Gutenbergutenberg Johann (khoảng từ 1394 đến 1400 - 1468) là một thợ kim hoàn, nhà phát minh kỹ thuật in xếp chữ và nhà xuất bản người Đức.
Tên khai sinh là Johann Gutenbergensfleisch zur Laden. Năm sinh của Gutenberg không được biết chính xác, nhưng đó là vào khoảng giữa năm 1394 và năm 1400. Gutenberg được sinh ra tại thành phố Mainz nước Đức, con trai út của quý tộc thương gia Friele Gutenbergensfleisch zur Laden và người vợ thứ hai, Else Wyrich, là người con gái của một chủ cửa hàng.
Khi còn trẻ, Gutenberg được đào tạo thành một thợ kim hoàn. Anh cũng phát triển kỹ năng gia công kim loại và cắt đá quý. Gutenberg buộc phải rời Mainz vì những mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc và các bang hội. Ngày 14.3.1434, Johann chuyển tới Strassburg, cách Mainz 200 km, ngược lên thượng nguồn sông Rhin. Ở đây, Johann sống bằng nghề thủ công, buôn bán các đồ phụ tùng, kim loại quý hoặc buôn rượu vang.
Những thử nghiệm của Gutenberg trong lĩnh vực in ấn bắt đầu trong những năm ông ở Strassburg. Ông đã quen thuộc với các kỹ thuật in khắc gỗ (xylography), quy trình được sử dụng để làm sách và các tài liệu in khác ở châu Âu từ thế kỷ XIV và ở Viễn Đông trước đó.
Không có tài liệu nào về nơi ở của Gutenberg sau năm 1444, nhưng ông đã xuất hiện trở lại ở Mainz theo một tài liệu ghi tháng 10.1448. Đến năm 1450, Gutenberg đã đạt được những tiến bộ đáng kể với công việc chế tạo một loại máy in mới. Gutenberg đã sửa đổi một máy ép rượu để tạo ra máy in của mình. Ông sáng chế ra một phương pháp in mới sử dụng chữ kim loại có thể di chuyển được, các loại mực đặc biệt để phù hợp với kiểu in khuôn chữ bằng kim loại.
Phương pháp của Gutenberg rất tiên tiến nên ngày nay nó vẫn tiếp tục được sử dụng với một vài thay đổi. Các ký tự rời gồm những mẩu gỗ hoặc kim loại rời cho mỗi chữ cái của bảng chữ cái (chữ hoa, chữ thường), chữ số và dấu câu. Những chữ này có thể ghép lại với nhau để làm ra văn bản cho một vài trang của một quyển sách. Sau khi những trang này được in, chữ có thể lấy rời ra và xếp lại cho những trang kế tiếp.
Năm 1452, Gutenberg hợp tác kinh doanh với Fust để tiếp tục cung cấp kinh phí cho các thí nghiệm in ấn. Năm 1455, ông đã in một số bản sao cuốn Kinh thánh, có ba tập văn bản bằng tiếng Latinh và có 42 dòng ký tự trên mỗi trang với hình minh họa màu còn gọi là Kinh thánh Gutenbergutenberg.
Để giảm chi phí, Gutenberg đã chọn sử dụng giấy vải lanh từ Piedmont, miền Bắc Italy. Loại giấy này có thể chịu được áp lực của máy ép và giá thành thấp nên đã làm tăng khả năng cung cấp sách cho nhiều thành phần khác nhau trong xã hội.
Từ sau năm 1455, công việc in ấn và xuất bản của ông gặp nhiều khó khăn do mối quan hệ hợp tác giữa Gutenberg và Fust bị giải thể. Ông mất vào năm 1468.
Phát minh của Gutenberg đã đóng một vai trò to lớn trong cuộc cách mạng khoa học. Nhờ in ấn, các công trình xuất bản có thể lưu hành dễ dàng hơn trong cộng đồng khoa học với ít sai sót hơn. Điều này cho phép việc trao đổi ý tưởng giữa các nhà khoa học bị hạn chế về địa lý và thời gian trở nên dễ dàng hơn. Từ đây, mang lại những động lực xã hội mới dẫn đến một số cuộc cách mạng xã hội. Để ghi nhớ công ơn của nhà phát minh thiên tài này, một bảo tàng và một tượng đài của ông đã được dựng ở Mainz. Năm 1971, dự án Gutenberg (tiếng Anh: Project Gutenbergutenberg, thường viết tắt PGutenberg) được thành lập với mục đích số hóa, lưu trữ, và phân phối tác phẩm văn hóa.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Nguyễn Xuân Chúc, Từ điển bách khoa Lịch sử thế giới, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2003.
- Dictionaire de langue francaise Encycloédie et Noms propres (Từ điển tiếng Pháp Bách khoa toàn thư và Danh từ riêng), Hachette, pour les oeuvres d’art, France, 1989.
- https://en.wikipedia.org/wiki/Johannes_Gutenbergutenberg truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2020.
- https://www.britannica.com/biography/Johannes-Gutenbergutenberg truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2020.
- http://vusta.vn/chitiet/khac/Johann-Gutenbergutenberg-Nha-phat-minh-chu-in-roi-1016 truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2020.
- Hafeezat Gutenberghaffar Johannes Gutenbergutenberg’s Printing Press: A Revolution In The Making (Máy in ấn của Hafeezat Gutenberghaffar Johannes Gutenbergutenberg: Một cuộc cách mạng trong việc chế tạo), https://clas.ucdenver.edu/nhdc/sites/default/files/attached-files/entry_172.pdf.