Hệ thống phản ứng khẩn cấp thông minh (tiếng Anh Smart Emergency Response System - SERS) là cơ sở hạ tầng truyền thông được thiết kế để trợ giúp các trường hợp khẩn cấp.
Tính cấp thiết[sửa]
Lí do[sửa]
Lí do cần hệ thống này: với sự gia tăng nhu cầu về an ninh cá nhân, các hệ thống phản ứng khẩn cấp thông minh đáp ứng người dùng về
(i) Phát hiện xâm nhập;
(ii) Giám sát các đối tượng. Tăng cường việc áp dụng các hệ thống phản ứng khẩn cấp thông minh trong công tác quản lý dự án có vai trò thúc đẩy thị trường ứng dụng.
Yêu cầu[sửa]
Tuy nhiên, để hệ thống này phát triển, cần:
(i) Tăng cường nhận thức tại các khu vực kinh tế đang phát triển;
(ii) Tiảm chi phí lắp đặt;
(iii) Quy định thuận lợi của chính phủ đối với hệ thống ứng phó khẩn cấp.
Hình thức[sửa]
Hình thức của các hệ thống này:
(i) Báo cáo phân đoạn thị trường hệ thống phản ứng khẩn cấp thông minh trên cơ sở loại sản phẩm, công nghệ truyền thông, ngành dọc và địa lý. Trên cơ sở loại sản phẩm, nó được chia thành phát hiện và báo cháy, liên lạc và nhập giọng nói, bảo mật và kiểm soát truy cập và các loại khác;
(ii) Trên cơ sở các công nghệ truyền thông, hệ thống thể hiện qua điện thoại vệ tinh, các cổng sẵn sàng cho phương tiện giao thông, radar phản ứng khẩn cấp và các loại khác;
(iii) Theo ngành dọc, nó được phân loại thành năng lượng và tiện ích, dịch vụ tài chính ngân hàng và bảo hiểm, sản xuất, y tế và khoa học đời sống, chính phủ và quốc phòng, viễn thông và công nghệ thông tin, khách sạn, và các ngành khác;
(iv) Theo địa lý, nó được phân tích trên khắp Bắc Hoa Kì, Châu Âu, Châu Á - Thái Bình Dương.
Khái niệm về quản lý khẩn cấp[sửa]
Quản lý khẩn cấp là việc:
(i) Tổ chức và quản lý các nguồn lực và trách nhiệm giải quyết tất cả các khía cạnh nhân đạo trong các trường hợp khẩn cấp;
(ii) Chuẩn bị, ứng phó và phục hồi, để giảm tác hại của tất cả các mối nguy, kể cả thiên tai. Tổ chức Y tế Thế giới xác định trường hợp khẩn cấp là trường hợp quốc gia khi các thủ tục bình thường bị gián đoạn, và các biện pháp trước mắt cần được thực hiện để ngăn chặn tình trạng đó biến thành thảm họa.
Quản lý khẩn cấp gồm:
1. Kế hoạch cho hệ thống phản ứng khẩn cấp thông minh. Cần xây dựng một kế hoạch hành động tốt để giảm thiểu các kết quả và hậu quả của bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào. Theo thời gian, và nhiều dữ liệu trở nên có sẵn, thường là thông qua các nghiên cứu về các tình huống khẩn cấp khi chúng xảy ra. Sự phát triển các kế hoạch khẩn cấp là một quá trình theo chu kỳ, phổ biến đối với nhiều nguyên tắc quản lý rủi ro;
2. Sức khỏe và an toàn đối với người lao động. Dọn dẹp khi khôi phục thảm họa liên quan đến nhiều mối nguy hiểm nghề nghiệp. Thường những nguy cơ này càng trầm trọng thêm do điều kiện môi trường địa phương do thiên tai;
3. Kế hoạch hành động khẩn cấp. Một tài liệu bằng văn bản về những hành động mà người sử dụng lao động và nhân viên nên làm khi đáp ứng với tình huống khẩn cấp.
