Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Châm cứu
Phiên bản vào lúc 15:07, ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Deepmind (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “{{sơ}}'''Châm cứu''' là một trong các phương pháp điều trị chính của Y học cổ truyền. Phương pháp này liên quan đến việ…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Châm cứu là một trong các phương pháp điều trị chính của Y học cổ truyền. Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng kim châm nhỏ, sắc để cắm vào các vị trí đặc biệt trên cơ thể (gọi là các huyệt). Quá trình này được tin là có thể điều chỉnh và làm thay đổi dòng năng lượng trong cơ thể khỏe mạnh hơn và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh và các trạng thái sức khỏe khác nhau.

Mục đích[sửa]

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo châm cứu là một biện pháp điều trị hiệu quả cho hơn 40 vấn đề y khoa bao gồm: dị ứng, các bệnh lý hô hấp, rối loạn tiêu hóa, các vấn đề về sinh dục, bệnh lý thần kinh và các rối loạn về mắt, mũi, họng và các bệnh lý của trẻ em. Châm cứu đã từng được sử dụng để điều trị nghiện rượu và lạm dụng các chất gây nghiện. Đây là phương pháp hiệu qủa và rẻ tiền để điều trị đau mạn tính như đau lưng, viêm khớp và được dùng điều trị bổ trợ cho Tây Y trong hóa trị và phẫu thuật. Châm cứu có hạn chế trong các bệnh lý cấp tính đang điều trị hoặc chấn thương đòi hỏi phải phẫu thuật hoặc cấp cứu.

Mô tả[sửa]

.

Nguồn gốc[sửa]

Châm cứu bắt nguồn từ thời đồ đá (trên 4000 năm trước Công nguyên). Theo nguyên từ ‘Acupunture’ tiếng La Tinh là Acus (nhọn), Punturus (điểm, dấu chấm), dùng vật nhọn đâm vào huyệt. Người xưa thoạt tiên dùng đá mài nhọn làm kim châm hoặc dùng xương để châm, hoặc tre vót nhọn. Khi loài người từ thời đồ đá chuyển sang thời đại đồ đồng thì kim bằng đồng, có diện tích mũi kim nhỏ cũng dần dần thay thế các kim bằng xương, tre, đá thô sơ. Hiện nay trên thế giới đang thông dụng các loại kim làm bằng những hợp chất kim loại không rỉ, có độ bền cao.

Các ý tưởng cơ bản của y học cổ truyền[sửa]

Y học cổ truyền xem cơ thể như một phần nhỏ của vũ trụ và chịu tác động của các qui luật của vũ trụ và nguyên lý của sự hòa hợp và cân bằng. Y học cổ truyền cho rằng vai trò của trạng thái cảm xúc và tinh thần tương đương với các cơ chế thể lực trong các quá trình bệnh, coi các yếu tố như công việc, môi trường, lối sống và mối quan hệ là nền tảng cho tổng thể sức khỏe nói chung. Trong khi y học hiện đại mô tả sức khỏe trên phương diện các quá trình thể chất có thể đo lường được qua các phản ứng hóa học, thì y học cổ truyền sử dụng các ý tưởng như âm và dương, hệ thống phủ tạng và ngũ hành để miêu tả sức khỏe và cơ thể.

Âm và dương

Theo triết lý y học cổ truyền thì vũ trụ và cơ thể có thể được mô tả bằng 2 thực thể riêng biệt nhưng có nguyên lý bổ trợ cho nhau là âm và dương. Không có cái gì tuyệt đối là âm hoặc dương mà là sự kết hợp của âm và dương. Hai nguyên lý đó luôn luôn tương tác với nhau, đối nghịch nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Mục tiêu điều trị của y học cổ truyền là không loại bỏ bất cứ cái nào, mà thay vào đó là sự cân bằng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa hợp.

Khí

Khí là năng lượng sống cơ bản của vũ trụ. Trong cơ thể, khí là sức sống không thể nhìn thấy, nhưng tạo ra và thúc đẩy sự sống. Tất cả mọi người sinh ra đều được di truyền một lượng khí từ bố mẹ và thu thập khí sau khi sinh ra. Mức độ và chất lượng khí của một người phụ thuộc vào trạng thái cân bằng của thể chất, tinh thần và cảm xúc. Khí di chuyển khắp cơ thể thông qua các đường kinh mạch.

Hệ thống phủ tạng

Trong hệ thống y học cổ truyền có 12 phủ tạng chính gồm: phế (phổi), đại trường (đại tràng), vị (dạ dày), tỳ (lách), tâm (tim), tiểu trường (tiểu tràng), bàng quang, thận, can (gan), đởm (túi mật), ngoại tâm mạc (màng ngoài tim) và tam tiêu đại diện cho toàn bộ thân mình. Mỗi phủ tạng đều có một năng lượng khí liên quan với nó và mỗi phụ tạng có tương tác với các cảm xúc đặc biệt trên góc độ tinh thần. Tương ứng với đó có 12 loại khí di chuyển trên 12 kinh mạch chính trong cơ thể. Các bác sĩ y học cổ truyền liên kết các triệu chứng với các phủ tạng. Đó là các triệu chứng do mất cân bằng âm dương hoặc do sự di chuyển của dòng khí không khỏe mạnh từ cơ quan này tới cơ quan khác.

