Mục từ này cần được bình duyệt
Tạp chí tòa án nhân dân
Phiên bản vào lúc 12:55, ngày 11 tháng 1 năm 2023 của Deepmind2 (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “<indicator name="mới">File:UnderCon icon.svg|40px|link={{TALKPAGENAME}}#Bình duyệt|alt=Mục từ này cần được bình duyệt|Mục từ này…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Tạp chí tòa án nhân dân cơ quan của Tòa án nhân dân tối cao. Tiền thân của Tạp chí Tòa án nhân dân (TCTAND) là Nội san Tư pháp, xuất bản số đầu ngày 14.01.1954 tại Việt Bắc, do Bộ Tư pháp quản lý, phát hành 2 hoặc 3 tháng một kỳ, lưu hành nội bộ (trong những người phụ trách các tòa án). Thời gian sau Nội san Tư pháp được chuyển thành Tập san Tư pháp. Từ năm 1959, Tập san Tư pháp do Tòa án nhân dân tối cao quản lý. Năm 1972, Tập san Tư pháp được đổi tên thành Tập san Tòa án nhân dân, lưu hành trong các cơ quan nhà nước. Từ đầu năm 1990, TCTAND được thành lập trên cơ sở Tập san Tư pháp. Từ 9 năm 2017,TCTAND điện tử thuộc TCTAND ra đời.

TCTAND bản in ra hai kỳ mỗi tháng. Từ năm 2004 số bản phát hành tăng mạnh. Thời điểm năm 2020, TCTAND in có số lượng phát hành gần 20 vạn bản/năm. TCTAND là cơ quan thông tin pháp lý, phản ánh các hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án khác; là diễn đàn khoa học pháp lý, trao đổi lý luận, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực xét xử, bình luận án lệ; nghiên cứu và thông tin về thực tiễn xây dựng các Tòa án nhân dân tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động của mình, từ khi là Nội san đến nay, TCTAND có vai trò quan trọng trong việc thông tin định hướng, hướng dẫn nghiệp vụ cho công tác xét xử tại tất cả các tòa án. Chính vì vậy cơ quan thông tin này luôn được Tòa án nhân dân tối cao coi là kênh định hướng, chỉ đạo nghiệp vụ hữu hiệu. Từ khi chuyển thành Tạp chí (năm 1990), TCTAND được phát triển với mục tiêu trở thành diễn đàn khoa học pháp lý, khoa học xét xử hàng đầu trong hệ thống tạp chí khối pháp luật, là cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ xét xử của Tòa án nhân dân tối cao.


Trong quá trình cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp tại Việt Nam, TCTAND đã có nhiều nỗ lực, mở nhiều chuyên mục tập trung vào vấn đề các xung đột pháp lý, các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật tại các lĩnh vực hình sự, phi hình sự; thủ tục tố tụng. Tạp chí đăng tải các đề đạt, hoặc các kết luận chính thức để các thẩm phán và những người hoạt động trong tòa án tham khảo, thống nhất vận dụng trong công việc xét xử.

Các chuyên mục của TCTAND được đánh giá cao là các chuyên mục về nghiên cứu xây dựng pháp luật; Diễn đàn pháp luật; Bình luận án và thông tin Án lệ; Góp ý về sửa đổi và bổ sung các Bộ Luật….

TCTAND còn có nhiều đóng góp trong hoạt động nghiên cứu khoa học, áp dụng pháp luật có hiệu quả, thiết thực trong các giai đoạn phát triển của hệ thống Tòa án nhân dân thông qua xuất bản các cuốn sách và các loại chuyên đề khác nhau.

TCTAND có Hội đồng biên tập gồm các chuyên gia và những người hoạt động xét xử nhiều kinh nghiệm thực tiễn; Ban biên tập và các phòng, đơn vị chức năng. Tạp chí có đội ngũ cộng tác viên đông đảo gồm các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực xét xử, các nhà nghiên cứu luật pháp, những người hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật. Nhiều cá nhân lãnh đạo ngành Tòa án trực tiếp tham gia vào hoạt động của Tạp chí. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Phạm Văn Bạch từng viết nhiều bài nghiên cứu giá trị cao cho Tập san Tòa án nhân dân. Phó Chánh án tòa án nhân dân tối cao Trịnh Hồng Dương là Tổng biên tập đầu tiên khi Tập san chuyển thành Tạp chí (1990).

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Nguyễn Hòa Bình:Phát huy truyền thống 65 năm, Tạp chí Tòa án nhân dân góp phần xây dựng hệ thống Tòa án nhân dân ngày càng vững mạnh và phát triển,Tạp chí Tòa án nhân dân số 01.2019.
  2. Quyết định số 203/QĐ-TANDTC ngày 27.9.2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nhan-vat-su-kien/dau-an-nhung-nguoi-lam-nen-tap-chi-toa-an-nhan-dan