4. Kiểm soát nguy hiểm. Người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm soát rủi ro bằng cách (i) loại bỏ hoặc thay thế; (ii) loại bỏ nguy cơ tại nơi làm việc. Kiểm soát kỹ thuật (i) thay đổi cách thực hiện nhiệm vụ, để giảm xác suất phơi nhiễm; (ii) trang bị thiết bị bảo vệ cá nhân;
5. Đào tạo cho hệ thống phản ứng khẩn cấp thông minh. Các kế hoạch và thủ tục quản lý khẩn cấp phải bao gồm việc xác định các nhân viên được đào tạo phù hợp chịu trách nhiệm ra quyết định khi xảy ra trường hợp khẩn cấp;
6. Các biện pháp chuẩn bị hệ thống phản ứng khẩn cấp thông minh. Có nhiều hình thức khác nhau, từ việc tập trung vào từng cá nhân, địa điểm hoặc sự cố để mở rộng quy hoạch dự phòng;
7. Nguyên tắc hệ thống phản ứng khẩn cấp thông minh. Trong năm 2007, người ta đã nhất trí về các nguyên tắc sẽ được sử dụng để hướng dẫn xây dựng một học thuyết quản lý khẩn cấp như: toàn diện, dự phòng, tích hợp, hợp tác, linh hoạt, chuyên nghiệp…
Hạ tầng[sửa]
Hạ tầng đối với hệ thống phản ứng khẩn cấp thông minh: tận dụng các ưu thế thông tin kịp thời của không gian mạng. Các robot trên mặt đất và trên không, các loại cảm biến tiên tiến, chó tìm kiếm và cứu hộ, thông tin liên lạc điện tử kết hợp hệ thống mạng máy tính máy tính sẽ tạo thành một hệ thống tổng hợp trong một khuôn khổ phối hợp và thích ứng để ứng phó khẩn cấp thông minh. Điều này bao gồm sự phối hợp của các cá nhân tình nguyện hỗ trợ hoặc cung cấp các nguồn lực cần thiết, và tích hợp các nỗ lực của họ với những người phản hồi và cơ quan đầu tiên được thành lập. Tất cả được kích hoạt bởi các công cụ truyền thông đương đại, như điện thoại thông minh, và phương thức kết nối mạng xã hội và tìm nguồn cung ứng đám đông, kết hợp với các cải tiến công nghệ cho phép giao tiếp mạng ngay cả khi cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ích lợi[sửa]
Trong các toàn xã hội[sửa]
Hệ thống phản ứng khẩn cấp thông minh có nhiều lợi ích bổ sung cho xã hội con người:
- Tạo ra cơ hội việc làm mới cho các cựu chiến binh trở về cũng như những người thất nghiệp khác, để hoàn thành các nhiệm vụ từ xa trong môi trường xa xôi hoặc nguy hiểm, sử dụng phương thức viễn thông;
- Thúc đẩy các cơ hội cho các nhà thiết kế ứng dụng, nhà phát triển và doanh nhân cơ sở để phát triển các mô hình kinh doanh mới trong truyền thông, vận hành và tối ưu hóa chuỗi cung ứng;
- Công nghệ tự động hóa, robot và người máy từ xa trong các hệ thống phản ứng khẩn cấp thông minh dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng năng suất của con người. Đặc biệt lưu ý là khả năng cung cấp các cơ hội mới để làm sạch ô nhiễm, giảm dấu chân môi trường, vận chuyển và giao hàng với chi phí giảm.
Tại bệnh viện[sửa]
Nỗi lo chung của các bệnh viện hiện nay là thường bị động khi xảy ra các sự cố gây mất an ninh, trật tự trong bệnh viện mặc dù đã tăng cường lực lượng bảo vệ bệnh viện. Với việc triển khai hiệu quả hệ thống phản ứng khẩn cấp sự cố an ninh, trật tự trong bệnh viện, có tên là “Code Grey”, cho phép bệnh viện tự tin và luôn ở thế chủ động, kịp thời ngăn chặn các nhóm người quá khích, có hành vi gây rối an ninh, trật tự trong bệnh viện. Đặc điểm chính của hệ thống phản ứng khẩn cấp giải quyết sự cố an ninh, trật tự trong bệnh viện đó là khi kích hoạt “Code grey”, thì ngay lập tức các lực lượng được phân công nhiệm vụ từ bảo vệ đến các nhân viên chuyên trách an ninh, trật tự trong bệnh viện, cho đến sự chi viện và hỗ trợ kịp thời của công an địa phương sẽ nhanh chóng có mặt tại hiện trường và ngăn chặn kịp thời các vụ gây rối an ninh, trật tự trong bệnh viện.
- Điểm ấn tượng đầu tiên đó là sự phân quyền của lãnh đạo cho tất cả nhân viên bệnh viện khi phát hiện dấu hiệu nguy cơ gây mất an ninh, trật tự trong bệnh viện đều có quyền kích hoạt hệ thống “Code grey” và quy trình phản ứng khẩn cấp giải quyết sự cố an ninh, trật tự trong bệnh viện được phổ biến đến tất cả các khoa, phòng trong toàn bệnh viện;
- Điểm ấn tượng thứ hai chính là sự phân công và phối hợp hành động nhịp nhàng của đội an ninh, trật tự của bệnh viện khi nhận được tín hiệu báo động “Code grey”. Các nhân viên chuyên trách công tác an ninh, trật tự của bệnh viện khi nhận được thông báo từ tổng đài có trách nhiệm đến ngay hiện trường và thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự theo sự phân công trong kế hoạch đã được phổ biến trước đó.
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Britannica, Britannica Concise Encyclopedia, Ed. Encyclopedia Britannica, 2006.
- Ravi Kishore Kodali, Shishir Kopulwar, Smart emergency response system, DOI: 10.1109/ TENCON.2017.8227953, 2017
- Justyna Zander et als., Cyber-physical Systems can Make Emergency Response Smart, Procedia Engineering, Vol. 107, 2015