Mục từ này cần được bình duyệt
Nikolay Nikolayevich Bogolyubov
Phiên bản vào lúc 15:41, ngày 11 tháng 11 năm 2020 của Minhpc (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “{{mới}} (1909-1992) (Никола́й Никола́евич Боголю́бов) nhà Toán học và Vật lý lý thuyết thiên tài người Nga…”)

(1909-1992) (Никола́й Никола́евич Боголю́бов)

nhà Toán học và Vật lý lý thuyết thiên tài người Nga nổi tiếng thế giới. Ông sinh 21.8.1909 tại Nizhny Novgorod, Liên Bang Nga và mất 13.2.1992 ở tuổi 83.

Vs. N.N. Bogoliubov là nhà khoa học hàng đầu của Liên bang CHXHCN Xô Viết (Liên Xô). Ông là người lập nền móng cho sự phát triển nhiều hướng nghiên cứu mới và có nhiều đóng góp cơ bản trong các lĩnh vực khoa học: Toán học, Lý thuyết trường lượng tử, Vật lý thống kê, Vật lý siêu dẫn và Siêu chảy, Cơ học phi tuyến, Động học các hệ phức tạp v.v

Thiên tài của Ông bộc lộ rất sớm. Năm 1919, gia đình Ông chuyển đến ngôi làng Velikaya Krucha ở vùng Poltava, Ukraine, nơi Nikolay Bogoliubov bắt đầu học vật lý và toán học. Hai năm sau, gia đình Ông chuyển đến Kiev. Tại đây, Ông tham dự các hội thảo nghiên cứu tại Đại học Kiev và sớm bắt đầu làm việc dưới sự giám sát của nhà toán học đương đại nổi tiếng Nikolai Krylov. Ông công bố bài báo khoa học đầu tiên năm 1924 ở tuổi 15. Năm 1930, ở tuổi 21 Ông đã được trao bằng TSKH (học vị khoa học cao nhất của Liên Xô thời bấy giờ). Ông được bầu làm Viện sỹ thông tấn năm 1946 và từ năm 1953 là Viện sỹ của Viện HLKH Liên Xô. Ông đã công bố hơn 500 công trình khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Rất nhiều định lý & thuật ngữ khoa học mới ra đời ghi nhận những cống hiến của Ông như: định lý Bogoliubov về bờ của cái nêm, định lý Bogoliubov - Parasyuk, định lý Krylov - Bogoliubov, hệ phương trình động học Bogoliubov, điều kiện nhân quả Bogoliubov, biến đổi Bogoliubov, tích nội Bogoliubov, định lý Krylov – Bogoliubov, sơ đồ tái chuẩn hóa Bogoliubov-Parasiuk-Hepp-Zimmermann.

N. N. Bogoliubov còn là nhà tổ chức nghiên cứu khoa học, nhà sư phạm lớn. Ông thành lập và lãnh đạo bộ phận Vật lý lý thuyết tại Viện toán học Steklov (1947 – 1969). Gần một phần tư thế kỷ (1966 - 1988) Ông là Giám đốc Viện nghiên cứu hạt nhân quốc tế Dubna (JINR Dubna) nổi tiếng. Trường phái khoa học do Ông sáng lập đã có ảnh hưởng lớn không những trong nước mà còn làm rạng danh nền khoa học Xô viết trên trường quốc tế. Các cộng tác viên, học trò của Ông trong nước và quốc tế nhiều người là các nhà khoa học danh tiếng, VS Viện HLKH Liên Xô như Y.A. Mitropolski, D. Shirkov (Vs. Viện HLKH Nga), N. V. Hiệu (Việt Nam, Vs nước ngoài của Viện HLKH Liên Xô)…Ông đã được bầu chọn là Viện sỹ Viện HLKH của nhiều nước như Viện HLKH Mỹ (1959), Viện HLNT&KH Mỹ (1960);Viện HLKH: Bungaria (1961), Balan (1962), CHDC Đức (1966), Hungaria (1970),VHLKH Heidenberg (1968), Tiệp khắc (1980), Ấn độ (1983), Mông cổ (1983)…và Tiến sỹ danh dự của nhiều trường đại học nổi tiếng như Allahabad (India,1967), Berlin (Đức,1960), Chicago (USA,1967), Turin (Italy,1969)…

Với những cống hiến to lớn cho sự phát triển khoa học của Liên Xô và Thế giới, Ông đã được trao nhiều Giải thưởng và Huân chương cao quý của: i/Liên Xô: hai Giải thưởng Stalin (1947, 1953), Giải thưởng Quốc gia (1984), Giải thưởng Lênin (1958), hai lần Anh hùng lao động XHCN (1969, 1979), sáu lần được nhận Huân chương Lênin (1953, 1959, 1967, 1969, 1975, 1979), hai lần Huân chương Lao động Cờ đỏ (1948, 1954), Huân chương danh dự (1944), Huân chương vàng Lavrent'ev (1983), Huân chương Cách mạng tháng Mười (1984), Huân chương vàng Lomonosov (1985), Huân chương vàng Lyapunov (1989); ii/Quốc tế: Giải thưởng của Viện HLKH Bologna (1930), Giải thưởng Heineman về Toán - Lý (Hội Vật lý Mỹ, 1966). Huân chương vàng Helmholtz (Viện HLKH CHDC Đức, 1969), Huân chương Max Planck (Đức, 1973), Huân chương vàng (Viện HLKH Slovakia, 1974), Huân chương vàng Benjamin Franklin (USA, 1974), Giải thưởng Karpinski (Đức, 1981), Giải thưởng Dirac (1992).

BẠCH THÀNH CÔNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. P.S. Aleksandrov, V.S. Vladimirov, M. A. Lavrent’ev, A.A. Logunov, Uspekhi Mat. Nauk 34: 5 (1979) 3-11.

2. A.A. Abrikosov, V. A. Ambartsumyan, A.M. Baldin, N.G. Basov, V.S. Vladimirov, A.V. Gaponaov-Grekhov, A.M. Kurbatov, A. A. Logunov, M. A. Markov, Yu. A. Osi’pyan, A.N. Tavkhelidze, I.M. Khalatnikov, and D.V. Shirkov, Uspekhi. Fiz. Nauk 159 (1989) 715-716.

3. A. N. Bogoliubov, “N. N. Bogoliubov: K 100-letiyu so dnya rozhdeniya”, (tiếng Nga), Joint Institute for Nuclear Research, 2009.