Mục từ này cần được bình duyệt
Luật dân sự
Phiên bản vào lúc 16:55, ngày 9 tháng 12 năm 2020 của Minhpc (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “{{mới}} , một lĩnh vực pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

, một lĩnh vực pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh giữa các cá nhân (công dân, người nước ngoài có quốc tịch và người không có quốc tịch), pháp nhântrong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

Thuật ngữ LDS xuất phát từ “jus civile” trong luật La Mã. Luật dân sự là có thể được định nghĩa và giải thích ở các cách tiếp cận khác nhau: với nghĩa là một lĩnh vực pháp luật (pháp luật dân sự), là một môn khoa học pháp lí (khoa học luật dân sự) hoặc là một môn học. Khoa học luật dân sự nghiên cứu các quy phạm pháp luật dân sự, việc chấp hành, thực hiện, áp dụng, sử dụng các quy phạm pháp luật dân sự. Khoa học luật dân sự không đồng nghĩa với luật dân sự thực định.

Luật dân sự bao gồm các nhóm quy phạm (chế định) điều chỉnh các nhóm quan hệ dân sự có tính chất tương đồng. Hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của các cá nhân và pháp nhân tạo thành hệ thống pháp luật dân sự. Các quy phạm pháp luật dân sự nằm trong nhiều văn bản pháp luật; được hệ thống hóa và quy định chủ yếu (nhưng không chỉ) trong Bộ luật Dân sự. Ở nhiều nước, LDS được coi là luật chung trong lĩnh vực luật tư và là một phần quan trọng của luật tư.

Thông thường, LDS được phân chia thành hai phần lớn: Phần chung và Phần riêng.

Phần chung của LDS Việt Nam bao gồm các quy định ghi nhận sự công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm của Nhà nước bằng Hiến pháp và pháp luậtcác quyền dân sự của cá nhân, tổ chức; các quy định về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; nhiệm vụ của luật dân sự; nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật và các quy phạm xã hội trong mối quan hệ với Bộ luật Dân sự; chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự; nhiệm vụ của luật dân sự; quan hệ pháp luật dân sự; căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền dân sự; thực hiện và bảo vệ quyền dân sự; chủ thể quan hệ pháp luật dân sự; giao dịch dân sự; đại diện; thời hạn và thời hiệu.

Phần riêng của LDS Việt Nam bao gồm các quy định chủ yếu: quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản; Nghĩa vụ và hợp đồng; Thừa kế; Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Tài liệu tham khảo:

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Tập I, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2018.

2. 2.Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên),Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2017.

3. Анисимов А. П., Козлова М. Ю., Рыженков А. Я. Гражданское право. Особенная часть. Учебник для СПО. В 2-х томах. Том 1. М.: Юрайт, 2019. 352 с.

4. Белов В. А. Гражданское право. В 4 томах. Том 3. Особенная часть. Абсолютные гражданско-правовые формы. В 2 книгах. Книга 1. Формы отношений принадлежности вещей. Учебник. М.: Юрайт, 2017. 320 с.