

Histidinacid amin duy nhất có phản ứng biuret

Biuret được tạo thành khi đốt nóng urê. Trước hết urê tách ammoniac để tạo thành acid isocyanhydric. Acid isocyanhydric phản ứng tiếp với phân tử urê thứ hai để tạo ra biuret. Phức chất muối đồng của biuret có màu tím đậm và được sử dụng để phân tích định tính và định lượng biuret bằng phương pháp so màu. Phương pháp này còn được gọi là phản ứng biuret (biuret reaction), một phản ứng màu để chứng minh các protein, peptonpeptid. Phản ứng biuret là đặc hiệu cho tất cả các hợp chất chứa ít nhất hai nhóm –CO-NH-. Các acid amin không phản ứng, ngoại trừ histidin. Khi có mặt một ít CuSO4 trong môi trường kiềm, biuret sẽ tạo phức và cho màu xanh sẫm, đỏ-tím đến đỏ thuần khiết.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Brockhaus ABC Chemie, VEB F. A. Brockhaus Verlag Leipzig 1966, 183.