Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Chiến lược bảo vệ Tổ Quốc trên không gian mạng
Phiên bản vào lúc 15:25, ngày 3 tháng 11 năm 2022 của Deepmind (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “{{sơ}}'''Chiến lược bảo vệ Tổ Quốc trên không gian mạng''' là chiến lược quốc gia xác định mục tiêu, quan điểm, lực…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Chiến lược bảo vệ Tổ Quốc trên không gian mạng là chiến lược quốc gia xác định mục tiêu, quan điểm, lực lượng tiến hành nhằm bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc trên không gian mạng.

Nhiều quốc gia trên thế giới đều khảng định có chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc trên không gian mạng, nhưng lại chưa đạt được sự thống nhất trong quan điểm nhận thức về chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Nhận thức rõ về những mối đe dọa mới có tầm quan trọng và nguy hiểm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, nên đã ban hành luật hoặc văn bản dưới luật ở các quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng; thành lập các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng và tội phạm mạng.

Ở Việt Nam trong Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về Chiến lược bảo vệ Tổ Quốc trên không gian mạng nhằm khẳng định: Việt Nam có chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc trên không gian mạng; xác lập quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng trên cơ sở pháp luật Việt Nam và tuân thủ pháp luật quốc tế và huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Mục tiêu xây dựng không gian mạng quốc gia an toàn, lành mạnh, rộng khắp bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, góp phần bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bảo vệ vững chắc hệ thống không gian mạng quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ nền văn hóa Việt Nam trên không gian mạng.

Quan điểm Chiến lược bảo vệ Tổ Quốc trên không gian mạng, tăng cường giữ vững đoàn kết thống nhất trong Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố sự đồng thuận và lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ động ngăn ngừa làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước trên không gian mạng. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Xác lập quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, được quản lý theo phân cấp từ trung ương đến địa phương, mọi hành vi hoạt động trên không gian mạng đều được điều chỉnh, quy định bằng các văn bản pháp luật. Xây dựng, hình thành, cũng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân trên không gian mạng toàn diện, độc lập tự chủ, hiện đại. Xây dựng lực lượng tác chiến không gian mạng chính quy, tinh nhuệ và hiện đại. Sẵn sàng chiến đấu trong chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng. Xây dựng không gian mạng quốc gia an toàn, lành mạnh và rộng khắp, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng, phát triển bảo vệ nền văn hoá Việt Nam trên không gian mạng đậm đà bản sắc dân tộc. Phát triển mạnh mẽ về khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao về các lĩnh vực trên không gian mạng. Làm chủ công nghệ, tự sản xuất các trang thiết bị công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin viễn thông, duy trì hoạt động của mạng thông tin quốc gia một cách độc lập, tự chủ, an ninh, an toàn. Tăng cường quan hệ quốc phòng, quân sự, ngoại giao với các nước đối tác chiến lược, xây dựng lòng tin chiến lược để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Lực lượng tham gia Chiến lược bảo vệ Tổ Quốc trên không gian mạng là lực lượng tổng hợp trong thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng mà nòng cốt là lực lượng chuyên trách tác chiến không gian mạng thuộc Bộ Quốc phòng, an ninh mạng thuộc Bộ Công an, ngoài ra còn có Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ, các Bộ, Ngành chức năng trong việc thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Không gian mạng phát triển ngày càng mạnh mẽ tác động to lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, thể chế chính trị trong quá trình điều hành phát triển đất nước. Để nâng cao hiệu quả Chiến lược bảo vệ Tổ Quốc trên không gian mạng cần phải tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi thành phần lực lượng trong xã hội về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng. Tổ chức xây dựng lực lượng tác chiến không gian mạng theo hướng toàn dân, toàn diện, tinh nhuệ, hiện đại, tự lực tự cường. Nghiên cứu phát triển nghệ thuật tác chiến không gian mạng trong điều kiện mới. Phối hợp chặt chẽ với các bộ ban nghành có liên quan trong tác chiến không gian mạng. Tăng cường hợp tác quốc tế bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng. Đối với quân đội thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng là thực hiện một loại hình tác chiến chiến lược mới, với phương thức, hình thái chiến tranh mới.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Bộ Quốc phòng, Trung tâm Từ điển Bách khoa Quân sự, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
  2. Quốc Hội, Luật an ninh mạng, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội 2018.
  3. Quốc Hội, Luật An toàn thông tin mạng và pháp luật về phòng, chống khủng bố. Nxb, Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội 2018.
  4. Tạp chí quốc phòng toàn dân, TS NGUYỄN KIÊM VIỆN,“Mấy vấn đề về giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng trong quân đội hiện nay”.
  5. Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, Cổng thông tin điện tử Phú Thọ, 2018.
  6. Quân đội tham gia bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa trao đổi với báo chí bên lề Đại hội Đảng XIII.
  7. Đề tài cấp Bộ quốc phòng, nghiệm thu 2020: Tổ chức xây dựng hoạt động của lực lượng tác chiến Không gian mạng Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Bộ Tư lệnh 86.
  8. Đề tài cấp Bộ quốc phòng, nghiệm thu 2020: Phương thức tác chiến không gian mạng trong tình hình mới, của Viện Chiến lược Quốc phòng.
  9. Tạp chí chiến lược quốc phòng, số 19/2021, Đại tá, TS. NGUYỄN CÔNG XUÂN, Nâng cao hiệu quả tác chiến không gian mạng trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc.