Mục từ này đã đạt chất lượng ở mức sản phẩm bước đầu của Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam giai đoạn 1
Máy quay phim
Phiên bản vào lúc 15:15, ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Deepmind (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “{{sơ}}'''Máy quay phim''' (hay ''Máy quay, camera, máy ghi hình, máy ảnh'', tiếng Anh ''Camera'') là dụng cụ quang học được sử dụ…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Máy quay phim (hay Máy quay, camera, máy ghi hình, máy ảnh, tiếng Anh Camera) là dụng cụ quang học được sử dụng để ghi lại hình ảnh, với tên gọi đầy đủ là “Máy quay phim kết hợp” (Camcorder) là một thiết bị kỹ thuật điện tử có chức năng hỗ trợ thu nhận hình ảnh động (24 hình/ giây)* và âm thanh.

Về cơ bản, máy quay là các hộp kín (thân máy) có một lỗ nhỏ (khẩu độ) cho phép ánh sáng để ghi lại ảnh trên bề mặt nhạy sáng (thường là phim hoặc cảm biến kỹ thuật số). Máy quay có nhiều cơ chế khác nhau để kiểm soát ánh sáng tiếp xúc với bề mặt của cảm biến ánh sáng.

Trong máy quay, ống kính sẽ làm nhiệm vụ tập trung ánh sáng, từ đó kích thước của khẩu độ có thể được mở rộng hoặc thu hẹp để cho nhiều hoặc ít ánh sáng vào máy, và cơ chế màn trập xác định thời gian bề mặt cảm biến khi tiếp xúc với ánh sáng.

Máy quay phim ngày nay có rất nhiều hình dạng và kích cỡ phù hợp với nhiều tình huống khác nhau. Máy quay phim có thể bao gồm từ các thiết bị nhỏ để bỏ túi đến những thiết bị có khối lượng lớn cần nhiều người hỗ trợ. Máy quay phim có nhiều loại như: máy quay phục vụ nhu cầu người tiêu dùng cơ bản (du lịch, gia đình, v.v.), nhu cầu công nghiệp và chuyên nghiệp. Thông thường, chất lượng sản phẩm của máy quay phim tùy thuộc vào yêu cầu, chức năng và khả năng kiểm soát của chiếc máy đó. Sử dụng một máy quay là cách phổ biến được người dung sử dụng để tạo ra một sản phẩm hình ảnh (video). Tuy nhiên, với những sản phẩm hình ảnh chuyên nghiệp, hai hoặc nhiều máy quay có thể kết hợp để tạo ra các góc nhìn khác nhau.

Những máy quay thường được trang bị bộ phận lưu trữ bên trong. Bộ phận lưu trữ đó có thể sử dụng băng ghi hình, ổ đĩa định dạng cao (DVD), thẻ nhớ dung lượng lớn, hoặc ổ cứng lưu trữ. Máy quay phim còn có thể kết nối với nhiều các thiết bị khác thông qua dây nối hoặc thông qua đường truyền không dây. Các thiết bị được kết nối có thể không cần bộ phận lưu trữ, vì phục vụ mục đích cho hệ thống với nhiều máy quay.

Máy quay phim đóng vai trò rất lớn trong lĩnh vực điện ảnh và lĩnh vực giải trí hiện nay, do đó, chế tạo một máy quay phim sẽ tập trung nhiều vào khả năng kiểm soát và di chuyển thiết bị. Chất lượng một sản phẩm điện ảnh không chỉ dừng lại ghi được những khung hình sắc nét nhất, đó còn là kiểm soát những khu vực cần được làm mờ hoặc có thể tiếp cận những góc quay độc đáo. Hiện nay, một số máy quay phim với kết nối tự động, đã góp phần tạo nên những thước phim trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt mà con người không thể tiếp cận.

Các tín hiệu video[sửa]

Trên các định dạng chuẩn video, ta đều thấy có các con số như chuẩn I, chuẩn P, các con số đó giúp xếp loại các movies theo số dòng quét theo chiều cao (vertical scan) trong độ phân giải (ngang x cao) của khung hình movies. Tất cả các HD movies đều có tỷ lệ khung hình (aspect ratio) 16: 9 nên

- 720p sẽ có resolution là 1280x720

- 1080i/p sẽ có resolution là 1920x1080

Các chữ p, i liên quan đến phương pháp vẽ lại, trình diễn một khung hình (frame). "I" viết tắt từ Interlace (đan xen, xen kẽ) là kỹ thuật vẽ một frame trong hai lần (mỗi lần đều từ trên xuống và từ trái qua). Lần thứ nhất vẽ các dòng quét lẻ (1, 3, 5...) và lần thứ hai vẽ các dòng quét chẵn (2, 4, 6...) để hoàn thành 1 frame. "P" viết tắt của Progressive (noninterlaced) (tuần tự, tịnh tiến). Với Progressive các dòng quét sẽ thực hiện liên tục từ trên xuống và từ trái qua (1, 2, 3, 4, 5...).

Do đó, với Interlace sẽ phục vụ cho những đường truyền video có bang thông hạn chế hoặc thấp, và ngược lại Progressive sẽ hỗ trợ cho những đường truyền video có bang thông cao.

Khung/hình trên giây là tốc độ ghi hình của máy quay có thể ghi tổng số hình trên một giây (frame per second: fps), thông thường là 24 hình/s với những sản phẩm video thông thường trên truyền hình và với 30 khung hình trên giây được gọi là thời gian thực, di chuyển thực. Với lượng khung hình trên giây càng lớn thì thông tin cần xử lý càng cao, vì vậy tài nguyên hệ thống và bộ nhớ lưu trữ cũng cần nhiều hơn.

Các ký hiệu và định nghĩa liên quan tới máy quay phim:

  • Khẩu độ: Khả năng mở tấm chắn sáng bên trong ống kính, cho phép ánh sáng vào cảm biến máy quay.
  • Cảm biến CCD: là một cảm biến hình ảnh được sử dụng trong hầu hết các máy quay phim, sử dụng nhiều năng lượng.
  • Cảm biến CMOS: cũng là một cảm biến hình ảnh được sử dụng cho các máy quay, tiết kiệm năng lượng cho thời gian quay/chụp lâu hơn.
  • Độ sâu của trường ảnh: Khoảng cách giữa các vật thể gần nhất và xa nhất trong tiêu điểm.
  • Thu phóng kỹ thuật số: là cách máy quay thay đổi độ xa gần của chủ thể, có thể ảnh hưởng tới độ sâu của trường ảnh. Với chủ thể được phóng to, chất lượng của chủ thể đó có thể cũng bị ảnh hưởng.
  • Dolly: là thiết bị có bánh xe được sử dụng để di chuyển máy quay phim một cách mượt mà trong khi quay, để giới thiệu toàn diện góc hình của chủ thể

.

  • f-Stop: Điểm dừng f quy định lượng ánh sáng được phép đi qua ống kính máy quay, bằng cách thay đổi kích thước của tấm chắn mà ánh sáng đi qua.
  • Độ dài tiêu cự: Một phép đo quang học cho ống kính, khoảng cách giữa tâm quang của thấu kính và cảm biến hình ảnh.
  • Iris: Là bộ phận gần tương đồng với khẩu độ, nó giống như thành phần trung tâm của ống kính có thể điều chỉnh. Thành phần này được điều chỉnh mở hoặc đóng dựa trên lượng ánh sáng cần thiết để ảnh lúc ghi hình chất lượng nhất.
  • Prime lens: ống kính có một tiêu cự hay còn gọi là ống kính cố định (fix), không thể thay đổi tiêu cự của ống kính đó, ví dụ: ống kính cố định tiêu cự 35mm, 50mm, 85mm…
  • Ống kính có tiêu cự thay đổi: loại ống kính này giúp thay đổi tiêu cự ở các dải khác nhau, ví dụ: ống kính 18-55mm, có nghĩa tiêu cự của ống kính có thể thay đổi được từ 18mm tới 55mm.
  • Ống kính tele: là ống kính có tiêu cự ở mức độ thu phóng lớn, ví dụ: ống kính 200-400mm.
  • Chân máy: là một thiết bị hỗ trợ cho máy quay phim có thể cố định khi quay không bị rung lắc

Lịch sử hình thành và phát triển[sửa]

Sự ra đời của máy quay phim kết hợp còn được đánh dấu bằng những mốc lịch sử quan trọng với từng bước phát triển nhanh chóng.

Năm 1982, nhà sản xuất SONY cho ra thị trường BETACAM – máy quay phim kết hợp cao cấp với ưu điểm di chuyển dễ dàng hơn do không phải kết nối hữu tuyến với máy ghi băng. Năm 1983, SONY vẫn chiếm lĩnh hầu hết thị trường khi chế tạo thành công BETAMOVIE, tuy nhiên chiếc máy quay của chúng ta vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc phục như kích thước vẫn còn lớn khi sử dụng phải vác trên vai, không có khả năng tua ngược băng hay phát lại băng, chưa được trang bị màn hình điện tử chỉ có ống ngắm quang học. Năm 1990, lịch sử của máy quay lại phát theo một xu hướng mới, giờ đây các máy được sản xuất ra được trang bị nhiều khả năng tiên tiến hơn đặc biệt là về tính năng chụp ảnh tĩnh và trang bị microphone theo máy từ loại microphone một kênh (Camcorder Analog) tới hai kênh (Camcorder Digital) hơn nữa là tính năng thu nhận âm thanh vòng (Camcorder DVD). Băng mini DV, Digital 8 hay đĩa DVD cũng bắt đầu được sử dụng (khoảng cuối những năm 90) với nhiều ưu điểm vượt trội như nhỏ gọn, tiện sử dụng, chất lượng hình ảnh và âm thanh cũng tốt hơn nhiều so với trước

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Blain Brown, “Cinematography”, Focal Press - USA, 2012
  2. Joseph V. Mascelli, “The five C’s of cinematography - Motion picture filming techniques”, Silman-James Press - LOS ANGELES, 1998
  3. Gerald Millerson and Jim Owens, “Video Production Handbook”, 4th edition, Elsevier Inc, 2008.