Ngũ hành

Y học cổ truyền cho rằng thế giới và cơ thể được cấu tạo bởi 5 vật chất cơ bản: mộc, hỏa, thổ, kim và thủy. Các vật chất đó có kết nối lẫn nhau, mỗi vật chất hoặc là sinh ra nhau hoặc là kiểm soát nhau. Mỗi phủ tạng liên quan với một loại vật chất. Y học cổ truyền sử dụng các vật chất và phủ tạng để mô tả và điều trị các bệnh lý. Ví dụ, thận liên quan với thủy và tâm liên quan với hỏa và 2 tạng này có mối liên quan như thủy kiểm soát hỏa. Nếu thận yếu thì sau đó có thể có vấn đề về hỏa tương ứng trong tâm, do đó trong điều trì có thể châm cứu hoặc dùng thảo mộc để làm mát tâm và/hoặc làm tăng năng lượng cho hệ thống thận.

Các vấn đề y khoa và châm cứu

Trong y học cổ truyền, bệnh được xem là sự mất cân bằng trong hệ thống phủ tạng hoặc kinh mạch và mục tiêu của bất cứ biện pháp điều trị nào đều là hỗ trợ cơ thể tái lập lại trạng thái cân bằng. Bệnh có thể do các yếu tố nội tại, bên ngoài và các yếu tố khác kết hợp với nhau. Trong y học cổ truyền, không có hai bệnh giống nhau, như mỗi cá thể có một đặc trưng triệu chứng và sự cân bằng riêng. Sử dụng châm cứu để mở hoặc điều chỉnh dòng khí khắp hệ thống phủ tạng nhằm củng cố sức mạnh cho cơ thể và thúc đẩy nó tự chữa lành bệnh tật.

Gặp gỡ chuyên gia châm cứu

Chuyên gia châm cứu sẽ hỏi tiền sử y khoa và thăm khám để tìm ra các triệu chứng, quan sát lưỡi, mạch màu da, hành vi và các triệu chứng khác như ho hoặc đau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, chuyên gia sẽ châm cứu để kiểm soát khí trên các kinh mạch. Trên 12 kinh mạch đó có khoảng 2000 huyệt đạo có thể sử dụng để châm cứu, và có khoảng 200 huyệt đạo thường được sử dụng nhiều nhất. Trong điều trị, có thể sử dụng 1 đến nhiều kim châm, phụ thuộc vào số huyệt đạo được lựa chọn. Độ sâu của kim châm thay đổi, phụ thuộc vào kinh mạch đang được điều trị. Một số huyệt đạo nông ngay dưới da, một số lại sâu hơn. Châm kim nói chung không gây đau. Bệnh nhân thường thông báo cảm giác căng tức, tê và dễ chịu khi cơ thể trải qua quá trình châm cứu. Tùy thuộc bệnh, chuyên gia có thể vê kim hoặc di chuyển kim hoặc truyền dòng điện thông qua một số kim. Đôi khi có thể sử dụng phép cứu ngải, tức là đốt nóng một số thảo mộc (như ngải cứu) hương (nhang) trên các huyệt đạo hoặc đặt trên đốc kim châm, điều này được cho là có thể kích thích khí theo cách đặc biệt. Thời gian châm kim cũng không cố định. Một số bệnh nhân có thể chỉ cần châm nhanh và rút kim nhanh để giải quyết bệnh và bổ khí (tăng cường sức khỏe), trong khi đó một số bệnh cần phải lưu kim châm tới hàng giờ.

Thận trọng[sửa]

Châm cứu nói chung là một thủ thuật rất an toàn. Nếu bệnh nhân có sự nghi ngờ về một tình trạng bệnh thì có thể nhờ tư vấn từ nhiều thầy thuốc. Và bệnh nhân nên cảm thấy thoải mái và tin tưởng rằng các chuyên gia châm cứu có hiểu biết và được đào tạo bài bản.

Và các chấp thuận nói chung

Y học hiện đại chấp nhận châm cứu một cách chậm chạp mặc dù nhiều bác sĩ y khoa đang sử dụng nó. Hiệp hội y khoa Hoa Kỳ không xem xét châm cứu như một chuyên ngành. Lý do cho điều này là vì cơ chế của châm cứu rất khó để hiểu hoặc đo đạc. Y học hiện đại nhận thấy châm cứu có hiệu quả trong nhiều trường hợp, đặt ra giả thuyết rằng các đường kinh mạch thực sự là bộ phận của hệ thống thần kinh và châm cứu làm giảm đau do sự giải phóng endorphin hay các chất giảm đau tự nhiên vào trong dòng máu. Mặc dù khó hiểu, châm cứu vẫn đang tiếp tục thể hiện tính hiệu quả trong nhiều thử nghiệm lâm sàng từ giảm đau đến giảm nhẹ các triệu chứng của các bệnh lý mạn tính.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. American Association of Acupuncture and Oriental Medicine.

http:// www.aaaomonline.org/.

  1. North American Society of Acupuncture and Alternative Medicine.

http://www. Nasa-altmed.corn.

  1. Trường đại học y Hà Nội, Bài giảng y học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2004.
  2. Trịnh Thị Diệu Thường, Y học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2020.