Cảm xúc ý thức là những cảm xúc được tạo ra khi các phản ánh giá trị của sự kiện hoặc giá trị của bản thân trong con mắt của chính mình hoặc của người khác.
Cảm xúc tự ý thức còn được gọi là cảm xúc tự đánh giá. Cảm xúc tự ý thức bao gồm ngại ngùng, tự hào, tội lỗi và xấu hổ. Cảm xúc tự ý thức đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy và điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của con người. Cảm xúc tự ý thức có ý nghĩa thúc đẩy mọi người làm việc chăm chỉ nhằm đạt thành tích trong học tập, làm việc và điều chỉnh con người cư xử phù hợp với đạo đức, chuẩn mực xã hội thông qua các tương tác xã hội và các mối quan hệ thân mật của họ.
Cảm xúc tự ý thức đòi hỏi trí tuệ phát triển mức độ khá phức tạp. Để cảm nhận được các cảm xúc này các cá nhân phải có ý thức về bản thân cũng như phải có khái niệm về những gì tạo nên thành công và thất bại và khả năng đánh giá hành vi của chính mình.
Các cảm xúc tự ý thức có liên quan nhiều đến các hành vi con người. Cảm xúc tội lỗi được phát hiện có liên quan nhiều đến các hành vi mang tính đại diện xã hội như sự đồng cảm, lòng vị tha và sự chăm sóc. Cảm xúc xấu hổ đã được chứng minh là yếu tố trung gian liên quan khi xem xét sự kỳ thị xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Đối với những nạn nhân bị lạm dụng thể chất (bao lực thân thể, bạo lực tình dục) và những người có dương tính với HIV phải chịu đựng sức khỏe thể chất và tinh thần kém hơn nếu họ cảm thấy xấu hổ do bị kỳ thị. Xấu hổ cũng liên quan đến trầm cảm và tức giận mãn tính và đây là thành phần cốt lõi của tự ái, chống đối xã hội và ranh giới với rối loạn nhân cách.
Cảm xúc tự ý thức đóng vai trò trung tâm trong hoạt động tâm lý, những cảm xúc tự ý thức lại ít được các nhà nghiên cứu về cảm xúc chú ý so với những cảm xúc cơ bản như vui mừng, sợ hãi và buồn bã. Cảm xúc tự ý thức rất khó nghiên cứu do không có nguyên nhân rõ ràng nào cho những cảm xúc này. Ví dụ, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của một người khi tiếp cận bạn bè và sự thận trọng xuất hiện khi tiếp cận một người lạ. Cảm giác tội lỗi hay xấu hổ? Những cảm xúc này phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỳ vọng và văn hóa của người đó, nên rất khó để thiết kế các thí nghiệm đồng bộ.
Cần phải phân biệt cảm xúc cơ bản và cảm xúc tự ý thức. Các cá nhân có xu hướng trải qua những cảm xúc tự ý thức, như tự hào và xấu hổ, chỉ khi họ nhận thức được rằng họ đã tuân thủ các chuẩn mực của cá nhân, nhóm hoặc họ không thể hiện được các tôi thực tế và cái tôi lý tưởng. Với những sự kiện không kích hoạt quá trình tự đánh giá có thể tạo ra những cảm xúc cơ bản, nhưng không phải là cảm xúc tự ý thức. Một người có thể cảm thấy hạnh phúc khi trúng xổ số hoặc chiến thắng ở một sự kiện thể thao. Ở sự kiện trúng xổ số sẽ không liên quan đến bất kỳ sự tự đánh giá nào, trong khi sự kiện dành chiến thắng trong thi đấu thể thao sẽ gợi ra một quá trình tự đánh giá (“Thành tích thể thao của tôi có ý nghĩa gì đối với tài năng và khả năng của tôi?”). Kết quả là, chỉ sự kiện - thành công trong điền kinh - sẽ tạo ra cảm xúc tự ý thức như sự tự hào. Thống nhất với quan điểm này, các nghiên cứu so sánh cho thấy rằng, những động vật thiếu khả năng tự nhận thức sẽ không trải qua những cảm xúc tự ý thức, trong khi những động vật có thể tự nhận thức (ví dụ: tinh tinh và đười ươi) thể hiện những phản ứng cảm xúc có thể được là tự hào, xấu hổ và bối rối. Đặc điểm khác biệt cơ bản của cảm xúc tự ý thức là sự khơi gợi của chúng đòi hỏi khả năng hình thành những biểu hiện ổn định về bản thân (tôi), tập trung sự chú ý vào những biểu hiện đó (tức là tự phản ánh; tôi) và đặt tất cả cùng nhau để tạo ra tự đánh giá. Điều quan trọng là, những quá trình tự đánh giá này cũng có thể dẫn đến trải nghiệm của những cảm xúc cơ bản; tuy nhiên, không giống như những cảm xúc tự ý thức, những cảm xúc cơ bản cũng có thể được khơi gợi khi không có sự tự đánh giá.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Batson, C. D., Prosocial motivation: Is it ever truly altruistic?, In L. Berkowitz (ed.), Advances in experimental social psychology, New York: Academic Press, 1987, Vol. 20, pp. 65 - 122.
- Baumeister, R. F., Stillwell, A. M., & Heatherton, T. F., Guilt: An interpersonal approach. Psychological Bulletin, 1994, 115, pp. 243 - 267.
- Barrett, K., “A Functionalist Approach to Shame and Guilt”, In J. Tangney and K. Fischer (Eds.), Self-Conscious Emotions, New York: Guilford, 1995, pp. 25 - 63.
- Campos, J. J., Foreword, In J. P. Tangney & K. W. Fischer (Eds.), Self-conscious emotions: The psychology of shame, guilt, embarrassment, and pride (pp. ix–xi), New York: Guilford, 1995.
- Dweck, C.S., and E.L. Leggett., “A Social Cognitive Approach to Motivation and Personality”, Psychological Review, 95, 1998, 256 - 273.
- Feiring, C., Taska, L., & Lewis, M., Adjustment following sexual abuse discovery: The role of shame and attributional style, Developmental Psychology, 2002, 38, pp. 79 - 92.