Đào tạo tính quyết đoán là một chương trình trị liệu đào tạo tính quyết đoán cho khách hàng do nhà trị liệu thực hiện.
Đào tạo tính quyết đoán được Andrew Salted đề xuất, được Joseph Wolpe phát triển và được phổ biến rộng rãi bởi Wolpe cùng Lazarus. Đào tạo tính quyết đoán hiếm khi được sử dụng đơn lẻ mà thường được sử dụng như một khía cạnh của một chương trình trị liệu rộng rãi.
Mục tiêu[sửa]
Mục tiêu của đào tạo tính quyết đoán bao gồm:
- Sự hiểu biết về quyền lợi cá nhân được nâng cao;
- Phân biệt giữa tính không quyết đoán, tính quyết đoán, tính gây hấn và tính gây hấn thụ động;
- Học được các kỹ năng về tính quyết đoán thể hiện bằng ngôn ngữ có lời và phi ngôn ngữ. Các kỹ năng về tính quyết đoán bao gồm: nói “không”; yêu cầu giúp đỡ hoặc đưa ra đề nghị; bộc lộ những cảm xúc tích cực và tiêu cực; bắt đầu, tiếp tục và kết thúc cuộc trò chuyện, giao tiếp.
Phương pháp[sửa]
Đào tạo tính quyết đoán thường được thực hành trong các tình huống cụ thể mà khách hàng có tính cách đặc trưng thường hành xử không đúng cách, hoặc không quyết đoán, mang tính gây hấn hoặc gây hấn thụ động. Đào tạo tính quyết đoán sử dụng những bản tóm tắt/kiểm kê báo cáo về bản thân để đánh giá những câu trả lời thông thường của khách hàng đối với những tình huống đòi hỏi sự quyết đoán, đa số những bản tóm tắt/kiểm kê về tính quyết đoán nhất thời được xây dựng trở thành tình huống đặc trưng. Về hành vi, dù việc quan sát khách hàng trong các tình huống thực tế có vấn đề là đáng mong chờ, song việc đóng vai những tương tác không quyết đoán hoặc thụ động với nhà trị liệu cũng thường diễn ra. Nếu những đánh giá chỉ ra rằng khách hàng luôn thiếu quyết đoán, gây hấn hoặc gây hấn thụ động thì sau đó càng nhiều liệu pháp truyền thống được đề xuất. Tuy nhiên, nếu có những tình huống rắc rối cụ thể mà khách hàng có thể giải quyết với sự quyết đoán cao hơn, thì đó là lúc đào tạo tính quyết đoán được chỉ định. Khách hàng thường phản đối đào tạo tính quyết đoán bởi những cấm đoán về văn hóa, gia đình hay tôn giáo đối với tính quyết đoán. Những hạn chế này đòi hỏi phải được xem xét và thảo luận cẩn thận, nếu muốn đào tạo tính quyết đoán triển khai có hiệu quả. Không có một chương trình có công thức chung nào cho tất cả mọi người mang tên đào tạo tính quyết đoán . Những ưa chuộng mang tính cá nhân của các nhà trị liệu sẽ xác định quá trình điều trị. Tuy nhiên, năm phương pháp sau đây thường được áp dụng để tạo ra tính quyết đoán lớn hơn trong những tình huống cụ thể. Thứ nhất, học cách tiếp nhận phản hồi liên quan đến việc nâng cao tính quyết đoán qua việc làm mẫu và hướng dẫn hành vi. Tập trung vào những phần cấu thành tính quyết đoán qua lời nói, không qua lời nói, liên quan đến nhận thức và tác động lên cảm xúc. Thứ hai, tái tạo phản hồi bao gồm việc thể hiện những phản hồi mới sử dụng cách nhập vai, tập dượt hành vi hoặc luyện tập phản hồi. Thứ ba, xác định phản hồi sử dụng định hướng và củng cố hành vi mới với ý kiến phản hồi và sự hướng dẫn phù hợp. Thứ tư, tái cấu trúc nhận thức thách thức những niềm tin không hợp lý cản trở tính quyết đoán và thiết lập nhận thức thúc đẩy hành vi quyết đoán. Cuối cùng, hướng dẫn khái quát hóa liên quan tới nỗ lực thực hiện hành vi mới trong cơ thể và khuyến khích chuyển sang các tình huống mới. Các phương pháp ở trên vẫn được tiếp tục duy trì cho đến khi khách hàng biểu hiện ra tính quyết đoán phù hợp. Điển hình, đào tạo tính quyết đoán có năm bước:
- Nhận biết cảm xúc của bản thân (ví dụ: sự thất vọng);
- Nhận biết cảm xúc của người khác;
- Phản ánh cảm xúc của người khác;
- Thể hiện cảm xúc của bản thân;
- Yêu cầu một hành vi hay sự thay đổi hành vi từ người khác.
Những nghiên cứu đầu tiên về cơ sở lý thuyết của đào tạo tính quyết đoán đã thừa nhận hoặc kiềm chế phản hồi do sự lo lắng sinh ra hoặc sự thiếu hụt các kỹ năng phản hồi thiếu quyết đoán từ những người tham gia đào tạo tính quyết đoán . Những nghiên cứu hiện nay đã chứng minh được tầm quan trọng của những yếu tố về nhận thức và quá trình xử lý thông tin trong việc tạo lập các hành vi quyết đoán. Những nhận thức làm giới hạn tính quyết đoán bao gồm những niềm tin không hợp lý về tính thiếu quyết đoán, những tiêu chuẩn tự đánh giá bản thân nghiêm ngặt mà không phù hợp và những kỳ vọng sai lệch liên quan đến kết quả của hành động quyết đoán.
Nghiên cứu đào tạo tính quyết đoán hiện nay tập trung vào việc giảm thiểu những lo lắng ở những bệnh nhân tâm thần, cung cấp cách xử lý căng thẳng. Người ta áp dụng đào tạo tính quyết đoán trong môi trường học đường để giảm thiểu hành vi gây hấn, nâng cao đào tạo các kỹ năng xã hội, phát triển các chương trình giáo dục giới tính và nâng cao sự tự tin vào bản thân ở sinh viên đại học. Đào tạo tính quyết đoán cũng đang được tiến hành trong các chương trình Sức khỏe hành vi và Y học hành vi để giúp hạ huyết áp, dừng hút thuốc và kiểm soát cơn nóng giận.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Luft, J., The Johari window: A graphic model of awareness in interpersonal behavior, Human Relations Training News, 5 (1), 1961, pp. 6 - 7.
- Campbell, J. R., & Dunnette, M. D., The effectiveness of Tgroup experiences in managerial training and development, Psychological Bulletin, 70, 1968, pp. 73 - 104.
- Dunnette, M. D., & Campbell, J. P., Laboratory education: Impact on people and organizations, Industrial Relations, 8, 1968, pp. 1 - 45.
- Hand, H. H., Richards, M. D., & Slocum, J. W., Organizational climate and the effectiveness of a human relations training program, Academy of Management Journal, 16 (2), 1973, pp. 185 - 195.
- Goodstein, L. D., & Dovico, M., The rise and fall of the small group, Journal of Applied Behavioral Science, 15, 1979, pp. 320 - 328.