Mục từ này cần được bình duyệt
Lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ
Phiên bản vào lúc 16:10, ngày 10 tháng 1 năm 2023 của Deepmind2 (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “<indicator name="mới">File:UnderCon icon.svg|40px|link={{TALKPAGENAME}}#Bình duyệt|alt=Mục từ này cần được bình duyệt|Mục từ này…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ lưu trữ các loại tài liệu được hình thành trong quá trình sống và hoạt động của cá nhân, gia đình, dòng họ, bao gồm các tài liệu thuộc về các thành viên trong gia đình; các tài liệu được hình thành trong quá trình sống và hoạt động của những thế hệ kế tiếp nhau của một dòng họ trực hệ (theo họ nội), đại diện các chi phái có quan hệ về tài sản chung và các mối quan hệ khác với dòng họ chính, được cá nhân, gia đình và dòng họ lưu giữ.

Tài liệu cá nhân, gia đình và dòng họ có thể tồn tại ở nhiều dạng như: tài liệu đơn lẻ, các nhóm hoặc khối tài liệu.Các khái niệm nghiệp vụ như phông hoặc sưu tập tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình và dòng họ chỉ được áp dụng khi tài liệu được đưa vào bảo quản trong các cơ sở Lưu trữ.

Trong phông lưu trữ cá nhân, gia đình và dòng họ thường có thành phần tài liệu tiêu biểu như sau:

  1. Gia phả, tộc phả, bằng, sắc phong;
  2. Tài liệu về tiểu sử;
  3. Tài liệu sáng tác (Bản thảo viết tay, bản in có bút tích, công trình nghiên cứu khoa học);
  4. Thư từ trao đổi; danh thiếp, bưu thiếp;
  5. Phim, ảnh, băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử;
  6. Công trình, bài viết về cá nhân;
  7. Ấn phẩm, tài liệu do cá nhân sưu tầm được;
  8. Các loại giấy tờ chứng thực về nhân thân, đất đai, tài sản; các hợp đồng, giao kèo lao động; tài liệu sản sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gia đình…;
  9. Di chúc, hồi ký, nhật ký…

Tài liệu hình thành trong hoạt động của các cá nhân, gia đình, dòng họ thể hiện chân thực tâm tư, tình cảm, đời sống, sinh hoạt, công việc, hoạt động, các mối quan hệ của mỗi cá nhân; phản ánh đầy đủ sự hình thành, phát triển và truyền thống của mỗi gia đình, dòng họ.

Ngoài giá trị thiết thực với đời sống thường ngày của mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ, tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ còn chứa đựng nhiều giá trị đối với cộng đồng, trong quản lý xã hội, giáo dục truyền thống, lưu giữ và bảo tồn các giá trị đạo đức gia đình, đạo đức xã hội qua các thời kỳ phát triển...Do đó, để có nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử, sự phát triển của đất nước, bản sắc của dân tộc một cách đầy đủ, toàn diện và sinh động, bên cạnh việc lưu trữ tài liệu của các cơ quan, tổ chức, việc lưu giữ, bảo quản tốt hơn tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ là trách nhiệm của mỗi công dân và xã hội.

Tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ là những tài liệu riêng tư và thuộc quyền sở hữu của cá nhân, gia đình và dòng họ. Luật pháp nhà nước Việt Nam trong chính sách về lưu trữ đã thừa nhận quyền sở hữu đối với tài liệu lưu trữ và quy định các chế tài để bảo hộ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân hiến tặng, ký gửi, bán tài liệu lưu trữ của mình cho Nhà nước. Đồng thời, pháp luật cũng quy định, tài liệu lưu trữ của cá nhân, gia đình, dòng họ có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử đối với quốc gia, xã hội được đăng ký thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.

Tài liệu tham khảo[sửa]

Tiếng Việt:

  1. Chính phủ (2013), Nghị định 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ. Trang thông tin Chính phủ điện tử (http://vanban.chinhphu.vn/);
  2. Cục Lưu trữ Nhà nước, Từ điển Lưu trữ Việt Nam, HN, 1992, tr.: 62,63,76;
  3. Phạm Thị Bích Hải, Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn tài liệu lưu trữ cá nhân, gia đình, dòng họ được nhà nước bảo hộ, báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số: 2005 – 98 – 08, HN, 2008;
  4. Quốc hội (2011),Luật số 01/2011/QH13 ngày 11//11/2011 Luật Lưu trữ, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, HN, 2011, Tr.:12- 13.

Tiếng Nga:

  1. ГОСТ Р 51141-98. Государственный стандарт Российской Федерации. Делопроизводство и архивное дело. Термины и определения,

(утв. Постановлением Госстандарта России от 27.02.1998 N 28) http://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_135550/;

  1. Федеральный закон Российской Федерации “Об архивном деле в Российской Федерации” № 125-ФЗ от 22.10.2004, c.: 10, 12, 14-15;
  2. Центральный государственный архив литературы и искусства CCCP, “Методические рекомендации по работе с документами личного происхождения”,M. 1990.

Tiếng Anh:

  1. Duranti, Luciana; Franks, Patricia C., eds. Encyclopedia of Archival Science, RowmanLittlefield,2015,454p.https://www.jstage.jst.go.jp/article/archival

science/24/0/24_129/_article.