Mục từ này cần được bình duyệt
Hội nghị truyền hình
Phiên bản vào lúc 17:33, ngày 8 tháng 12 năm 2020 của Minhpc (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “{{mới}} (Video Conferencing) Xây dựng một môi trường trong dó hai người hay nhiều hơn tại các địa điểm khác nhau, có thể t…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)

(Video Conferencing)

Xây dựng một môi trường trong dó hai người hay nhiều hơn tại các địa điểm khác nhau, có thể thấy mặt và trao đổi với nhau theo thời gian thực.

Ý tưởng về việc có thể vừa trò chuyện với nhau vừa nhìn thấy nhau trong kỹ thuật điện thoại thấy hình xuất hiện lần đầu vào năm 1920 tại phòng thí nghiệm Bell của Mỹ. Tới năm 1980 hội nghị truyền hình thực sự mới được thử nghiệm tai công ty AT&T. Với sự tiến bộ của công nghệ điện tử viễn thông và thông tin trong việc thu, truyền và phát hình ảnh cùng tiếng nói, ngày nay hội nghị truyền hình đã được thực hiện khá phổ biến với các mức độ khác nhau về chất lượng và quy mô: Giữa hai người cố định hoặc di đông, giữa hai nhóm người trong hai phòng và giữa những nhóm người tại những địa điểm khác nhau.

Để tạo lập được cuộc hội nghi truyền hình cần có các thiết bị như sau:

Máy thu hình (camera hay Webcam) dùng để thu hình ảnh và tài liệu biến chúng thành tín hiệu điện.

Thiết bị hiện ảnh như màn hình TV, máy tính, biến các tín hiệu điện nhận được thành hình ảnh và tài liệu.

Ống phóng thanh (micrô) dùng chuyển âm thanh thành tín hiệu điện.

Loa hoặc tai nghe dùng để chuyển tín hiệu điện thành âm thanh.

Bộ mã hóa và giải mã dùng để chuyển tín hiệu điện thành tín hiệu số và thưc hiện nén ở phần mã hóa và ngược lại ở phần giài mã. Đây thường được coi là trái tim và khối óc của hệ thống.

Phần điều khiển đa điểm khi muốn hội nghị truyền hình ở nhiều địa điểm khác nhau.

Mạng truyền thông tin có dây hoặc không dây đề truyền tín hiệu số đến các địa điểm khác nhau.

Để nâng cao chất lượng và tiện lợi trong quá trình sử dụng, có thể thêm các phần như bộ khuếch đại, bộ khử tiếng vang, các thiết bị ngoại vi khác như máy tính, bộ điều khiển từ xa v.v.

Với các cá nhân và nhóm nhỏ có thể dùng Skype. Đó là một phần của Microsoft, một chương trình máy tính cung cấp các dịch vụ dùng giao thức thoại qua Internet (VoIP). Chỉ cần máy tính kết nối internet hoặc điện thoại thông minh … với Skype có thể thực hiện cuộc gọi có hình, chat, gửi tập tin, hình ảnh giữa hai người hoặc nhóm người miễn phí hoặc giá rẻ ở khắp mọi nơi với chất lượng tốt.

Tại Việt Nam, hội nghị truyền hình được ứng dụng khá phổ biến từ việc điều hành của chính phủ, hoạt động của các công ty, trong lĩnh vực y tế, giáo dục v.v. Hiện tại việc cung cấp và thực hiện các giải pháp toàn bộ cho kỹ thuật loại này có nhiều cơ sở thưc hiện như Cypress com, Vidyo conference FPT… Đại học Quốc Gia Hà Nội thực hiện việc dậy học từ xa năm 2005 hiện nay thường xuyên có lớp học thày tại Pháp, Nhật, Úc dạy sinh viên, học viên cao học tại Việt Nam và ngược lại, hội đồng bảo vệ luận văn với sinh viên tại Việt Nam, các thày hội đồng tại nước ngoài.

Dưới đây là ảnh một lớp cao học theo chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp tại trường Đại học Công nghệ ĐHQG Hà nội theo kiểu hội nghị truyền hình.

Ảnh do Phòng nghiên cứu khoa học & và hợp tác quốc tế trường ĐHCN cung cấp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Encyclopedia Britanica online

2. Introduction to video conferencing TANDBERG.com

3. VNtelecom.org

4. Trung tâm máy tính trường ĐHCN