Mục từ này cần được bình duyệt
Rô bốt công nghiệp
Phiên bản vào lúc 17:33, ngày 8 tháng 12 năm 2020 của Minhpc (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “{{mới}} (Robot) Rô bô hoặc Rô bốt, Rô-bốt: là hệ thống gồm máy móc và phần mềm được thiết kế, xây dựng và lập tr…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

(Robot)

Rô bô hoặc Rô bốt, Rô-bốt: là hệ thống gồm máy móc và phần mềm được thiết kế, xây dựng và lập trình để tự động thực hiện một số nhiệm vụ đề ra. Các Rô bốt được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y sinh, quân sự…

Rô bốt là một tác nhân cơ khí, nhân tạo, thường là một hệ thống cơ khí-điện tử. Với sự xuất hiện và chuyển động của mình, Rô bốt gây cho người ta cảm giác rằng nó có giác quan giống như con người. Từ "robot" thường được hiểu với hai nghĩa: Rô bốt cơ khí và phần mềm tự hoạt động. Bằng cách mở rộng, ngành rô bốt là ngành kỹ thuật liên quan đến thiết kế, xây dựng và hoạt động của rô bốt.

Khái niệm con người nhân tạo trước đó đã được lịch sử ghi lại, nhưng từ rô bốt hiện đại có nguồn gốc từ từ "Robota" trong tiếng Sec (Czech) có nghĩa là "lao động cưỡng bức" hay "nô lệ", được sử dụng trong vở kịch Karel Čapek R.U.R. (1920). Theo đó, rô bốt được con người tạo ra, bị chủ sở hữu nhà máy khai thác một cách nhẫn tâm cho đến khi chúng nổi dậy và hủy diệt nhân loại.

Từ rô bốt tic xuất hiện lần đầu tiên trong truyện khoa học viễn tưởng của Isaac Asimov có tên Runaround (1942). Cùng với những câu chuyện về rô bốt của Asimov sau đó, người ta đã đưa ra tiêu chuẩn mới liên quan đến những vấn đề kỹ thuật và xã hội mà rô bốt thông minh trong tương lai có thể gặp phải. Runaround cũng đề cập ba Luật nổi tiếng được thể hiện như sau:

1. Robot không được gây thương tích cho con người, hoặc cần phải hành động để giúp cho con người không bị tổn thương.

2. Robot phải tuân thủ các lệnh do con người đưa ra trừ khi các lệnh đó trái với Luật thứ nhất.

3. Robot phải bảo vệ sự tồn tại của chính mình miễn là việc bảo vệ đó không mâu thuẫn với Luật thứ nhất hoặc thứ hai.

Ngày nay trong ngành công nghiệp, người ta đã chế tạo ra các rô bốt có hành vi linh hoạt và một số đặc điểm giống con người. Robot công nghiệp cố định đầu tiên là một cánh tay nâng vật nặng bằng thủy lực điều khiển bằng điện tử có thể lặp lại các chuỗi chuyển động tùy ý. Nó được kỹ sư người Mỹ George Devol chế tạo vào năm 1954 và được công ty Unimation phát triển. Năm 1959, một mẫu thử nghiệm của Unimate đã được sử dụng trong một nhà máy đúc khuôn General Motors (GM) ở Trenton, New Jersey. Năm 1961 Công ty Condec (sau khi mua lại công ty Unimation) đã cung cấp rô bốt hàng đầu thế giới cho nhà máy GM, thay thế con người trong việc tháo và xếp các bộ phận kim loại nóng từ máy đúc khuôn. Những cánh tay rô bốt tiếp tục được phát triển và bản quyền được bán cho những nhà máy khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là những nhà máy trong ngành sản xuất ô tô.

Nhiều cánh tay điện tử tiên tiến hơn được điều khiển bằng máy tính đã được phát triển vào cuối những năm 1960 và 1970 tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và tại Đại học Stanford. Victor Scheinman của Stanford, làm việc với Unimation, đã thiết kế cánh tay đầu tiên được sử dụng trong công nghiệp, được gọi là PUMA (loại máy đa năng có thể lập trình được để lắp ráp). Chúng đã được sử dụng từ năm 1978 để lắp ráp các bộ phận nhỏ của ô tô như bảng chỉ báo hoạt động của ô tô và đèn ô tô. PUMA đã được bắt chước và nhân rộng đủ các cỡ lớn và nhỏ, vẫn còn được sử dụng đến ngày nay trong công việc lắp ráp ánh sáng trong ngành điện tử và các ngành công nghiệp khác.

Tương lai rô bốt

Nhiều công ty đang chế tạo ra các rô bốt không những sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y học, quân sự…mà còn phục vụ cho con người, có thể tương tác với mọi vật xung quanh, nhận ra các đối tượng thông thường và thực hiện các công việc đơn giản mà không cần có sự cài đặt chuyên biệt. Có thể đến khoảng năm 2020 quá trình này sẽ tạo ra "rô bốt đa năng" có khả năng thực hiện hầu hết các công việc thông thường. Với sự gia tăng năng lực tính toán, dự kiến đến năm 2030, các rô bốt thế hệ thứ hai có trí tuệ giống như trí tuệ của loài chuột. Bên cạnh các chương trình ứng dụng, các rô bốt này có thể lưu trữ một bộ phần mềm "mô-đun hài hòa" tạo tín hiệu tăng cường tích cực hoặc thụ động để linh hoạt xử lý các tình huống xuất hiện trong thực tiễn.

Đến khoảng năm 2040, nhờ năng lực tính toán lớn của máy tính, con người sẽ tạo ra những con rô bốt thế hệ thứ ba có trí tuệ giống với loài khỉ. Chúng có thể phân biệt các tính chất vật lý bao gồm hình dạng, trọng lượng, cường độ, kết cấu và có khả năng xử lý tình huống bất kỳ. Những rô bốt như vậy sẽ học hỏi và phát triển tư duy từ những khóa huấn luyện để có thể hiểu được các khái niệm về thể chất, văn hoá và tâm lý. Ngoài ra, các rô bốt cũng sẽ được huấn luyện để có thể nhận thức các kiến thức về văn hoá, các yếu tố tâm lý bao gồm các mục tiêu, niềm tin, cảm xúc và sở thích.

Vào giữa thế kỷ 21, các rô bốt thế hệ thứ 4 có thể xuất hiện với sức mạnh tinh thần giống như con người có khả năng phân tích và tổng hợp các sự việc. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng những rô bốt này sẽ là kết quả của việc kết hợp các chương trình lý luận mạnh mẽ vào các máy tính thế hệ thứ ba. Những con rô bốt thế hệ thứ 4 có học thức, có thể trở thành những người có khả năng trí tuệ cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.britannica.com/technology/robot-technology

https://www.britannica.com/biography/Karel-Capek#ref234198