Cục quản lý môi trường, Bộ Y tế
Phiên bản vào lúc 16:47, ngày 25 tháng 9 năm 2022 của Diemquynh834 (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “{{sơ}}'''Cục quản lý môi trường, Bộ Y tế''' là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, có 02 chức năng chính: một là tham mưu, g…”)
Cục quản lý môi trường, Bộ Y tế là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, có 02 chức năng chính: một là tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về các lĩnh vực vệ sinh sức khỏe môi trường; vệ sinh chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; vệ sinh sức khỏe trường học; vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và phòng chống thương tích; quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế theo quy định của pháp luật; hai là có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ, quyền hạn:
- một là xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn, các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực vệ sinh sức khỏe môi trường; vệ sinh chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; vệ sinh sức khỏe trường học; vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và phòng chống thương tích; quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế theo quy định của pháp luật
- hai là xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về lĩnh vực được phân công, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo, tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện sau khi được phê duyệt; ba là chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội
- bốn là chỉ đạo, hướng dẫn công tác vệ sinh sức khỏe môi trường, vệ sinh chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt
- năm là chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh trong việc bảo quản, quàn ướp, mai táng, hỏa táng, di chuyển thi thể, hài cốt theo quy định của pháp luật; * sáu là chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện hoạt động vệ sinh sức khỏe trường học
- bảy là chỉ đạo, hướng dẫn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và phòng chống thương tích
- tám là chỉ đạo, hướng dẫn bảo vệ môi trường trong các hoạt động y tế
- chín là chỉ đạo, hướng dẫn việc quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
- mười là chỉ đạo, hướng dẫn việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động sức khỏe đối với các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật
- mười một là chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật, đào tạo, huấn luyện về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo đúng quy định của pháp luật
- mười hai là thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo đúng quy định của pháp luật
- mười ba là tổ chức thực hiện công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật
- mười bốn là thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật
- mười lăm là quản lý nguồn kinh phí các dự án và nguồn tài trợ cho các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Cục; quản lý biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc Cục; quản lý tài sản và các nguồn khác theo quy định của pháp luật
- mười sáu là thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng Bộ Y tế giao.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- https://vihema.gov.vn/gioi-thieu.
- Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.
- Nghị định số 22/2010 NĐ-CP ngày 09/3/2010 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ.